Trà Vinh tạo điều kiện tốt nhất để đón các nhà đầu tư

Trà Vinh tạo điều kiện tốt nhất để đón các nhà đầu tư
(PLO) -Ngày 16/5, Bộ GTVT chính thức tổ chức lễ thông xe cầu Cổ Chiên trên QL 60, nối hai tỉnh Bến Tre và Trà Vinh. Sự kiện trên có ý nghĩa quan trọng với người dân ĐBSCL, đặc biệt là với người dân Trà Vinh. Từ nay Trà Vinh không còn “cách sông, trở đò” với vùng động lực kinh tế phía Nam, rút ngắn khoảng cách về mặt địa lý...





Ngày 16/5, Bộ GTVT chính thức tổ chức lễ thông xe cầu Cổ Chiên trên QL 60, nối hai tỉnh Bến Tre và Trà Vinh. Sự kiện trên có ý nghĩa quan trọng với người dân ĐBSCL, đặc biệt là với người dân Trà Vinh. Từ nay Trà Vinh không còn “cách sông, trở đò” với vùng động lực kinh tế phía Nam, rút ngắn khoảng cách về mặt địa lý...
Ngày 16/5, Bộ GTVT chính thức tổ chức lễ thông xe cầu Cổ Chiên trên QL 60, nối hai tỉnh Bến Tre và Trà Vinh. Sự kiện trên có ý nghĩa quan trọng với người dân ĐBSCL, đặc biệt là với người dân Trà Vinh. Từ nay Trà Vinh không còn “cách sông, trở đò” với vùng động lực kinh tế phía Nam, rút ngắn khoảng cách về mặt địa lý...
Ngày 16/5, Bộ GTVT chính thức tổ chức lễ thông xe cầu Cổ Chiên trên QL 60, nối hai tỉnh Bến Tre và Trà Vinh. Sự kiện trên có ý nghĩa quan trọng với người dân ĐBSCL, đặc biệt là với người dân Trà Vinh. Từ nay Trà Vinh không còn “cách sông, trở đò” với vùng động lực kinh tế phía Nam, rút ngắn khoảng cách về mặt địa lý...

Có thể nói, cầu Cổ Chiên là động lực mới cho sự phát triển của Trà Vinh. Nhân sự kiện này, Báo Pháp luật Việt Nam có cuộc phỏng vấn ông Trần Trí Dũng, Uỷ viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Trà Vinh.

PV - Xin ông cho biết những thành tựu nổi bật, đột phá về phát triển KT-VH-XHmà Tỉnh Đảng bộ Trà Vinh đạt được trong nhiệm kỳ vừa qua ?

Ông Trần Trí DũngTỉnh Trà Vinh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, nằm giữa sông Tiền và sông Hậu; là tỉnh nghèo, thuần nông (có 80% dân số ở vùng nông thôn; 57% lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp); phụ thuộc rất lớn vào ngân sách của Trung ương (hàng năm Trung ương hỗ trợ ngân sách trên 70%). Là tỉnh có tỷ lệdân số dân tộc Khmer cao nhất vùng (32%); có 09 tôn giáo, với 351 cơ sở thờ tự và trên 51% đồng bào theo đạo.

Tuy còn nhiều khó khăn thách thức, nhưng với quyết tâm chính trị cao, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Trà Vinh đã tập trung nỗ lực khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức, phát triển đi lên. 05 năm qua (2010 - 2015), kinh tế của tỉnh luôn đạt mức tăng trưởng khá; cơ cấu chuyển dịch đúng hướng. Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 11,53%; GDP bình quân đầu người từ 14,9 triệu đồng năm 2010 tăng lên 33,4 triệu đồng vào năm 2015. Thu ngân sách từ 500 tỷ đồng năm 2010, đạt 1,485 tỷ đồng năm 2014 (ước đạt khoảng 1.600 tỷ đồng năm 2015). Tỷ lệ hộ nghèo được kéo giảm, từ 23,63% xuống còn 10,66% vào cuối năm 2014 (ước còn 7,66% vào cuối năm 2015).

Là tỉnh thuần nông, nên trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo luôn có sự tập trung dồn sức để phát triển nông nghiệp bền vững, theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với xây dựng nông thôn mới. Giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp tăng bình quân 2,85%/năm. Xây dựng và nhân rộng được nhiều mô hình sản xuất tiến bộ, nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích trên nhiều loại hình sản xuất (đạt 107 triệu đồng/ha lúa; 263 triệu đồng/ha thủy sản…). Xây dựng Nông thôn mới, đến nay có 11/85 xã hoàn thành 19 tiêu chí Nông thôn mới và ước đến hết nhiệm kỳ sẽ có 18 - 20 xã đạt Nông thôn mới.

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội có sự chuyển biến, đầu tư xây dựng trên 295 km Quốc lộ, tỉnh lộ, huyện và đường đến trung tâm xã, 376 km đường giao thông nông thôn; đến nay hệ thống giao thông cơ bản thông suốt, có đường ôtô đến 100% trung tâm xã. Triển khai đầu tư dự án cung cấp điện cho trên 20.000 hộ nghèo, xây dựng14 công trình ứng phó biến đổi khí hậu, 25 công trình phục vụ sản xuất, 04 công trình cung cấp nước sạch đô thị, 16 công trình cung cấp nước sạch nông thôn, nâng tỷ lệ hộ dân sử dụng điện đạt 98,4%, tỷ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh đô thị đạt 97%, nông thôn đạt 79%.

Ông Trần Trí Dũng, Ủy viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Trà Vinh
Ông Trần Trí Dũng, Ủy viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Trà Vinh

Lĩnh vực văn hóa - xã hội có những chuyển biến tích cực. Tỉnh có 01 Trường Đại học (trên 22.000 sinh viên), 01 Trường Cao đẳng Y tế (trên 1.000 sinh viên), 02Trường Trung học chuyên nghiệp và 13 cơ sở dạy nghề (01 Trường Trung cấp, 07 Trung tâm, 05 cơ sở) với trên 15.500 người học hàng năm; đặc biệt chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đưa đi đào tạo các trường trong, ngoài nước927 cán bộ có trình độ sau Đại học, 29.461 học viên đại học và cao đẳng, 6.938 học viên trung cấp, 2.571 công nhân kỹ thuật.

Hệ thống giáo dục phổ thông có 468 trường; tỷ lệ phòng học kiên cố chiếm 82,44%.Toàn tỉnh có 138 cơ sở khám, chữa bệnh (13 Bệnh viện); đạt 18,5 giường bệnh và 5,5 bác sĩ/vạn dân. Có 88/105 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia; 90/105 Trạm y tế có bác sĩ phục vụ. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 45%, trong đó qua đào tạo nghề đạt 39%.

PV - Những tồn tại hạn chế mà Trà Vinh tiếp tục phấn đấu trong thời gian tới, thưa ông ?

Ông Trần Trí Dũng:Tuy có sự phát triển đáng kể trong thời gian qua, nhưng do nhiều yếu tố tác động từ khách quan và chủ quan, nên sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà còn có những hạn chế, yếu kém nhất định đòi hỏi toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tỉnh nhà phải tiếp tục ra sức phấn đấu khắc phục trong thời gian tới, đó là:

- Một số chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra không đạt kế hoạch (tăng trưởng 11,53%/14%; thu nhập 33,4 /34 triệu đồng/người/năm).

- Công tác dự báo, dự đoán còn nhiều hạn chế. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm.Nông nghiệp phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế; thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp còn chậm; tăng trưởng thiếu bền vững. Khả năng cạnh tranh của nhiều loại nông sản, thủy sản chưa cao. Công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ phát triển chậm, chế biến sản phẩm chưa đa dạng.

- Kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Doanh nghiệp trong tỉnh hầu hết quy mô nhỏ, tích lũy đầu tư còn hạn chế.

- Giải quyết việc làm, đào tạo nghề cho người lao động hiệu quả chưa cao, số lao động thiếu việc làm và chưa có việc làm còn nhiều. Mức sống của Nhân dân nhìn chung còn thấp, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào Khmer.

Trà Vinh chủ động chuẩn bị các điều kiện về hạ tầng, cơ chế, chính sách… nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư
 Trà Vinh chủ động chuẩn bị các điều kiện về hạ tầng, cơ chế, chính sách… nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư

PV - Trà Vinh là tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, xin ông cho biết khái quát công tác chăm lo cho đời sống kinh tế, văn hoá cho đồng bào Khmer thời gian qua của tỉnh nhà?

Ông Trần Trí Dũng: Từ khi tái lập tỉnh (tháng 5/1992) đến nay, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng Đảng bộ tỉnh Trà Vinh luôn quan tâm đến việc phát triển toàn diện ở vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer. Tỉnh ủy các khóa đều ban hành Nghị quyếtchuyên đề về phát triển toàn diện vùng đồng bào Khmer và tập trung lãnh đạo, ưu tiên các nguồn lực đầu tư nhằm bật dậy các tiềm năng, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào.

Qua kiểm tra, sơ kết, tổng kết hàng năm, cho thấy đời sống người dân vùng đồng bào dân tộc Khmer ngày càng cải thiện về mọi mặt, sản xuất nông nghiệp, kinh tế hộ gia đình ngày càng vững chắc với năng suất, chất lượng, hiệu quả ngày càng tăng; tỷ lệ hộ nghèo Khmer hàng năm giảm 4% (từ 35,5% năm 2010, hiện còn 19,21%); tỷ lệ hộ Khmer sử dụng điện đạt 98,17%, sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 93,09%.

Hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh, huyện được quan tâm đầu tư; tỉnh thành lập mới Trường Trung cấp Pali - Khmer, Khoa Ngôn ngữ văn hóa Khmer Nam bộ (Trường Đại học Trà Vinh); số học sinh Khmer thi đậu vào các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hàng năm đều tăng.

Hệ thống trạm y tế xã, phòng khám đa khoa khu vực vùng có đông đồng bào dân tộc được nâng cấp, sửa chữa và tăng cường cơ sở vật chất phục vụ khám chữa bệnh.Các hoạt động lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer được duy trì và phát huy.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc Khmer được chú trọng; cấp ủy, chính quyền các cấp đều có bố trí cán bộ chủ chốt người Khmer; có 49/57 sở, ban ngành tỉnh có cán bộ dân tộc Khmer, trong đó có 20 đồng chí cán bộ lãnh đạo sở, ngành tỉnh. Toàn tỉnh có 6.066 đảng viên người Khmer, chiếm 15,79% so tổng số đảng viên Đảng bộ. Quy hoạch cán bộ A4 nhiệm kỳ 2015 - 2020, có 464 cán bộ người Khmer được quy hoạch cấp ủy các cấp (trong đó có 37 đồng chí cấp tỉnh, chiếm 30,5% trong tổng số quy hoạch A4).

PV - Cầu Cổ Chiên chính thức đưa vào khai thác. Xin ông đánh giá vai trò, ý nghĩa của cầu Cổ Chiên đối với sự phát triển KT-XH của Trà Vinh trong thời gian tới và Trà Vinh có những bước chuẩn bị gì cho việc kêu gọi và ưu đãi cho các nhà đầu tư khi đến với Trà Vinh?

Ông Trần Trí Dũng: Cầu Cổ Chiên đưa vào khai thác có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; trước nhất là Trà Vinh không còn cách trở với vùng động lực kinh tế phía Nam, trong đó có thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời rút ngắn khoảng cách về mặt địa lý, đây là điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến với Trà Vinh.

Để khai thác ưu thế này, trong thời gian qua tỉnh Trà Vinh đã chủ động chuẩn bị các điều kiện về hạ tầng, cơ chế, chính sách… nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư đến với Trà Vinh; cụ thể như: Triển khai đầu tư nâng cấp, mở rộng tỉnh lộ 915B từ chân cầu Cổ Chiên (phía Trà Vinh) về thành phố Trà Vinh. Quy hoạch Khu công nghiệp Cổ Chiên (200ha), Khu Công nghiệp Cầu Quan (130 ha), để kêu gọi đầu tư hạ tầng.

Về chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, theo thẩm quyền tỉnh đã ban hành các chính sách như: Ưu đãi, hổ trợ nhà đầu tư về chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, kinh phí đầu tư kết cấu hạ tầng, hỗ trợ tư vấn cho tạo lập, đăng ký và bảo hộ tài sản trí tuệ, tuyển dụng và đào tạo lao động…; chính sách ưu đãi đầu tư cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; chính sách khuyến khích xã hội hóa trên các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, dạy nghề, môi trường…

Cầu Cổ Chiên đưa vào khai thác có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Trà Vinh
 Cầu Cổ Chiên đưa vào khai thác có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Trà Vinh

Song song đó, tỉnh cũng đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách bảo đảm phù hợp, tránh không để bất cập, chồng chéo gây khó khăn, trở ngại cho nhà đầu tư.

Tập trung chỉ đạo cải cách thủ tục hành chính, kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư, đặc biệt là nâng cao năng lực, trách nhiệm và đạo đức công vụ trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, tạo môi trường đầu tư thông thoáng theo hướng công khai và minh bạch.

Đồng thời, cùng với việc hoàn thành cầu Cổ Chiên, tỉnh tập trung tranh thủ và đã được sự đồng ý của Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương chính thức cho khởi động dự án đầu tư xây dựng cầu Đại Ngãi vào đầu năm 2016 để tạo sự liên thông đồng bộ từ thành phố Hồ Chí Minh - Trà Vinh - Sóc Trăng và các tỉnh phía Nam sông Hậu.

PV - Trà Vinh rất nghiêm túc trong việc chấn chỉnh tác phong làm việc của cán bộ, công chức, viên chức trong tỉnh, thể hiện qua Chỉ thị 08, Công văn 288 củaBan Thường vụ Tỉnh uỷ, xin ông cho biết hiệu quả thực hiện trong thời gian qua và hướng tới ?

Ông Trần Trí Dũng:

Có thể nói Chỉ thị 08, Công văn 288 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy "về việc cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức không được sử dụng rượu, bia trong giờ làm việcvà về Uốn nắn việc chấp hành quy định trong giờ hành chính và việc chấp hành kỷ luật phát ngôn của cán bộ, đảng viên” đã tạo được hiệu ứng tốt không chỉ trong nội bộ mà còn ngoài xã hội. 

Qua hơn 2 năm thực hiện, hầu hết cán bộ, công chức, viên chức đều bày tỏ sự đồng tình cao, tích cực hưởng ứng và chấp hành rất nghiêm túc. Qua đó, chất lượng, hiệu quả công việc của từng cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức được nâng lên; kỷ luật, kỷ cương hành chính được thực hiện nghiêm chỉnh.

Tuy nhiên, vẫn còn một số ít cán bộ, đảng viên vi phạm (năm 2013 có 15 trường hợp, năm 2014 có 3 trường hợp), các trường hợp vi phạm đều được các cấp ủy xem xét có hình thức xử lý phù hợp.

Hướng tới, để tiếp tục thực hiện tốt hơn Chỉ thị 08, Công văn 288 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, cấp ủy các cấp tiếp tục và thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền quán triệt nâng cao hơn nữa ý thức chấp hành của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, trong đó đề cao và phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu của người đứng đầu ở từng cơ quan, đơn vị; nghiêm khắc và kịp thời xử lý đối với những trường hợp vi phạm.
Xin trân trọng cảm ơn ông!

Ông Trần Trí Dũng, Ủy viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Trà Vinh

Ông Trần Trí Dũng, Ủy viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Trà Vinh

Tin cùng chuyên mục

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...