Toàn cảnh từ thiện miền Trung: Cả nước chung lòng hướng tới đồng bào vùng lũ

Thủ tướng tặng quà cán bộ, chiến sĩ Quân khu 4 giúp dân khắc phục hậu quả lũ lụt.
Thủ tướng tặng quà cán bộ, chiến sĩ Quân khu 4 giúp dân khắc phục hậu quả lũ lụt.
(PLVN) - Thời gian qua, đồng bào trong và ngoài nước đều dõi theo diễn biến tình hình thiên tai ở các tỉnh miền Trung. Ngay từ những ngày đầu tiên lũ ập đến, Ðảng, Nhà nước và Chính phủ, chính quyền các địa phương và các cơ quan chức năng, rất nhiều ban, ngành, đoàn thể đã nhanh chóng chỉ đạo, kịp thời hành động, vào cuộc tích cực cùng với đồng bào miền Trung vượt lũ. 

Cùng với đó, mọi tầng lớp nhân dân cũng chung lòng hướng tới miền Trung, chung tay góp sức giúp đồng bào khắc phục khó khăn, tổn thất nặng nề từ thiên tai. 

Đảng, Nhà nước chỉ đạo quyết liệt  

Từ ngày 7/10/2020, khu vực miền trung, bao gồm các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Ðà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Ðịnh, Phú Yên,  đã liên tục hứng chịu các đợt mưa lớn kéo dài, các đợt áp thấp và các đợt bão dồn dập. Lũ chồng lũ, bão chồng bão, nhấn chìm, phá huỷ cơ sở hạ tầng, nhà cửa, đồng ruộng, hoa màu, gia súc, gia cầm và cướp đi tính mạng của nhiều người dân nơi đây. 

Đã có kế hoạch chuẩn bị từ sớm, ngay từ những ngày đầu tiên, Chính phủ đã chỉ thị Ban Chỉ đạo phòng, chống thiên tai, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai từ trung ương tới các địa phương triển khai các biện pháp cấp bách đối phó kịp thời với diễn biến xấu của thời tiết.

Ngay ngày 8/10/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký Công điện 1372/CÐ-TTg về tập trung đối phó với mưa lũ lớn tại các tỉnh miền trung, yêu cầu sự vào cuộc của UBND các tỉnh, thành phố từ Hà Tĩnh đến Phú Yên, khu vực Tây Nguyên; cùng phối hợp với tất cả nhiều bộ, ban, ngành trong nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Đáng nói, tất cả các cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan Nhà nước đều đồng ý trích một phần lương của mình để đóng góp cho miền Trung.

Có thể thấy trước và trong khi bão lũ xảy ra tại khu vực miền Trung, Ðảng và Chính phủ thường xuyên có những chỉ đạo kịp thời, bám sát tình hình. Đơn cử, ngày 16/10, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Ðảng gửi điện về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai, khắc phục hậu quả mưa lũ tại các tỉnh miền trung.

Ngày 18/10, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện 1411/CÐ-TTg về việc tập trung cứu nạn, khắc phục hậu quả sạt lở đất tại khu vực thủy điện Rào Trăng 3 (Thừa Thiên - Huế) và tại Ðoàn Kinh tế - Quốc phòng 337 thuộc Quân khu 4 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. 

Ngày 19/10, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định giao Bộ Tài chính xuất cấp không thu tiền 5.000 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Hà Tĩnh, mỗi tỉnh 1.000 tấn.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ quyết định tạm cấp 500 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2020 bổ sung kinh phí cho năm tỉnh miền trung để thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn, chính sách an sinh xã hội và khắc phục hậu quả thiên tai theo chế độ, chính sách của Nhà nước. 

Thủ tướng thăm hỏi bà con vùng lũ tại Quảng Bình.
 Thủ tướng thăm hỏi bà con vùng lũ tại Quảng Bình.

Chung sức, đồng lòng cùng Chính phủ và các lực lượng chức năng, nhiều hoạt động hướng về đồng bào miền trung được tiến hành trên khắp cả nước. Tại chương trình “Cả nước chung tay vì người nghèo” năm 2020, đồng chí Trần Thanh Mẫn – Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã kêu gọi nhân dân cả nước tiếp tục động viên, giúp đỡ người nghèo, người gặp hoạn nạn, khó khăn. 

Nghệ sĩ và người dân chung lòng vì miền Trung

Trong nhiều nghệ sĩ tên tuổi đã lặn lội vào vùng lũ, chia sẻ khó khăn với đồng bào, có mặt tại miền Trung sớm nhất có thể kể đến vợ chồng ca sĩ Thủy Tiên – Công Vinh. Ngoài ra, còn có các nghệ sĩ khác cũng trực tiếp đi đến vùng lũ để trao quà, cứu trợ người dân vượt qua khó khăn, như ca sĩ Mỹ Tâm đã đến xã Đại Lãnh (Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) trao 700 phần quà gồm tiền, mì tôm và bánh kẹo cho người dân.

Đoàn cứu trợ của vợ chồng Thúy Diễm - Lương Thế Thành đến Đông Hà (Quảng Trị) phát thuốc, lương thực và thực phẩm, tiền mặt cho hộ gia đình bị ngập sâu trong lũ; sau đó đến H.Lệ Thủy (Quảng Bình) để phát 1.000 áo phao cùng các vật phẩm khác. Trong khi đó, Quỹ Trái tim đồng cảm của vợ chồng Lý Hải - Minh Hà nhận được khoảng 5,1 tỷ đồng; số tiền này được trực tiếp đưa đến cho người dân các tỉnh Quảng Nam, Huế, Quảng Bình, Quảng Trị.

Có mặt tại miền trung còn kể tới những tên tuổi như ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, Hồ Ngọc Hà, Hòa Minzy, Phi Nhung, Á hậu Lệ Hằng và người mẫu Lê Thúy, nhà thiết kế Đỗ Mạnh Cường, hoa hậu Hà Kiều Anh, Hoa hậu Kỳ Duyên và người mẫu Minh Triệu… Họ không quản ngại khó khăn, đường xa để mang số tiền quyên góp, thực phẩm và vật dụng thiết yếu cứu trợ đến tận tay người dân vùng lũ.

Đối với những nghệ sĩ không trực tiếp ra miền Trung, họ hỗ trợ bằng nhiều hình thức khác nhau. Thí dụ: MC Trấn Thành nhận hơn 8 tỉ đồng sau 3 ngày, trong đó có 300 triệu đồng từ tiền túi. Anh chia số tiền này cho 3 nhóm nghệ sĩ sẽ đại diện nhận đi cứu trợ, gồm: Đại Nghĩa (3 tỉ đồng), mẹ Hồ Ngọc Hà - bà Ngọc Hương (1 tỉ đồng), phần còn lại gửi vào tài khoản của Thủy Tiên. Danh hài Hoài Linh cũng quyên góp trên Facebook cá nhân của mình được hơn 6 tỉ đồng giúp miền Trung...

Nhiều đêm nhạc thiện nguyện, các chương trình ca nhạc của những cơ quan, đoàn thể tổ chức, quy tụ nhiều ca sĩ, diễn viên, MC tên tuổi, nhằm gây quỹ ủng hộ đồng bào miền Trung đang gặp khó khăn. Đơn cử, có đêm nhạc “Việt Nam tử tế” tại Nhà hát VOH - Music One, hội tụ được rất nhiều nghệ sĩ tình nguyện biểu diễn mà không nhận một đồng cátsê nào như ca sĩ Phương Thanh, Đàm Vĩnh Hưng, Hiền Thục, Đức Tuấn, Uyên Linh, Erik, Ái Phương, Ali Hoàng Dương, Quốc Thiên, Phương Vy, Phùng Khánh Linh, Hà Vân, Gia Khiêm, Bảo An, nhóm MTV...Đêm nhạc “Vì miền Trung thương yêu”tại phòng trà Không Tên có sự tham gia của Lệ Quyên, Quang Lê, Nguyễn Hồng Nhung, Phạm Quỳnh Anh, Vân Hugo, nhóm hài Nam Thư... 

Đêm nhạc “Lời ca dao của mẹ”do Quang Dũng và những đồng nghiệp tổ chức sẽ diễn ra tại Nhà hát TP.HCM. Chương trình “Cùng em vượt lũ” do nhóm nghệ sĩ thiện nguyện tổ chức diễn ra tại Nhà hát VOH - Music One, TP.HCM với sự tham gia của các nghệ sĩ: Cẩm Vân, Phương Thanh, Vân Khánh, MC Đại Nghĩa, Quốc Cơ - Quốc Nghiệp, Cao Thái Sơn, Hồ Trung Dũng, Phan Mạnh Quỳnh, , Trung Quân Idol, Nguyên Hà,….

Đêm nhạc “Cho người trong giông bão” diễn ra tại Nhà hát Lớn (Hà Nội) có sự tham gia của Bằng Kiều, Tố Nga, Thanh Tâm, Phạm Phương Thảo, Nguyễn Ngọc Anh, Mỹ Dung, Thái Thùy Linh, Kỳ Phương Uyên, Đông Hùng... Đáng nói, toàn bộ doanh thu từ đêm nhạc, tiền vé phòng trà, quỹ quyên góp, đấu giá, sự đóng góp của các nhà hảo tâm, đồng nghiệp, khán giả... sẽ được chuyển tới đồng bào miền Trung.

Không chỉ giới nghệ sĩ, mà tất cả các ngành nghề, lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật, thể thao và toàn xã hội đều chung tay hưởng ứng, góp sức vì miền Trung. Trong đó có thể kể tới các cầu thủ Quang Hải, Thành Chung, Thành Lương, Văn Hậu, Hà Đức Chinh, Văn Đức, Hùng Dũng, Văn Toàn, Tiến Linh, Quế Ngọc Hải... cũng tự mình ủng hộ và chung tay kêu gọi cộng đồng đóng góp gửi về miền Trung. Đáng nói, ngày 20/10 năm nay, chị em phu nữ đồng loạt kêu gọi không mua hoa tặng mà dành tiền gửi mua nhu yếu phẩm trao trực tiếp cho bà con vùng lũ.

Ở một diễn biến khác, kiều bào ở nhiều nơi trên thế giới dù đang gồng mình đối phó với dịch Covid-19 vẫn hướng về quê hương với những tình yêu thương và chia sẻ. Ví dụ như, vào sáng 20/10, tại trụ sở Đại sứ quán Việt Nam ở Phnom Penh, Đảng ủy tại Campuchia đã tổ chức buổi lễ quyên góp ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt miền Trung.

Buổi quyên góp có sự tham gia của đông đảo các cán bộ, nhân viên Đại sứ quán, các cơ quan bên cạnh Đại sứ quán, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia, bà con Việt kiều và nhiều nhà hảo tâm.Tổng số tiền quyên góp được là gần 36.000 USD. Không chỉ vậy, người Việt tại Ukraine, Cộng hoà Czech, Pháp, Ba Lan… cũng tích cực kêu gọi sự đóng góp của người Việt sống trên địa bàn để chia sẻ mất mát với người dân miền Trung vượt qua bão lũ, nhanh chóng ổn định lại cuộc sống.

Thương người như thể thương thân

Quả thực, mỗi khi đồng bào gặp khó khăn, hoạn nạn là cộng đồng lại phát huy tinh thần tương thân tương ái, chung sức và đồng lòng đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta, đã vượt qua bài thử thách của đại dịch Covid-19, và giờ là bão lũ miền Trung.

Khi đất nước còn khó khăn sau đại dịch, toàn dân chung tay, đoàn kết, đồng lòng, đóng góp sức người, sức của cùng Ðảng, Nhà nước khắc phục khó khăn, để không người dân nào bị bỏ lại phía sau. Đây là một bức tranh tươi sáng tình người, thể hiện tinh thần của một dân tộc bất khuất, không bao giờ bị khuất phục trước khó khăn. Tất cả những đóng góp, dù lớn hay nhỏ, đều xứng đáng được biểu dương và khuyến khích.

Bởi lẽ, hoạt động cứu hộ, cứu trợ đồng bào vùng lũ là bước đầu. Bước tiếp theo là khắc phục hậu quả thiên tai cũng cần tới nguồn lực to lớn. Ví như phải làm mới hoặc củng cố hệ thống đường sá, cầu cống, trường học, hệ thống điện, y tế, nhà ở cho gia đình có nhà cửa bị nước lũ cuốn trôi, giúp học sinh tiếp tục đến trường, sinh hoạt hằng ngày và các hoạt động sản xuất, kinh doanh trở lại bình thường… 

Thiết nghĩ, đây là trọng trách nặng nề đặt lên Nhà nước, các địa phương, các bộ, ban, ngành, nhưng rất cần sự ủng hộ, giúp đỡ, thấu hiểu người dân cả nước, nhằm giúp thiết lập cuộc sống ổn định cho người dân miền Trung một cách nhanh nhất có thể sau khi bão qua đi.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.