Tổng thống Obama và tuổi thơ đầy biến cố

Tổng thống Mỹ Obama,
Tổng thống Mỹ Obama,
(PLO) - Tổng thống Mỹ Barack Obama đã kết thúc chuyến công du tới Việt Nam, được kỳ vọng sẽ đặt những cột mốc mới trong quan hệ giữa 2 nước Việt – Mỹ.  Ít người biết rằng, ông Obama từng có một tuổi thơ đầy biến cố và khó khăn, được cho là những yếu tố đã giúp ông trưởng thành và đạt được những thành công trong cuộc sống sau này.

Mùa thu năm 1959, một chàng trai da đen người Kenya được nhận học bổng tới Mỹ du học, để lại quê hương một cậu con trai nhỏ cùng người vợ đang mang bầu. Chàng trai này chính là Barack Obama Sr. – cha đẻ của Barack Hussein Obama, đương kim tổng thống Mỹ. Tại Honolulu,  Obama Sr. ghi danh theo học ngành kinh tế tại ĐH Hawaii. 

Cuộc gặp gỡ của số phận

Vài tháng trước đó, cô gái trẻ Stanley Ann Dunham cũng từ bang Kansas tới Hawaii theo học ngành Toán. Số phận run rủi, 2 người tình cờ ghi danh theo học cùng lớp tiếng Nga cơ bản do nhà trường tổ chức. Chỉ vài lần gặp gỡ, 2 người nảy sinh tình cảm và vài tháng sau đó bà Dunham chuyển tới sống trong ngôi nhà mà Obama Sr. thuê ở số 625 Đại lộ số 11, Honolulu. Khi đó,  Obama Sr. 23 tuổi còn Dunham mới bước qua tuổi 17.

Sau vài tháng chung sống, Dunham có thai và phải bảo lưu kết quả học tập. Đầu năm 1961, 2 người kết hôn trong một đám cưới đơn giản được tổ chức tại thị trấn ven biển Wailuku ở Maui. Barack Hussein Obama II ra đời vào ngày 4/8/1961. Tuy nhiên, đến lúc ấy lúc bà Dunham mới phát hiện ra rằng ông Obama Sr. đã giấu bà việc có vợ ở Kenya. Mối quan hệ giữa 2 người vì thế đã đổ vỡ đến mức không thể cứu vãn được.

Đau đớn vì bị lừa dối, bà Dunham quyết định mang cậu con trai mới 1 tháng tuổi chuyển tới Seattle, thuê một ngôi nhà nhỏ, vừa chăm sóc con vừa theo học ĐH Washington. Còn ở Hawaii, ông Obama Sr. tốt nghiệp và nhanh chóng nhận được học bổng theo học Thạc sỹ của trường Harvard. Tháng 9/1962, ông Obama Sr. tới Harvard, chỉ ít lâu trước khi bà Dunham trở về. Tháng 1/1964, bà Dunham nộp đơn xin ly hôn và ông Obama Sr. cũng nhanh chóng chấp thuận.

Lần duy nhất gặp cha

Trở lại Hawaii, với sự trợ giúp của cha mẹ đẻ, bà Dunham ghi danh học lại ngành Văn hóa nhân chủng học. Bà gặp ông Lolo Soetoro - một sinh viên đến từ Indonesia và tháng 3/1965, 2 người kết hôn và bà Dunham đưa con riêng tới sống cùng với người chồng mới.

Năm 1966, sau khi nhận được bằng, ông Soetoro trở về Indonesia. Một năm sau, bà Dunham tốt nghiệp và cũng đưa cậu con trai Obama khi đó đã 6 tuổi tới Indonesia để đoàn tụ chồng. Từ chỗ đang được hưởng cuộc sống đầy đủ tiện nghi và văn minh ở Hawaii, cậu bé Obama phải bắt nhịp với cuộc sống khốn khó ở một đất nước thuộc Thế giới thứ 3.

Chỉ 6 tháng kể từ khi đặt chân tới Indonesia, cậu bé đã thông thạo tiếng địa phương. May mắn thay, cậu được cha dượng yêu mến và dạy bảo mọi điều trong cuộc sống. Ông Soetoro cũng dạy con riêng của vợ các giá trị của đạo Hồi nhưng không bắt cậu phải cải đạo theo mình.

Trong 3 năm đầu sau khi tới Indonesia, Obama theo học một trường Công giáo ở Jakarta. Sau đó, ông Soetoro tìm được công việc tốt hơn nên đã đưa cả gia đình tới sinh sống ở gần trung tâm thủ đô của Indonesia. Obama cũng được chuyển sang học ở một trường tiểu học công gần nhà. Suốt thời gian sống ở Indonesia, bà Dunham vẫn dành thời gian để dạy Obama tiếng Anh. Năm 1971, bà gửi con về Mỹ sống cùng với ông bà ngoại. 

Tại Hawaii, Obama được ông bà ghi danh cho theo học trường Punahou – một trong những trường tư hàng đầu ở bang này. Ông Obama về sau nói rằng mình đã được nuôi dưỡng như một đứa trẻ người Indonesia và một đứa trẻ Hawaii, vừa là một đứa trẻ da trắng, vừa là trẻ da đen. “Vì thế tôi đã được tiếp thu nhiều nền văn hóa khác nhau, làm giàu thêm vốn sống của bản thân” – ông cho hay.

Vài tháng sau khi về Mỹ, cậu bé Obama đã vô cùng ngạc nhiên khi cha ruột của mình là ông Obama Sr. ghé thăm. Ông Obama Sr. còn đưa con trai tới một buổi hòa nhạc jazz có huyền thoại của dòng nhạc này là David Brubeck biểu diễn. Đây cũng là lần đầu tiên và duy nhất 2 cha con họ gặp nhau bởi trong suốt 11 năm sau đó, ông Obama Sr. không đến thăm con thêm một lần nào nữa cho đến khi qua đời trong một tai nạn giao thông khi mới 46 tuổi.

Ông Obama khi còn nhỏ và mẹ.

Ông Obama khi còn nhỏ và mẹ.

Áp lực kỳ thị

Tại trường học, Obama là 1 trong 2 học sinh da màu duy nhất; còn xét ở phạm vi rộng hơn, ở bang Hawaii thời đó, lượng người Mỹ gốc Phi còn rất ít và vấn đề sắc tộc cũng vẫn còn khá nặng nề. Chính vì thế, Obama đã phải trải qua những năm tháng tuổi thơ tương đối nhọc nhằn. Để rèn luyện sức khỏe và cũng là để khỏa lấp nỗi đơn độc của mình, cậu bé tìm đến môn bóng rổ và tỏ ra rất có năng khiếu ở môn thể thao này.

Như chính ông Obama về sau thừa nhận, do áp lực của việc bị kỳ thị nên khi bước vào tuổi thiếu niên ông cũng nổi loạn như nhiều đứa trẻ khác. Nhưng, cũng chính trong những năm tháng tuổi trẻ đó, được truyền cảm hứng từ người mẹ vốn rất ủng hộ phong trào dân quyền, ông Obama đã dần nuôi dưỡng được cho mình sự tự hào về nguồn gốc, về màu da của bản thân và phấn đấu để khẳng định mình.

“Tôi đã cố để khẳng định bản thân với tư cách là một người đàn ông da đen ở Mỹ, để những người xung quanh không đánh giá tôi dựa vào bề ngoài” – ông từng nói.

Tổng thống Mỹ gốc Phi đầu tiên

Tốt nghiệp trung học, ông Obama tới Los Angeles học 2 năm rồi tới New York theo học ngành khoa học chính trị ở trường Đại học Columbia. Sau khi tốt nghiệp, ông làm việc cho một tổ chức cộng đồng ở Chicago, hòa mình vào cuộc sống của những người da đen nghèo khó.

Trong quá trình đấu tranh cho quyền lợi của những người dân ở đây, ông nhận thấy sự quan liêu của bộ máy chính quyền và sẽ không thể làm được nhiều việc nếu không hiểu luật. Vì vậy năm 1988, ông chính thức nhập trường Luật Harvard danh tiếng. Tại trường học, ông chứng minh được rằng mình là một sinh viên xuất sắc, được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch người Mỹ gốc Phi đầu tiên của tạp chí Luật nổi tiếng Harvard Law Review.

Cũng tại Harvard, ông Obama đã gặp Michelle - người bạn đời sau này . Năm 1990, 2 người kết hôn và lần lượt có 2 con gái là Malia và Sasha. Năm 1994, bà Dunham được chẩn đoán mắc ung thư. Chính những khó khăn trong việc chi trả cho các hóa đơn khám chữa bệnh của mẹ mình khi đó đã trở thành động lực để ông Obama về sau nỗ lực cải tổ hệ thống chăm sóc sức khỏe của Mỹ trên cương vị lãnh đạo đất nước.

Năm 1996, ông Obama được bầu làm Thượng nghị sỹ của Thượng viện bang Illinois và đến năm 2005 thì được bầu vào Thượng viện Mỹ. Một trong những luật đầu tiên mà ông góp phần thông qua là luật cho phép cử tri đi bầu trực tuyến và luật cho phép người dân Mỹ được truy soát việc tiền thuế do họ đóng góp được chi tiêu ra sao.

Ngày 4/11/2008, ông Obama đã làm nên lịch sử khi giành chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử tổng thống, trở thành tổng thống người Mỹ gốc Phi đầu tiên của nước này. Để rồi, với sự tín nhiệm của dân chúng, năm 2012, ông tiếp tục được bầu làm tổng thống của Mỹ thêm một nhiệm kỳ 6 năm nữa.../.

Một số điểm thú vị khác về ông Obama:

- Ước tính gần 2 triệu người đã chứng kiến lễ nhậm chức của ông Obama, đưa đây trở thành lễ nhậm chức tổng thống có số người dự lớn nhất và cũng là sự kiện có nhiều người tham gia nhất từng được tổ chức ở Washington.

- Ông Obama được tặng một bức điêu khắc bằng gỗ có hình một bàn tay đang cầm quả trứng. Đây là một vật mang tính biểu tượng của người Kenya để nhắc nhở người nhìn về sự mong manh của cuộc sống. Bức điêu khắc được ông Obama giữ trong bàn làm việc của tổng thống ở Nhà Trắng.

- Ông Obama là tổng thống Mỹ thứ 2 tuyên thệ nhậm chức đến 4 lần. Bởi, trong lần tuyên thệ đầu tiên năm 2009, do sai sót về mặt từ ngữ nên việc tuyên thệ được tổ chức lại vào ngày hôm sau. Ngày 6/11/2012, ông Obama được bầu nhiệm kỳ 2 nhưng ngày nhậm chức theo quy định rơi vào chủ nhật nên ông chỉ tuyên thệ trong một nghi lễ riêng tư trước khi chính thức tuyên thệ tại Đồi Capitol vào ngày hôm sau. Trước đó, Tổng thống Franklin Roosevelt cũng tuyên thệ đến 4 lần.

Đọc thêm

Bangkok trở thành thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024

Bangkok trở thành thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024
(PLVN) - Thủ đô Bangkok của Thái Lan đã được Euromonitor International vinh danh là thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024, nhờ vào kỷ lục đón 32,4 triệu lượt khách quốc tế. Con số này vượt xa thành phố đứng thứ hai là Istanbul, nơi đón 23 triệu lượt khách nước ngoài.

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này đánh dấu những ngày lễ quốc tế quan trọng, nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm chung trong việc xây dựng một thế giới công bằng, tôn trọng nhân quyền và bảo vệ môi trường tự nhiên.

Trường hợp khẩn cấp, công dân Việt tại Syria nên liên hệ đường dây nóng Đại sứ quán Việt Nam

Khói bốc lên trong cuộc giao tranh tại Syria. Ảnh: IRNA/TTXVN
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria đã đề nghị Syria cung cấp thông tin về công dân Việt Nam có khả năng đang sinh sống, làm việc tại Syria. Trong trường hợp khẩn cấp, công dân hãy liên hệ số đường dây nóng bảo hộ công dân +98 933 965 8252/+98 991 205 7570 (Whatsapp); hoặc Tổng đài Bảo hộ công dân của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao: +84 981 84 84 84.

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới chứng kiến nhiều sự kiện đáng buồn, từ thiên tai, tai nạn, hoả hoạn, đến tội ác nhằm vào nhà báo và bệnh dịch bí ẩn..., khiến hàng trăm sinh mạng bị cướp đi.

Đàm phán FTA giữa Khối EFTA và Thái Lan chính thức đặt dấu mốc

Đại diện các nước EFTA (Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sỹ) và Thái Lan họp trực tuyến về việc kết thúc việc đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa hai bên.
(PLVN) - Ngày 29/11/2024, Hiệp hội Thương mại Tự do châu Âu (EFTA), gồm Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ, chính thức kết thúc đàm phán với Thái Lan về Hiệp định Thương mại tự do (FTA).  Thỏa thuận này mở ra một chương mới trong quan hệ thương mại giữa hai bên, với mục tiêu thúc đẩy hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực và mang lại những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp tại cả hai khu vực.

Namibia có nữ tổng thống đầu tiên

Bà Netumbo Nandi-Ndaitwah trở thành Tổng thống thứ 5 của Namibia kể từ khi nước này giành độc lập hồi năm 1990.
(PLVN) - Ngày 3/12 (giờ địa phương), Chủ tịch Uỷ ban Bầu cử Namibia (ECN) Elsie Nghikembua thông báo, nước này đã bầu ra tân Tổng thống sau cuộc bầu cử diễn ra hôm 27/11.