Các đại biểu cắt băng khai mạc Triển lãm “Giang sơn Việt Nam trên Cửu Đỉnh”.
0:00 / 0:00
0:00
Nam miền Bắc
Nữ miền Bắc
Nữ miền Nam
Nam miền Nam
(PLVN) - Trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 30 năm Quần thể Di tích Cố đô Huế và 20 năm Nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO vinh danh là Di sản Văn hóa Thế giới, sáng 16/6, tại Hiển Lâm Các (di tích gắn liền với sự tồn tại của Cửu Đỉnh và Thế Miếu), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức khai mạc Triển lãm “Giang sơn Việt Nam trên Cửu Đỉnh”.
Cửu Đỉnh - chín cái đỉnh bằng đồng - là biểu tượng cho quyền lực, sự chính thống, mong muốn trường tồn của vương triều Nguyễn, thể hiện sự hiểu biết sâu sắc của người Việt xưa về đất nước, về vạn vật xung quanh.
Cửu Đỉnh được khởi công đúc từ tháng 12 năm 1835, hơn một năm sau thì hoàn thành. Tháng 3 năm 1837 (tháng Giêng năm Minh Mạng thứ 18), triều đình tổ chức lễ tạ và đặt Cửu Đỉnh ở phía trước Thế Tổ Miếu cho đến tận ngày nay. Mỗi đỉnh đúc nổi 17 hình ảnh trang trí mang đề tài hình cây cỏ, muông thú, cảnh vật, địa danh và 2 chữ Hán mang tên đỉnh.
Cửu Đỉnh - chín cái đỉnh bằng đồng là biểu tượng cho quyền lực, sự chính thống, mong muốn trường tồn của vương triều Nguyễn.
Các hình đúc nổi trên mỗi đỉnh được bố trí lần lượt theo 3 hàng quanh thân đỉnh và đều có tên chữ Hán kèm theo. Các hoa văn trang trí này thể hiện sự đa dạng, phong phú về kiểu thức và chủ đề trang trí, thể hiện một cách tổng quát các hình ảnh của vũ trụ, sinh vật, thực vật, địa danh sông núi, đồ tạo tác...
Hình ảnh được lựa chọn để thể hiện trên Cửu Đỉnh cũng có thể coi là một bộ bách khoa toàn thư sống động về đất nước Việt Nam thời bấy giờ. Trong đó 34 hình ảnh các địa danh nổi tiếng, trải dài trên lãnh thổ đất nước được chạm khắc hết sức tinh tế thể hiện một cái nhìn tổng thể, một bức tranh toàn cảnh của giang sơn Việt Nam thống nhất.
Du khách tham quan triển lãm “Giang sơn Việt Nam trên Cửu Đỉnh”.
Về mục đích để đúc Cửu Đỉnh, vua Minh Mạng đã ra dụ rằng: “Đỉnh là để tỏ ra ngôi vị đã đúng, danh mệnh đã tụ lại. Thực là đồ quý trọng ở nhà tôn miếu. Xưa các minh vương đời tam đại lấy kim loại do các quan mục bá chính châu dâng cống, đúc 9 cái đỉnh để làm báu vật truyền lại đời sau. Nay muốn phỏng theo đời xưa; đúc 9 cái đỉnh để nhà Thế Miếu. Đó là để tỏ ý mong rằng muôn năm bền vững, dõi truyền đời sau”.
Cửu Đỉnh được đặt trước sân Thế Tổ Miếu (bên trong Hoàng Thành Huế).
Với những giá trị lớn lao về văn hoá, lịch sử và là đỉnh cao của kỹ thuật chế tác, năm 2012, Cửu Đỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật Quốc gia. Hiện nay, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã hoàn thành việc xây dựng hồ sơ di sản tư liệu cho Cửu Đỉnh và đã đệ trình UNESCO công nhận Cửu Đỉnh là Di sản Tư liệu Thế giới.
(PLVN) - Tập quán văn hóa và tín ngưỡng Lễ Cúng rừng của người Mông và Nghệ thuật trình diễn dân gian Khắp Cọi của người Tày ở Yên Bái được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.
(PLVN) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) vừa có các Quyết định công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với lễ hội truyền thống điện Huệ Nam và Nghề thủ công truyền thống làm bún Vân Cù (Thừa Thiên Huế).
(PLVN) - Sáng 7/12, tại Phủ Chính (thuộc di tích kiến trúc Nghệ thuật Phủ Dầy), thôn Tiên Hương, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, Hội di sản tín ngưỡng thờ Mẫu tỉnh Nam Định tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2024-2027
(PLVN) - Trong buổi đầu khẩn hoang, lập nghiệp tại phương Nam, những cư dân của đất Đồng Nai vẫn không quên tạo lập nên những cơ sở tín ngưỡng cộng đồng để đáp ứng nhu cầu tinh thần và tâm linh. Mỗi thôn, ấp đều có một ngôi đình, tọa lạc ở khu trung tâm, ở đầu làng - một dấu ấn xác định sự hình thành cộng đồng làng xã của người Việt từ hơn ba trăm năm trước.
(PLVN) - Sản phẩm gốm mỹ thuật Biên Hoà rất đa dạng và phong phú với góc độ nghệ thuật cao, đặc biệt là các tượng Phật hoặc hình tượng tranh Tứ Quý, Tứ Bình, Tứ Thời, Bát Tiên hoặc tranh dân gian. Hàng ra lò xuất cảng qua Pháp, Mỹ và không ít nước khác, bởi gốm mỹ nghệ Biên Hoà được nhiều nơi trên thế giới ưa chuộng, nhờ sắc thái men trầm lắng, đậm nét cổ kính phương Đông
(PLVN) - Không phụ lòng mong chờ, chương trình nghệ thuật đặc sắc đêm khai mạc lễ hội Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 10- 2024 tối 5/12 đã mang đến cảm giác mãn nhãn cho của du khách, người dân xứ sở ngàn hoa. Theo Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hoà Bình, lễ hội là cơ hội để du khách trong nước và quốc tế đến trải nghiệm những giá trị văn hóa - du lịch độc đáo, riêng có của Đà Lạt...
(PLVN) - Biệt thự cổ của đốc phủ Võ Thanh Hà được xây dựng cách đây hơn 102 năm là nơi lưu giữ những giá trị về lịch sử khẩn hoang của vùng đất Biên Hòa. Được coi là biệt thự cổ đẹp nhất Đồng Nai, đây không chỉ là di sản của dòng họ, căn nhà còn có giá trị văn hóa khi nằm trong cụm làng nghề truyền thống có tuổi đời trên 300 năm, đặc biệt là làng nghề đá Bửu Long.
(PLVN) - Bờ xe nước sông Trà - biểu tượng độc đáo của người dân xứ Quảng vẫn được ông Mai Văn Quýt (78 tuổi, ngụ thôn Thống Nhất, xã Tịnh Ấn Tây, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) cần mẫn tái hiện.
(PLVN) - Tại Lễ hội Đền Đức ông Hoàng Cần, (huyện Tiên Yên,) Lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Ninh đã trao bằng của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Nghệ thuật trình diễn dân gian hát Sọong Cô của dân tộc Sán Dìu tỉnh Quảng Ninh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Do tuổi cao sức yếu, nghệ nhân “thiên cổ đệ nhất trà” Nguyễn Thị Dần đã qua đời ở tuổi 101. Cụ từng là người cao tuổi nhất làm nghề ướp trà sen ở Quảng An, Tây Hồ.
(PLVN) - Tôn Thất Thuyết sau khi sang Trung Quốc cầu viện không thành, biết tin Vua Hàm Nghi bị bắt, ông đã ở lại đất khách. Ông mất năm 1913, tại quê người, không một lần trở về cố hương.
(PLVN) - Tối 28/11, tại tỉnh Hà Tĩnh tổ chức khai mạc Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh. Với sự tham gia của các đoàn nghệ thuật các tỉnh: Nghệ An, Bắc Ninh, Phú Thọ, Quảng Nam, Lâm Đồng và Hà Tĩnh.
(PLVN) - Tối 27/11, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với tỉnh Nghệ An tổ chức Chương trình nghệ thuật cầu truyền hình trực tiếp "Đôi bờ ví, giặm" mở đầu chuỗi hoạt động Festival "Về miền ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản" nhân kỷ niệm 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
(PLVN) - Hệ thống nhà vườn, nhà rường cổ là tài sản quý giá góp phần tạo nên đặc trưng văn hóa Huế. Trải qua hàng trăm năm chịu tác động từ thời tiết, thiên tai; kiến trúc một số nhà vườn, nhà rường cổ xuống cấp nghiêm trọng. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp bảo tồn đang được triển khai.
(PLVN) - Trong những năm gần đây, các bảo tàng, di tích lịch sử đã trở thành một điểm hẹn mới đầy hấp dẫn của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Điều này cho thấy dấu hiệu tích cực sau các nỗ lực đổi mới, áp dụng công nghệ kỹ thuật của các bảo tàng, khu di tích.
(PLVN) - Trong guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại, có một điều tưởng chừng như đơn giản nhưng lại trở thành xa xỉ: một bữa cơm gia đình đúng nghĩa. Đó là lúc mọi người quây quần bên nhau, không công việc, không điện thoại, chỉ có sự chia sẻ, tiếng cười, và tình cảm chân thành.
(PLVN) - Giữa thăng trầm của cuộc sống, có một nghệ nhân vẫn lặng lẽ, bền bỉ giữ gìn và truyền lại những tinh hoa của loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc này, đó là nghệ nhân dân gian Mã Văn Trực – người không chỉ đam mê hát Then, đàn Tính mà còn xem đây là sự nghiệp cả đời, là trách nhiệm và tình yêu với văn hóa dân tộc.
(PLVN) - Điện Thái Hòa (Đại Nội Huế) - ngôi điện biểu trưng quyền lực của triều đại nhà Nguyễn đã được Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế trùng tu với kinh phí gần 130 tỷ đồng và dự kiến công trình sẽ mở cửa đón khách tham quan vào cuối tháng 11/2024.