Tình yêu thầy cô 'cắm đảo'

Các thầy cô trong buổi tuyên dương, gặp mặt tại Hà Nội với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Các thầy cô trong buổi tuyên dương, gặp mặt tại Hà Nội với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

(PLO) - Trong những ngày tháng 11 tri ân thầy cô này, có 42 giáo viên tiêu biểu trên các huyện đảo của cả nước được tuyên dương trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô”. Về Hà Nội từ những nơi gian khó, phên dậu của Tổ quốc, các thầy cô mang theo tình yêu của mình với những học trò xa xôi nơi đầu sóng.

Nơi ấy, vì khát khao cống hiến, vì những ánh mắt thơ ngây, vì tình người mà thầy cô không nỡ rời xa, dù thiệt thòi, thiếu thốn trăm bề. Và những ước muốn, cũng chỉ là dành cho học trò mình...

Thầy giáo 9x viết đơn tình nguyện ra Trường Sa

Hai thầy giáo trẻ cùng sinh năm 1990, học chung một trường đã cùng  viết đơn tình nguyện ra huyện đảo Trường Sa dạy học. Đó là thầy Nguyễn Ngọc Hạ (Trường Tiểu học Sinh Tồn) và thầy giáo Lê Xuân Quyết (Trường Tiểu học Song Tử Tây).

Tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm Nha Trang, được về dạy tại Trường Tiểu học Vạn Thọ 2 (Vạn Ninh, Khánh Hòa). Nhưng được 1 năm thì thầy Quyết tình nguyện viết đơn xin ra đảo dạy học chỉ với một lý do: “Trước đây, khi còn là sinh viên, được xem trên tivi, tôi thấy hình ảnh cô Bùi Thị Nhung tuy còn trẻ mà nhất định xin ra đảo dạy. Hình ảnh cô giáo trẻ nỗ lực từng ngày dạy học trò ê a đọc chữ trên đảo khiến tôi rất cảm phục. Tôi đã nuôi ước mơ được ra đảo dạy học từ đó”.

Khi thầy Hiệu trưởng của trường đọc thông báo của Phòng GD-ĐT Vạn Ninh về việc giáo viên ngoài đảo Trường Sa còn thiếu, thầy Quyết đã viết đơn để xin được đi dạy. Không hề n ói trước với mẹ, thầy Quyết âm thầm làm các thủ tục. Đến khi Phòng GD-ĐT đã xét tuyển, phỏng vấn và có quyết định cử đi, mẹ thầy Quyết khóc ròng hỏi con: “Người ta xin về đất liền chứ ai lại xin ra đảo? Công việc đang ổn định, con ở nhà để mẹ con gần nhau. Còn trẻ thế này, ra đảo, con biết làm sao để sống?”

“Mẹ em khóc rất nhiều vì không muốn xa con. Mẹ còn lo em không tự chăm sóc được bản thân khi ở đảo mọi thứ đều phải tự trồng, tự đánh bắt mới có cái ăn” - Quyết kể. Bố mất từ khi Quyết 5 tuổi, các anh chị lớn đều đi làm ăn xa, nhiều năm qua chỉ mình mẹ ở nhà. 14 ngày lênh đênh trên biển, say sóng “không biết trời đất là gì”, thầy Quyết đã đến được đảo Song Tử Tây thuộc huyện đảo Trường Sa. Dù đã biết trước sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng không nghĩ tới việc học sinh không biết đến đèn xanh, đèn đỏ như thế nào, chiếc ô tô đi lại ra sao và thậm chí đến xe máy cũng không hề có. Phương tiện duy nhất của các em là xe đạp được tặng từ các đoàn công tác ở đất liền ra.

Khi ấy đảo chỉ lác đác vài ngôi nhà, một trường học mái tôn với bàn ghế cũ nát. Cả trường có 9 học sinh gộp chung khối tiểu học và mầm non. Thầy Quyết và một giáo viên nam khác cùng nhau đứng lớp. “Phòng học có 2 bảng đen quay về hai hướng. Lúc đầu em cứ loay hoay hết dạy học sinh lớp 1 lại quay sang lớp 4, rồi còn cả bé mầm non. Có em đang học lại lén trèo cửa sổ phóng xe cút kít về nhà”, thầy giáo 9X cười nhớ lại.

Lớp học của thầy giáo Quyết ở Trường Tiểu học Song Tử Tây.
Lớp học của thầy giáo Quyết ở Trường Tiểu học Song Tử Tây.

Để tạo hứng thú cho học trò, thầy giáo trẻ không gượng ép các em học nhiều. Ngược lại, thầy vừa dạy, vừa cho các em chơi. Những giờ học đếm bằng vỏ sò, san hô, món đồ gần gũi với trẻ miền biển đảo, cũng là thứ bù lấp cho sự thiếu thốn que tính học tập, khiến học trò thích mê. Trường học ở đảo Song Tử Tây trước kia còn không có điện. Thương học trò một tay viết bài, một tay lau mặt vì nóng, thầy giáo kiến nghị kéo nguồn điện riêng cho trường. Năm 2015, trường mới được xây, những khó khăn về điện của thầy trò mới phần nào được khắc phục.

“Đồng bào, chiến sĩ trên đảo sống tình nghĩa lắm, cứ gặp là tay bắt mặt mừng. Học trò thì coi thầy như người anh, người chú, mọi thứ đều có thể sẻ chia… Đây là món quà rất ý nghĩa mà nếu ở đất liền, em sẽ khó có được” - thầy giáo chia sẻ. Nhờ người dân ở đảo chỉ dạy, chàng trai vùng núi như Quyết giờ đã biết bơi xa, tự trồng rau, bắt cá về làm thực phẩm. 4 năm được về thăm nhà 3 lần, Lê Xuân Quyết sau đó để lại mẹ già và người vợ cưới năm 2015, lên tàu ra Trường Sa. “Hết 5 năm theo quy định, nếu đảo vẫn cần, em nguyện sẽ ở lại” - thầy giáo 9X nói.

Cùng tuổi với thầy Quyết, cùng dạy học ở Trường Sa, có thầy giáo Nguyễn Ngọc Hạ, quê Đại Lãnh (Vạn Ninh, Khánh Hòa). Khi đang là giáo viên của trường Tiểu học Vạn Phú 1 (Vạn Ninh), thầy Hạ viết đơn xin ra đảo Sinh Tồn đứng lớp. “Từ lúc còn là sinh viên, em đã mơ ước sẽ mang tri thức, sức trẻ đến với học sinh vùng xa, biên giới, hải đảo. Nghe tin tuyển giáo viên ra công tác tại Trường Sa, em không ngần ngại viết đơn tình nguyện”, -  Hạ kể lại. Dù trước khi ra đảo, Hạ bị gia đình phản đối, bạn gái dọa bỏ. Sau nhiều lần thuyết phục, thầy giáo 9X mới có thể lên đường.

Giống như bao ngư dân trên đảo Sinh Tồn, thầy Hạ phải tự trồng rau, nuôi gà vịt, đánh bắt hải sản để đảm bảo cuộc sống. Mỗi lần về đất liền nghỉ phép, thầy lại tranh thủ tham gia các lớp tập huấn để nâng cao trình độ. “Có lần học sinh vẽ tặng em bức tranh nhân ngày 20/11 mà em chính là nhân vật trong đó. Các phụ huynh nhiều lần biếu thầy bó rau, con cá, miếng thịt. Những món quà tuy nhỏ nhưng chứa đựng tình cảm chân thành, khiến em xúc động. Sau 5 năm, nếu được ở lại tiếp, em rất sẵn sàng” - thầy giáo 9X cười nói.

“Không nỡ rời bỏ các em đâu, thương lắm”

Cô giáo Thúy Ngân sinh năm 1991, sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Sài Gòn, khoa Giáo dục Mầm non, cô Ngân ngay lập tức về quê xin việc. Không xin vào những nơi có điều kiện tốt, phồn hoa đô thị hay những trường học đầy đủ cơ sở vật chất, cô Ngân về quê và nhất định muốn xin vào trường mầm non Thạnh An ( Cần Giờ) để giảng dạy.

Sinh ra trong gia đình có 7 anh chị em.Từ nhỏ, Ngân đã trông các em và thậm chí còn thích trông cả em nhà hàng xóm.Có những lúc, Ngân còn tập hợp các em nhỏ lại rồi tập làm cô giáo, tổ chức lớp học như một cô giáo thực thụ. Cho đến nay cũng đã 5 năm gắn bó với nghề, từng ngày gần gũi với các em nhỏ trên lớp và coi các em như những người thân ruột thịt, cô Ngân vẫn không có ý định chuyển công tác dù có những cơ hội và điều kiện tốt hơn.

Nói về mong muốn của mình, cô Ngân cho biết: “Tôi luôn muốn tiếp tục cống hiến, góp phần cho sự nghiệp giáo dục và mong muốn trẻ em ngoài đảo với đất liền rút ngắn khoảng cách laị với nhau, để các em đỡ thiệt thòi hơn. Hạnh phúc của tôi là từng ngày được gắn bó với các em tại huyện đảo. Không nỡ rời các em trên quê hương mình đâu, thương lắm!”

Trong số 42 thầy cô giáo được tuyên dương, có những người đã dành cả tuổi thanh xuân của mình cho biển đảo với 29 năm gắn bó với nghề như cô Nguyễn Thị Bích Thủy, giáo viên Trường Tiểu học Lại Sơn, xã đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang.

Cô  kể: “Ngày đầu tiên ra đảo là năm 1987, các phương tiện liên lạc đều hạn chế, nước và điện rất hiếm, dân cư thưa thớt, phụ huynh muốn con em đi biển chứ không muốn con em đến trường, đời sống nhân dân còn gặp khó khăn. Các em thường xuyên bỏ học, mỗi lần đi dạy lội qua núi 3, 4 giờ, đường dốc núi rất cao, kỉ niệm nhớ nhất là lạc đường vì đường mòn nhiều không nhớ. Tôi chỉ mong muốn các em học trò trên xã đảo được quan tâm nhiều hơn nhất là được tiếp cận những công nghệ hiện đại như phòng dạy ngoại ngữ, máy chiếu,để các em bắt kịp với các em học sinh trên đất liền”.

Thầy Đoàn Văn Kiều (Sơn Hải, Tiền Giang) mong muốn, Bộ GD-ĐT quan tâm hơn nữa đến các chế độ của giáo viên. Bản thân tôi cũng đã từng hướng dẫn học sinh đạt giải 3 nghiên cứu khoa học cấp Quốc gia. Tuy nhiên, ở xã đảo học sinh chỉ học hết lớp 9, nhiều em học sinh giỏi và khá nhưng nhà nghèo nên đành nghỉ học. Các thầy cô rất đau xót nhưng lực bất tòng tâm, giá như có những chế độ cho những học sinh khá giỏi để tiếp tục được học trong đất liền.

Cô giáo Nguyễn Thị Hoàng Yến (sinh năm 1987) đang công tác tại trường Tiểu học và Trung học Cái Chiên, tỉnh Quảng Ninh chia sẻ: “Học trò vừa học vừa phải tranh thủ thời gian để về phụ giúp cha mẹ đi biển, hay là mò cua bắt ốc. Điện ở trên đảo cũng không đầy đủ nên học trò phải học dưới ngọn đèn leo lét. Sống ở đảo tôi phải học đánh cá để hoà nhập vào cuộc sống của người dân nơi đây. Để cô trò thêm gần gũi, giờ ra chơi cô trò chúng tôi ngồi tết tóc cho nhau, tôi nghe các trò kể chuyện và hiểu thêm về các em”. 

Thầy Nguyễn Đỗ Quang Liêm (sinh năm 1981), là giáo viên trường Tiểu học Mỹ Khê, đảo Phú Quý, Bình Thuận giãi bày: “Nhiều lúc áp lực công việc quá lớn tôi muốn từ bỏ nhưng vì học trò, vì nụ cười các em tôi lại lên lớp. Nhiều hôm đến giờ học các em lại đi biển, tôi phải phụ giúp các em”.

Còn thầy Lê Xuân Quyết (Trường Sa) chia sẻ: “Ngày ra đảo, câu chuyện của em Nguyễn Hà Bảo Châu tại huyện đảo Trường Sa khiến tôi ám ảnh. Bảo Châu kể em đang ngủ thì mơ thấy đi vào tiệm mua bánh mỳ, còn chưa kịp ăn thì mẹ đánh thức dậy. Em tiếc nói rằng đang mơ chưa kịp ăn thì lại tỉnh dậy mất. Mẹ em thương con cứ áy náy mãi, rồi nói rằng nếu biết con đang ăn thì mẹ sẽ không đánh thức con... Lần đầu tiên tôi lên tàu ra đảo tôi say sóng vật vờ trên tàu nhưng đến bây giờ thì đã quen. Khi đặt chân lên đảo, tôi không ngờ một ngôi trường lại thô sơ như vậy và càng thêm thương các trò. Mỗi lần nhìn thấy khuôn mặt trẻ thơ của học trò, tôi lại thấy muốn gắn bó thật lâu với Trường Sa. Nhiều người hỏi tôi về việc làm cách nào để được ra Trường Sa công tác, tôi thấy rất ấm lòng và xúc động. Tôi hi vọng sẽ có nhiều thế hệ thanh niên, giáo viên tiếp nối chúng tôi đến với Trường Sa”.

Khi phóng viên hỏi thầy Quyết: “Em yêu trò như vậy, hẳn em có thần tượng về người thầy của mình?”, không ngại ngần, thầy chia sẻ: “Đó là mẹ em. Dù mẹ em chỉ là cô giáo mầm non và mẹ đã phải bỏ việc giữa chừng, vì cuộc sống mưu sinh, lo cho chị em em ăn học. Thế nên, em và chị gái em đã đi tiếp ước mơ của mẹ...”.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...