Văn hóa & Pháp luật

Trai làng giả thôn nữ trong lễ hội – gìn giữ nét văn hóa độc đáo đất Kinh kỳ

Lễ hội Triều Khúc gây ấn tượng khi trai làng Triều Khúc tô son điểm phấn, mặc váy áo “con đĩ đánh bồng” ở lễ hội của làng
Lễ hội Triều Khúc gây ấn tượng khi trai làng Triều Khúc tô son điểm phấn, mặc váy áo “con đĩ đánh bồng” ở lễ hội của làng
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Hà Nội không chỉ gây thương nhớ bởi những không gian cảnh sắc hữu tình, những món ăn đậm đà độc đáo mà còn gây ấn tượng bởi những lễ hội đặc sắc. Các trai làng hóa thân thành cô thôn nữ với váy yếm, đầu chít khăn mỏ quạ với điệu múa thướt tha, có lẽ những lễ hội độc đáo ấy chỉ có ở mảnh đất Kinh kỳ ngàn năm.

Những trai làng chít khăn mỏ quạ

Lễ hội đình - đền Chèm vừa diễn ra ngày 13-15/6/2022 (tức 14-16/5 âm lịch) ở đình Chèm, phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Đình Chèm (hay còn gọi là đền Chèm) thờ Đức Ông Lý Ông Trọng (người có công lớn với hai triều đại Hùng Duệ Vương và An Dương Vương. Ông cũng là nhà ngoại giao đầu tiên của dân tộc, khi được cử đi sứ sang nước Tần giúp vua Tần dẹp yên sự quấy nhiễu của quân Hung Nô) cùng Đức Bà Bạch Tĩnh Cung và ông Sứ Nguyễn Văn Chất. Lễ hội đình Chèm được tổ chức nhằm kỷ niệm ngày thắng trận khải hoàn mở hội mừng công và làm lễ cầu siêu cho các tướng sĩ của Đức thánh Lý Ông Trọng. Tín ngưỡng thờ Ông Trọng được xem là một trong những tín ngưỡng cổ nhất tại đất Kinh kỳ. Vì thế nhắc đến Hội Chèm trong dân gian vẫn có câu: “Thứ nhất là hội Cổ Loa, thứ nhì hội Gióng, thứ ba hội Chèm”.

Lễ hội có sự tham gia của nhân dân 3 làng: Thụy Phương, Hoàng Xá, Hoàng Liên. Hội Chèm có nghi lễ đặc trưng như: lễ rước nước trên sông Hồng có sự tham gia của hơn 100 người với đội múa rồng, đánh trống, đánh chiêng, rước kiệu.

Điều độc đáo của lễ hội Chèm, đội quân phù giá là trai làng khỏe mạnh, mặc váy, đeo thắt lưng, khăn đội đầu, che mặt màu đỏ, khiêng kiệu Ông và kiệu Bà. Khi làm lễ, ông tiểu hiệu sẽ hô hiệu lệnh để mọi người làm theo, đồng thời cũng tùy từng hoàn cảnh để hô cho đúng. Tiểu hiệu hô "khoan thanh", những người phù giá phải dùng quạt che miệng reo "ù chóe, ù chóe, ù chóe".

Ngày 17/6/2016, lễ hội đình Chèm đã được Bộ VHTTDL trao bằng công nhận là Văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Điều độc đáo của lễ hội Chèm là sự tham gia những trai làng khỏe mạnh, mặc váy, đeo thắt lưng, khăn đội đầu.

Điều độc đáo của lễ hội Chèm là sự tham gia những trai làng khỏe mạnh, mặc váy, đeo thắt lưng, khăn đội đầu.

Cũng như lễ hội Chèm, lễ hội Triều Khúc gây ấn tượng không kém khi trai làng Triều Khúc tô son điểm phấn, mặc váy áo “con đĩ đánh bồng” ở lễ hội của làng. Lễ hội chính kéo dài từ ngày mồng 9 đến 12 tháng giêng âm lịch, nhằm tôn vinh vị anh hùng dân tộc Bố Cái Đại Vương (Phùng Hưng). Tất cả nam thanh niên đều được mặc váy yếm đào, trang điểm khăn mỏ quạ y như những người con gái thôn quê. Phía trước bụng mỗi người đeo một cái trống dài gọi là trống bồng. Lúc biểu diễn, nam diễn viên vừa dùng hai tay đánh trống "bung bung" vào hai bên trống và nhảy múa uốn éo, lẳng lơ, đưa tình, bông đùa nhằm gây tiếng cười thoải mái, tạo sự chú ý cho người khác. Mỗi lượt múa, 6 chàng trai mặc váy yếm đào, chít khăn mỏ quạ, điểm phấn son, giả làm con gái nhảy múa cặp đôi với nhau.

Khi biểu diễn, các chàng phải nhảy múa uốn éo, thể hiện sự lẳng lơ, bông đùa để gây sự chú ý của người xung quanh. Chính vì vậy, mới có câu dân gian: “Lẳng lơ như con đĩ đánh bồng!” mà ngày nay người Hà Nội hay nói đến. Động tác múa được cách điệu từ đời sống nông nghiệp của cư dân xưa, điệu múa cổ này vừa là nghi lễ, vừa là để dân làng cười vui, xóa tan mệt mỏi thường nhật.

Di sản văn hóa hiếm có ở mảnh đất kinh kỳ

Hà Nội là một trong những thành phố có nhiều lễ hội nhất cả nước. Theo đó trên toàn thành phố có hơn 1.000 lễ hội với các chủ đề, quy mô và hình thức khác nhau. Hà Nội vốn là mảnh đất văn hiến với lịch sử hàng ngàn năm. Bên cạnh đó Hà thành còn là nơi tập trung sự giao thoa văn hóa đậm đặc của Việt Nam với nhiều nền văn hóa khác trên thế giới. Bởi vậy dễ hiểu vì sao Hà Nội lại có nền văn hóa đậm nét với nhiều lễ hội đến vậy.

Lễ hội ở Hà Nội không vượt ra ngoài quy thức của văn hoá Việt cổ là nông nghiệp - nông thôn - nông dân, đặc biệt là tích hợp nhiều lớp tín ngưỡng nguyên thuỷ - ẩn tàng sâu xa đến những tín ngưỡng tôn thờ danh nhân, tín ngưỡng tôn giáo ngoại lai du nhập không mấy cổ xưa, lại được phong kiến hoá, lịch sử hoá, nhiều khi đi quá xa ý nghĩa khởi nguyên.

Năm 2016, Hà Nội đã hoàn tất việc thống kê số lễ hội trong thành phố. Để bảo tồn và phát huy lễ hội truyền thống của dân tộc nói chung và nhất là của Thăng Long - Hà Nội nói riêng, Hà Nội đã và đang bảo tồn lễ hội gắn với di tích mang đậm nét bản sắc văn hoá Việt Nam.

Thực tế nhiều năm qua, ở Hà Nội hầu hết các lễ hội cổ truyền đã được sự quan tâm của các cấp chính quyền. Kết quả mà các lễ hội đem lại đã tạo điều kiện cho việc giáo dục đạo đức, nâng cao trình độ văn hoá cho nhân dân, đồng thời, tạo điều kiện cho công tác bảo tồn, tôn tạo di tích hiệu quả hơn, tránh được tình trạng di tích bị hư hỏng; các lễ nghi, tập tục, trò diễn xướng dân gian truyền thống bị mai một, thất truyền. Qua đó, nhiều lễ thức đặc biệt mang đậm bản sắc văn hoá Việt được tái hiện, bảo tồn, tạo nên sắc thái riêng của Lễ hội Thăng Long - Hà Nội.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ hiện nay, di sản văn hóa đã và đang là nhân tố cơ bản lan tỏa các giá trị cốt lõi, được coi là trọng điểm trong chiến lược phát triển văn hóa mỗi quốc gia. Bất kỳ một quốc gia nào giữ gìn được bản sắc văn hóa thì quốc gia đó sẽ phát triển. Việt Nam chúng ta coi những di sản văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể là sản nghiệp văn hóa. Chính vì thế vấn đề giữ gìn di sản văn hóa phi vật thể trong đó có các lễ hội là nhiệm vụ quan trọng được Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 và Hội nghị văn hóa toàn quốc tháng 11/2021 đề ra.

Với Hà Nội, lễ hội truyền thống của Thăng Long - Hà Nội thực sự là những hoạt động văn hoá tinh thần bổ ích, lý thú. Người trẩy hội có dịp nhớ cội nguồn, hiểu thêm về vùng đất ngàn năm văn hiến, tự hào về truyền thống văn hoá của Thủ đô. Bảo tồn và phát huy lễ hội truyền thống ở Hà Nội chính là góp phần bảo vệ tài sản văn hoá phi vật thể vô giá của đất nước.

Đọc thêm

Biểu tượng con tôm Cà Mau và cây đàn kìm Bạc Liêu - điểm “check in” lý tưởng

Biểu tượng con tôm Cà Mau và cây đàn kìm Bạc Liêu - điểm “check in” lý tưởng
(PLVN) - Biểu tượng con tôm Cà Mau và biểu tượng cây đàn kìm Bạc Liêu, không chỉ tạo sự khác biệt về sản phẩm du lịch mà còn trở thành điểm check in lý tưởng của vùng đồng bằng sông Cửu Long - là địa phương được đánh giá có nhiều tiềm năng, thế mạnh về phát triển du lịch sinh thái và du lịch văn hóa tín ngưỡng.

Trình diễn trang phục dân tộc thiểu số trên ruộng bậc thang

Trình diễn trang phục DTTS người Dao Thanh Phán, Dao Thanh Y tại ruộng bậc thang.
(PLVN) - Trong khuôn khổ Tuần Văn hóa - Du lịch, Hội Mùa vàng Bình Liêu năm 2024, ngày 03/11, tại thôn Cao Thắng, xã Lục Hồn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) gần 100 diễn viên không chuyên là người đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đã tham gia trình diễn trang phục dân tộc trên ruộng bậc thang.

Quốc tế ca ngợi cách bảo tồn và phát triển hệ sinh thái Cù Lao Chàm

Cù Lao Chàm được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới.
(PLVN) - Cách Hội An khoảng 20km, Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm đang trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách bởi hệ động thực vật phong phú và những di tích lịch sử hàng trăm năm trước. Qua 15 năm bảo tồn và phát triển, hệ sinh thái Cù Lao Chàm không chỉ được phục hồi tương đối nguyên vẹn mà còn trở thành điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch cả nước. Nơi này còn được báo chí quốc tế khen ngợi về công tác bảo tồn hệ sinh thái.

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024: Khám phá nhiều câu chuyện lịch sử còn ẩn giấu

Vòm trần đậm chất kiến trúc - mỹ thuật Đông Dương sẽ được sống lại bằng những sắp đặt ánh sáng kỳ ảo và hiện đại. (Ảnh: Mai Thương)
(PLVN) - Việc trải nghiệm “Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024” không những giúp tạo hành trang kiến thức mà còn khơi gợi niềm tự hào, cảm giác gắn bó và giúp định hướng sự nghiệp tương lai, để những bạn trẻ có thể gia nhập và trở thành những chủ nhân của công nghiệp văn hóa - sáng tạo trong tương lai. “Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024” còn là dịp để các bậc phụ huynh cùng các con khám phá nhiều di sản kiến trúc, nhiều câu chuyện lịch sử còn ẩn giấu.

Bay lên từ nước

Bay lên từ nước
(PLVN) - Màn đen hun hút, gió thổi rát mặt đêm. Bà Nhường cảm nhận chuyện chẳng lành với đàn cò nên đã gọi con trai dậy, cầm đèn pin ra vườn.

Vượt qua 'vết thương' để sống và yêu

Cuốn sách “Phá vỡ khuôn mẫu”.
(PLVN) - Vienna Pharaon là một nhà trị liệu hôn nhân và gia đình được cấp phép và là một trong những chuyên gia được săn đón nhiều nhất ở New York trong lĩnh vực này. Vienna đã sáng lập nhóm thực hành Mindful Marriage and Family Therapy, với tài khoản @mindfulMFT trên Instagram, giúp hơn 600 nghìn người trên khắp thế giới chữa lành vết thương.

Sài Gòn trong cơn mưa…

Những cơn mưa Sài Gòn thường chọn cho mình giờ rơi khắc nghiệt nhất, ấy là buổi tan tầm.
(PLVN) - Nhiều người hay bảo thích ngắm mưa rơi. Vì nhìn mưa rơi sao mà tươi mát, mà dịu dàng đến thế, như một bản nhạc của đất trời.

Trình diễn văn hóa các dân tộc huyện Bình Liêu, Quảng Ninh

Chương trình trình diễn giới thiệu văn hoá dân gian đặc sắc của các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ninh.
(PLVN) -  Nhằm tôn vinh, quảng bá những giá trị văn hoá đặc sắc của các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Quảng Ninh, từ tối 2/11 đến hết tháng 12/2024 tại Quảng Trường 25/12 huyện Bình Liêu sẽ tổ chức Trình diễn và giới thiệu văn hoá dân gian vào các ngày cuối tuần.

Cosmo girl – họ là ai?

Cosmo girl – họ là ai?
(PLVN) - Trong thời đại mà các phương tiện truyền thông ngày càng phát triển, hình ảnh người phụ nữ hiện đại đã trải qua nhiều sự thay đổi. Một trong những biểu tượng rõ ràng và nổi bật nhất là hình ảnh của "Cosmo girl" – một khái niệm bắt nguồn từ tạp chí Cosmopolitan, một trong những tạp chí hàng đầu dành cho phụ nữ trên thế giới. Vậy "Cosmo girl" là ai, và tại sao hình ảnh này lại có sức hút mạnh mẽ như vậy đối với hàng triệu phụ nữ?