Triển khai thuế tối thiểu toàn cầu: Bình Dương tìm cách “giữ chân” nhà đầu tư

Trung tâm điều hành thông minh tỉnh Bình Dương. (Ảnh: Sở KH&ĐT tỉnh Bình Dương)
Trung tâm điều hành thông minh tỉnh Bình Dương. (Ảnh: Sở KH&ĐT tỉnh Bình Dương)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Chỉ còn ít tuần nữa, Việt Nam chính thức tham gia “sân chơi” thuế suất tối thiểu toàn cầu. Làm gì để giữ chân nhà đầu tư (NĐT) đang là mối quan tâm của nhiều địa phương, nhất là các địa phương đang thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài (FDI) như Bình Dương.

Đồng hành, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Sở KH&ĐT tỉnh Bình Dương và Viện Quản trị Chính sách và Chiến lược phát triển (thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam - VUSTA) vừa phối hợp tổ chức “Hội nghị Xúc tiến đầu tư - Chiến lược phát triển FDI Bình Dương bối cảnh Việt Nam thực thi thuế suất tối thiểu toàn cầu (TTTC)”.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (ĐTNN - Bộ KH&ĐT), hiện Bình Dương đang là địa phương đứng thứ 2 cả nước về thu hút đầu tư FDI với hơn 4.000 dự án đang hoạt động với tổng số vốn đăng ký đạt hơn 40 tỷ USD, chiếm khoảng 9% tổng vốn đầu tư FDI của cả nước.

Báo cáo của Sở KH&ĐT Bình Dương cho biết, chỉ riêng 3 quý đầu năm 2023, địa phương này đã thu hút vốn FDI đạt gần 1,3 tỷ USD; dự tính hết nhiệm kỳ, con số này có thể đạt khoảng 13,2 tỷ USD.

Để thu hút vốn FDI theo hướng chất lượng, Bình Dương đang hỗ trợ thực hiện những giải pháp đồng bộ về phát triển hạ tầng giao thông logistic, chất lượng nguồn nhân lực. “Bình Dương ưu tiên thu hút đầu tư các dự án có sử dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, có giá trị cao, có tác động lan tỏa, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Đồng thời, có mức độ kết nối, thu hút và chuyển giao công nghệ của khu vực FDI đến khu vực đầu tư trong nước cao. Qua đó, góp phần nâng cao giá trị gia tăng nội địa, sức cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam nói chung và nói riêng trong chuỗi giá trị toàn cầu…” - ông Nguyễn Văn Dành, Phó Chủ tịch tỉnh Bình Dương chia sẻ.

Theo Giám đốc Sở KH&ĐT tỉnh Bình Dương Phạm Trọng Nhân, đơn vị sẽ tiếp tục đồng hành cùng cộng đồng DN, kịp thời tháo gỡ các khó khăn nội tại cũng như thường xuyên, liên tục lắng nghe các phản ánh, góp ý, từ đó tổng hợp và đề xuất chính sách nhằm tiếp tục nâng cao vị thế tỉnh nhà trong khu vực và trên thế giới, là nơi để NĐT an tâm tiếp tục mở rộng sản xuất và cũng là nơi NĐT lựa chọn hàng đầu khi đến Việt Nam tìm hiểu môi trường, hợp tác kinh doanh.

Nhận diện thách thức

Với việc triển khai thuế TTTC từ 01/01/2024, ngoài chính sách chung, theo các chuyên gia, các địa phương cần chủ động có giải pháp cho riêng mình.

Theo GS.TS Trần Thọ Đạt, Chủ tịch Hội đồng Giáo sư ngành Kinh tế, đối với Bình Dương, có 2 thách thức đặt ra trong thu hút quy mô và cơ cấu FDI trong thời gian tới: Thứ nhất, Bình Dương phải cạnh tranh với chính mình trong việc gia tăng tỷ trọng của nguồn vốn FDI xanh, thúc đẩy đóng góp hướng tới đô thị thông minh, thúc đẩy chuyển giao công nghệ, gắn kết với DN trong nước của tỉnh, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng tăng trưởng, góp phần sớm vượt qua bẫy thu nhập trung bình; Thứ hai, Bình Dương phải cạnh tranh với các địa phương khác trong việc vẫn phải tiếp tục gia tăng quy mô thu hút FDI.

“Sự vượt lên của một số địa phương vốn là tỉnh ít thu hút FDI là tín hiệu đáng chú ý, muốn đẩy mạnh việc thu hút các dự án mới, Bình Dương cần nhanh chóng tháo gỡ “điểm nghẽn”, nâng vị thế và các điều kiện tiên phong của “sếu đầu đàn” trong việc phát huy lợi thế và kinh nghiệm giảm chi phí và rủi ro thông qua cải cách môi trường kinh doanh, minh bạch, công khai hơn nữa từ quy hoạch, chính sách đến thi hành pháp luật…” - chuyên gia đưa ra lời khuyên.

Theo ông Nguyễn Tất Sơn, Chủ tịch HĐQT Viện Quản trị Chính sách và Chiến lược phát triển, Bình Dương là thủ phủ công nghiệp mới, trung tâm công nghiệp miền Đông Nam Bộ đang vươn lên vô cùng mạnh mẽ, địa phương có thu nhập đầu người cao nhất trên 7.000 USD/năm. Do đó, hoạt động phối hợp tìm kiếm các giải pháp nâng cao hình ảnh, chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh của Bình Dương thông qua các hoạt động hợp tác nghiên cứu, đào tạo và xúc tiến đầu tư là rất cần thiết.

Ngoài ra, cần chú trọng liên kết cộng đồng DN, chia sẻ thông tin, tăng cường góp ý chính sách, chia sẻ và liên kết cơ sở dữ liệu để tạo môi trường thuận lợi nhất cho DN; Đặc biệt, nâng cao năng lực hỗ trợ DN và giải quyết vướng mắc về thủ tục hành chính; Liên kết phát triển tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các cá nhân, tổ chức, DN khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh; Nắm tình hình, diễn biến thị trường, hỗ trợ DN xuất khẩu hàng hóa; Nghiên cứu xây dựng “Sổ tay hướng dẫn đầu tư ” cho các NĐT, DN; Chú trọng thu hút vốn “đầu tư xanh”, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững từ những DN FDI, tập đoàn lớn toàn cầu và các DN lớn của Việt Nam đến đầu tư trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Tin cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cho rằng: Khi phát triển thương mại điện tử thì đương nhiên phải thanh toán không tiền mặt. (Ảnh: TTO)

Hoàn thiện pháp luật để thúc đẩy 'thanh toán không dùng tiền mặt'

(PLVN) -  Phát biểu tại Hội thảo "Thanh toán không dùng tiền mặt: Động lực tăng trưởng kinh tế số", ngày 14/6, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cho rằng, khi chúng ta có 1 nền tảng hạ tầng công nghệ thông tin thiết yếu thì mọi hoạt động kinh tế số sẽ phát triển. Đơn cử khi chúng ta phát triển thương mại điện tử thì đương nhiên sẽ thanh toán không dùng tiền mặt.

Đọc thêm

Xử lý nhà thầu trúng thầu nhưng không thực hiện hợp đồng?

Xử lý nhà thầu trúng thầu nhưng không thực hiện hợp đồng?
(PLVN) - Bệnh viện quận Tân Bình đã có thông báo vi phạm của nhà thầu tham dự Gói thầu Mua sắm vật tư, hóa chất xét nghiệm năm 2024. Nhìn nhận từ vụ việc này, Chủ đầu tư (bên mời thầu) cần phải tiến hành những biện pháp nào để xử lý các nhà thầu trúng thầu nhưng không thực hiện hợp đồng?

Đề xuất bỏ độc quyền, cho phép doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 1.000 tỷ đồng trở lên sản xuất vàng miếng

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Trong đó đáng chú ý là đề xuất cho phép doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 1.000 tỉ đồng trở lên được sản xuất vàng miếng. Đề xuất này là bước thay đổi lớn nhằm xóa bỏ cơ chế độc quyền nhà nước về sản xuất vàng miếng một cách có kiểm soát, tăng nguồn cung, minh bạch thị trường vàng.

Bước phát triển mới tại Nhà máy nhiệt điện Ô Môn IV

Phối cảnh Trung tâm điện lực Ô Môn.
(PLVN) -  Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đã tìm được tổng thầu để xây dựng Nhà máy nhiệt điện Ô Môn IV. Đây là sự kiện quan trọng trong nỗ lực đưa Nhà máy phát triển thương mại vào tháng 12/2028.

Đồng bằng sông Cửu Long: Hướng tới Trung tâm liên kết nông nghiệp đa chức năng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp về Đề án thành lập, tổ chức và hoạt động của Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL tại TP Cần Thơ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Sáng 11/6, tại TP Cần Thơ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp về Đề án thành lập Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) theo Nghị quyết 45/2022/QH15 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Cần Thơ.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thay đổi chiến lược phát triển kinh tế - công nghiệp theo hướng 'xanh hóa'

Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính (thứ tư từ phải sang) và lãnh đạo BR-VT trao giấy phép cho các nhà đầu tư tại Hội nghị tổ chức mới đây.
(PLVN) - Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT) từ lâu đã khẳng định vị thế một trong những trung tâm công nghiệp nặng, cảng biển và năng lượng của cả nước. Trước yêu cầu chuyển đổi mô hình tăng trưởng, thích ứng xu thế toàn cầu hóa và đặc biệt là cam kết giảm phát thải khí nhà kính của Việt Nam, tỉnh BR-VT đang từng bước thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - công nghiệp theo hướng “xanh hóa”; con đường không chỉ tất yếu, mà còn cấp bách.

Diễn đàn GIFPP 2025: Hành động toàn cầu vì Hòa bình và Thịnh vượng bền vững

300 đại biểu đến từ 14 quốc gia tham dự diễn đàn.
(PLVN) -  Vừa qua, tại khách sạn InterContinental Bangkok, Diễn đàn Đầu tư & Hợp tác Toàn cầu vì Hòa Bình và Thịnh Vượng (Global Investment Forum for Peace & Prosperity - GIFPP) đã chính thức diễn ra với sự tham dự của gần 300 đại biểu đến từ 14 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm các nhà lãnh đạo chính phủ, chuyên gia quốc tế, nhà đầu tư, doanh nhân và đại diện truyền thông.

Doanh nghiệp được “giải phóng nguồn lực” từ cải cách thủ tục hành chính Kỳ 2: “Đường băng” thông thoáng, doanh nghiệp tự tin “cất cánh”

Việc tinh gọn thủ tục hành chính cũng là cơ hội để giúp doanh nghiệp thu hút đầu tư, kinh doanh. (Ảnh minh họa).
(PLVN) - Thông tin về việc hoàn thành phân cấp thẩm quyền 307 thủ tục hành chính (TTHC) và đặc biệt là mục tiêu 100% thủ tục liên quan đến doanh nghiệp (DN) được thực hiện trực tuyến trước ngày 30/6 tới đây, đối với cộng đồng DN là một luồng sinh khí mới, một sự hỗ trợ vô cùng thiết thực trong bối cảnh cộng đồng DN đang hưởng ứng Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.

Bộ Công Thương yêu cầu kiểm soát chặt an toàn hồ đập thủy điện trước áp thấp nhiệt đới

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Trước diễn biến phức tạp của áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão số 1 trên Biển Đông, Bộ Công Thương yêu cầu các chủ đập thủy điện thực hiện nghiêm quy trình vận hành hồ chứa, nhất là tại các hồ đập xung yếu, đang thi công hoặc sửa chữa. Các đơn vị phải tổ chức trực ban 24/24h, theo dõi sát tình hình mưa lũ, chủ động cảnh báo vùng hạ du, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dân và công trình.

Để ngành Nông nghiệp phát triển bền vững

Ảnh bài.
(PLVN) -  Hôm qua (10/6), tại Hội thảo “Phát triển bền vững ngành hàng sầu riêng” tổ chức ở Hà Nội, vấn đề làm sao để các sản phẩm nông nghiệp có chỗ đứng vững chắc trên thị trường xuất khẩu và nhanh chóng đáp ứng các yêu cầu thay đổi của thị trường, đã được cơ quan chức năng và các doanh nghiệp bàn bạc, mổ xẻ kỹ lưỡng.

Các tỉnh Đông Nam Bộ tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai phát động cao điểm 45 ngày đêm tăng tốc giải ngân.
(PLVN) -  Đông Nam Bộ - vùng kinh tế trọng điểm của cả nước - đang bước vào giai đoạn tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công năm 2025. Với mục tiêu đến hết quý III (31/8/2025), tỷ lệ giải ngân đạt ít nhất 70% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao, các địa phương trong vùng đang triển khai nhiều giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt. Song, chặng đường phía trước vẫn còn không ít thách thức cần vượt qua.

Doanh nghiệp được 'giải phóng nguồn lực' từ cải cách thủ tục hành chính - Kỳ 1: 'Đòn bẩy vàng' giúp doanh nghiệp vươn mình mạnh mẽ

Cải cách TTHC không chỉ là việc cắt giảm giấy tờ mà còn là cuộc cách mạng về tư duy quản lý nhà nước.
(PLVN) - Việc cắt giảm giấy tờ, thực hiện thủ tục trực tuyến giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian, chi phí, công sức - những thứ mà các doanh nghiệp (DN), đặc biệt là DN nhỏ và vừa luôn phải “cân đo đong đếm” từng ngày. Do đó, cách nào để chủ trương đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC) đi vào thực tiễn chính là điều mà cộng đồng DN đau đáu quan tâm.

Nhà thầu tư nhân tự tin vào “sân chơi” lớn về hạ tầng

Cao tốc Nha Trang - Cam Lâm do Sơn Hải - một doanh nghiệp xây dựng tư nhân đầu tư và xây dựng theo hình thức PPP, trị giá hơn 4.300 tỷ đồng.
(PLVN) -  Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về Phát triển kinh tế tư nhân giúp các doanh nghiệp trong lĩnh vực đầu tư, xây lắp hạ tầng dám nghĩ lớn, làm lớn. Kỳ vọng tương lai, trên các đại công trường, dự án quốc gia, sẽ xuất hiện ngày một nhiều hơn những thương hiệu từ thành phần kinh tế tư nhân, thay vì đó là “sân chơi” của thành phần kinh tế khác…

Đạo đức kinh doanh cần được vun bồi từ gốc

Tại Việt Nam, các doanh nghiệp đang dần nhận ra rằng: kinh doanh tử tế là cách duy nhất để đi đường dài. (Nguồn: Base)
(PLVN) - Mỗi quyết định kinh doanh không chỉ ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp mà còn có thể tạo ra tác động mạnh mẽ đến xã hội. Chính vì thế, đạo đức doanh nhân không còn là câu chuyện lý thuyết mà cần trở thành cốt lõi để xây dựng một nền kinh tế bền vững và nhân văn.

Tuân thủ pháp luật - Trách nhiệm tối thiểu và bắt buộc của doanh nhân

Chính phủ cho ra mắt Cổng Pháp luật quốc gia giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các thông tin pháp lý. (Ảnh trong bài: VGP)
(PLVN) - Thời gian gần đây, dư luận không khỏi bàng hoàng trước hàng loạt vụ việc doanh nghiệp vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Từ những xưởng sản xuất hàng giả, hàng nhái quy mô lớn bị phanh phui, cho đến các chiêu trò lừa đảo tinh vi qua mạng, quảng cáo sai sự thật hay sử dụng hóa chất độc hại trong thực phẩm... Mỗi “cú phốt” như vậy đang trở thành hồi chuông cảnh tỉnh, phơi bày những “lỗ hổng” trong ý thức tuân thủ pháp luật của một bộ phận người kinh doanh.

Người trẻ truyền cảm hứng khởi nghiệp 'xanh'

Anh Hoàng Đức Mạnh dùng kiến thức mình học hỏi trong trường đại học đem đến cho bà con nông dân cách thức sản xuất mới đạt hiệu quả cao. (Nguồn: HTX Hoa Phong)
(PLVN) - Bắt đầu từ những sản phẩm thân thiện với môi trường, gần gũi thiên nhiên, hiện nay nhiều người trẻ khởi nghiệp thành công với mô hình kinh doanh xanh. Họ đã và đang truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ lên ý tưởng “startup” mang lại giá trị tốt đẹp cho cộng đồng.