Giá trị của hòa bình

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị ngoại giao 32, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: Có thể nói, chưa bao giờ vị thế, uy tín và hình ảnh một nước Việt Nam độc lập, tự chủ, phát triển năng động, là bạn bè thuỷ chung, chân thành, là đối tác tin cậy, là thành viên tích cực và có trách nhiệm lại nổi bật trên trường quốc tế như hiện nay. (Ảnh: TTXVN).
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị ngoại giao 32, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: Có thể nói, chưa bao giờ vị thế, uy tín và hình ảnh một nước Việt Nam độc lập, tự chủ, phát triển năng động, là bạn bè thuỷ chung, chân thành, là đối tác tin cậy, là thành viên tích cực và có trách nhiệm lại nổi bật trên trường quốc tế như hiện nay. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Gần 50 năm kể từ đại thắng mùa Xuân 1975 và 70 năm từ ngày Điện Biên Phủ làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, sống giữa hòa bình, độc lập nhắc nhở chúng ta về sự hy sinh, mất mát nhưng đồng thời cũng khơi dậy khát vọng cống hiến, xây dựng đất nước hùng cường, để xứng đáng với bao lớp người đã không tiếc máu xương làm nên Tổ quốc.

“Không có gì quý hơn độc lập, tự do”

Những ngày tháng Tư lịch sử, khi cả dân tộc Việt Nam đang hân hoan chào mừng 49 năm Ngày thống nhất đất nước thì ở nhiều nơi trên thế giới, người dân vẫn sống trong cảnh chiến tranh. Từng đi qua chiến tranh, chịu nhiều mất mát, đau thương do chiến tranh và sự bao vây, cấm vận của thế kỷ trước, hơn ai hết, mỗi người Việt Nam thấu hiểu và trân trọng giá trị của hoà bình, hợp tác và phát triển.

Gần nửa thế kỷ trôi qua, đất nước ta đã liền một dải, nhưng dấu tích và nỗi đau chiến tranh vẫn còn hiện hữu. Hoài niệm về ngày thống nhất đất nước là dịp để mỗi chúng ta có thêm bản lĩnh, trách nhiệm và niềm tin để vượt qua thử thách, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Với tinh thần “gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai”, bằng sự kiên trì, cố gắng và nỗ lực không mệt mỏi, Việt Nam đã biến thù thành bạn, chuyển đối đầu thành đối thoại, vừa hợp tác, vừa đấu tranh và được bạn bè quốc tế xem là hình mẫu của hợp tác, khắc phục và hoà giải sau chiến tranh vì sự phát triển, thịnh vượng chung của các bên.

Nói về sự linh hoạt, sáng suốt trong đường lối lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta thời gian qua, không thể không nhắc đến bài học và kinh nghiệm quý báu trong chiến lược và sách lược chống giặc ngoại xâm. Nếu như thắng lợi oanh liệt của Chiến dịch Điện Biên Phủ là thắng lợi của đường lối chính trị, quân sự tài tình, đúng đắn, sáng tạo của Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó điểm nổi bật là chuyển phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang thực hiện “đánh chắc, tiến chắc”, thì chiến thắng vẻ vang của cuộc tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân 1975 là tinh thần “thần tốc và táo bạo”.

Các thế hệ người Việt Nam đã nỗ lực xây dựng nền tảng cho hòa bình

Phát biểu tại Diễn đàn cấp cao với chủ đề “Văn hóa Hòa bình: Tầm quan trọng của công lý, bình đẳng và sự bao trùm đối với thúc đẩy xây dựng hòa bình” do Ðại hội đồng Liên hợp quốc tổ chức vào tháng 9/2022, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, Ðại sứ Ðặng Hoàng Giang nhấn mạnh: Là một nước trải qua chiến tranh để bảo vệ độc lập, chủ quyền, Việt Nam đặc biệt trân trọng giá trị của hòa bình và ổn định. Các thế hệ người Việt Nam đã nỗ lực xây dựng nền tảng cho hòa bình, thông qua thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia.

Trong bức Điện khẩn ngày 7/4/1975, Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã truyền đạt mệnh lệnh ngắn gọn: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa. Táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ từng phút, từng giờ, xốc tới miền Nam. Quyết chiến và quyết thắng…”. Tinh thần ấy được coi là kim chỉ nam để các cánh quân của ta “chuyển như lũ dông, bão cuốn” tiến thẳng vào sào huyệt của kẻ thù. Để rồi sau ba mươi năm chiến đấu trường kỳ, gian khổ, non sông Việt Nam đã vang lên ca khúc khải hoàn: “Cả Việt Nam tiến công, cả miền Nam nổi dậy/Dồn dập tim ta trăm trận thắng tưng bừng” (“Toàn thắng về ta” - Tố Hữu).

Nhưng nguyên nhân cốt lõi để có được chiến thắng ấy là khát vọng cháy bỏng của cả dân tộc được Chủ tịch Hồ Chí Minh truyền tải qua Lời kêu gọi chống Mỹ cứu nước ngày 17/7/1966: “… Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Đến ngày thắng lợi, Nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!”. Lời kêu gọi thiêng liêng của Bác là lời hiệu triệu toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đoàn kết một lòng, vượt qua mọi thử thách, nhất tề xông lên. Vì khát vọng “không có gì quý hơn độc lập, tự do”, nhiều tấm gương sáng ngời chủ nghĩa yêu nước đã đi vào lịch sử, nhiều cái chết đã trở thành bất tử để làm nên một “dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ”, “Bởi anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm/Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tiến công” (“Dáng đứng Việt Nam” - Lê Anh Xuân).

Chiến thắng lịch sử của Chiến dịch Hồ Chí Minh mùa Xuân năm 1975 là mốc son chói lọi, đánh dấu cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi hoàn toàn. Đó còn là thắng lợi của chủ nghĩa yêu nước và lương tri thời đại, Nhân dân Việt Nam đã thực hiện được mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

“Xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”

Tuổi trẻ Điện Biên đón cựu chiến binh thăm lại chiến trường xưa. (Ảnh: baodienbienphu.com.vn)

Tuổi trẻ Điện Biên đón cựu chiến binh thăm lại chiến trường xưa. (Ảnh: baodienbienphu.com.vn)

Sau gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực. Kinh tế Việt Nam đã hội nhập mạnh mẽ với khu vực và thế giới. Đặc biệt, trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19, trong bối cảnh kinh tế thế giới phải đối mặt với những thách thức lớn, nhiều nước có tăng trưởng âm, lạm phát gia tăng… thì năm 2022, tăng trưởng GDP toàn quốc của Việt Nam vẫn đạt 8,02%, cao nhất trong giai đoạn 2011 - 2022. Năm 2023, Việt Nam tiếp tục là điểm sáng của kinh tế toàn cầu; được nhiều tổ chức quốc tế uy tín ghi nhận. Người đứng đầu Đảng ta - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nhiều lần khẳng định: Có thể nói, chưa bao giờ vị thế, uy tín và hình ảnh một nước Việt Nam độc lập, tự chủ, phát triển năng động, là bạn bè thủy chung, chân thành, là đối tác tin cậy, là thành viên tích cực và có trách nhiệm lại nổi bật trên trường quốc tế như hiện nay.

Có được những thành quả đó là nhờ môi trường hòa bình và ổn định chính trị của Việt Nam được xây dựng từ lòng tin yêu của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước - nền tảng vững chắc để đất nước phát triển và hội nhập sâu rộng. Tuy nhiên, chúng ta tuyệt đối không được chủ quan, tự mãn với những kết quả, thành tích đã đạt được. Bởi, trước mắt vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức phải vượt qua và rất nhiều việc phải làm.

“Trong thời gian tới, tình hình thế giới và khu vực dự báo sẽ còn tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường. Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, song cũng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức mới… Các nước lớn sẽ tăng cường điều chỉnh chiến lược, lôi kéo, tập hợp lực lượng, vừa hợp tác, thỏa hiệp, vừa đấu tranh, kiềm chế lẫn nhau và can dự, chi phối nội bộ nước khác. Nhiều “điểm nóng” về an ninh tiếp tục tồn tại, có nguy cơ lan rộng, làm xuất hiện các hình thái chiến tranh, loại hình tác chiến, không gian chiến lược mới” - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32, diễn ra vào tháng 12/2023.

Chính vì thế, chúng ta cần thường xuyên theo dõi sát các diễn biến và dự báo đúng chiều hướng phát triển của tình hình bên ngoài và nhất là đánh giá thật đúng các tác động đến Việt Nam để không bị động, bất ngờ và luôn luôn bình tĩnh, nắm bắt thời cơ, thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ mà như Đại hội XIII của Đảng đã đề ra: Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển...

Bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ hòa bình, ổn định chính trị là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta trong tình hình mới để đất nước vững bước tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa. Muốn hoà bình, ổn định để phát triển thì phải “trong ấm, ngoài êm”. Cùng với công tác đối ngoại mềm dẻo, sáng tạo, linh hoạt, mang bản sắc “ngoại giao cây tre”; công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng cũng phải làm quyết liệt trên tinh thần “không vùng cấm, không ngoại lệ”, phải triệt tận gốc nạn tham ô, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, từ đó nâng cao uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam trên trường quốc tế… Giữ được hòa bình, ổn định chính trị, vừa giúp chúng ta phát triển kinh tế - xã hội, qua đó còn đẩy lùi những luận điệu xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị…

Để xứng đáng và tri ân những hy sinh lớn lao mà bao thế hệ cha anh đã ngã xuống vì nền độc lập - tự do của dân tộc, nhiệm vụ của thế hệ hôm nay và mai sau không chỉ là gìn giữ mà còn phải phát triển những giá trị của hòa bình trong điều kiện mới để đất nước ta sớm sánh vai với các cường quốc năm châu, như mong ước của Bác: “Đến ngày thắng lợi, Nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!”.

Đất nước trọn niềm vui!

Gần nửa thế kỷ kể từ ngày 30/4/1975 - Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đúng 70 năm kể từ ngày Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi (7/5/1954 - 7/5/2024). Đó là những mốc son chói lọi trong lịch sử giữ nước của dân tộc. Những ngày này, khi người người đang sống lại những ngày tháng hào hùng của đất nước lại càng là lúc nhắc nhở giá trị của hòa bình, độc lập, thống nhất!

Bạn đọc đang cầm trên tay số báo gộp của Pháp luật Việt Nam (số 121 - 126), kỷ niệm những ngày lễ lớn của dân tộc với những bài viết đặc sắc với chủ đề “Đất nước trọn niềm vui” cùng lời chúc Quý bạn đọc có một kỳ nghỉ lễ an vui. Ngày 6/5/2024, Báo Pháp luật Việt Nam quay trở lại phục vụ bạn đọc. PLVN

Đọc thêm

Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ báo công và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương đọc Lời báo công dâng Bác. Ảnh: An Đăng/TTXVN
Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, sáng 14/12, tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ báo công dâng Bác. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó  Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì buổi lễ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.