Tính mạng người dân không thể thay thế

Khu vực cách lý nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho nhân dân.
Khu vực cách lý nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho nhân dân.
(PLVN) - Đó là câu nói ấn tượng, gây xúc động mạnh với nhân dân cả nước của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2020.

Trước diễn biến dịch Covid-19 đang lây lan trên thế giới, Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm của Việt Nam là “chống dịch như chống giặc” và cho rằng hệ thống chính trị đã chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 một cách căn bản, đạt kết quả đáng mừng.

Đúng là đáng mừng, bởi Việt Nam nằm gần Trung Quốc, nơi xuất phát SARS-Cov-2 và bây giờ đang trở thành nỗi ám ảnh không chỉ với nước này. Hôm qua - 3/3, Covid-19 đã xuất hiện tại 76 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến 90.433 người nhiễm nCoV, trong đó 3.118 trường hợp tử vong, tăng 66 ca so với ngày 2/3. Không chỉ thiệt hại về người, nền kinh tế thế giới đã “thấm đòn” vì Covid-19. Với nước ta, không chỉ du lịch, nhiều doanh nghiệp đang phải đối diện việc tạm ngừng sản xuất vì thiếu nguồn cung nguyên vật liệu.

Đánh giá cao sự đóng góp phòng chống dịch của các cấp, các ngành, các địa phương, kể cả các đại sứ ở nước ngoài, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Chúng ta thực hiện mục tiêu kép là vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế nhưng ưu tiên hàng đầu của Chính phủ là kiên quyết chống dịch để bảo vệ tính mạng, sức khỏe người dân. Kinh tế có khó khăn, có thể tìm giải pháp hỗ trợ nhưng tính mạng của người dân thì không thể thay thế. Chúng ta chấp nhận tiếp tục hy sinh lợi ích kinh tế trong ngắn hạn để bảo đảm an toàn cho người dân”.

Phương châm chống dịch của Chính phủ là khẩn trương, kiên quyết nhưng bình tĩnh, đúng mức, không chủ quan. Thông tin đến người dân, đến quốc tế minh bạch, chuẩn xác, công khai và kịp thời. Ngành Y tế phối hợp ngành Truyền thông và hệ thống báo chí nước nhà đã và đang làm tốt, làm hiệu quả việc này. Trên dưới một lòng, từ khi công bố dịch đến nay, từng người dân, từng địa phương, từng tổ chức, đơn vị đã và đang chủ động ứng phó tốt nhất một cách hiệu quả nhất.

Đối với người nhiễm bệnh, người xuất phát từ vùng dịch thì cách ly là phương pháp tốt nhất để chống dịch lây lan. Kinh nghiệm từ các quốc gia như Iran cho thấy con đường lây nhiễm SARS-Cov-2 và bùng phát Covid-19 đang hết sức khó lý giải. Do vậy, không chủ động cách ly, do dự là sai lầm nghiêm trọng. Việt Nam đã và đang tiếp tục tổ chức thực hiện các biện pháp cách ly và giao việc này cho Quân đội đảm nhận và đã chăm lo chu đáo người cách ly, từ ăn ở, mùng màn, chăn gối... thể hiện bản chất ưu việt của chế độ.

Công tác phòng chống dịch Covid-19 đang chuyển dần sang trạng thái mới, bên cạnh ngăn chặn lây nhiễm từ bên ngoài thì tích cực phòng ngừa lây nhiễm trong cộng đồng, nhất là khâu phát hiện bệnh. Kiên trì với “mục tiêu kép”, không để dịch Covid-19 lây lan, bảo đảm an toàn tính mạng và sức khỏe của người dân; đồng thời, thực hiện mục tiêu bảo đảm sự phát triển của đất nước. Việt Nam đã và đang làm hết sức mình để có một môi trường tốt nhất vì con người một cách lâu dài. 

Đọc thêm

Hà Nội: Thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày mai - 22/4

Hà Nội: Thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày mai - 22/4
(PLVN) - Từ ngày mai - 22/4, UBND TP Hà Nội sẽ triển khai thí điểm thủ tục cấp Phiếu lý lịch Tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) cho các trường hợp công dân Việt Nam trên địa bàn TP Hà Nội có tài khoản định danh điện tử mức độ 2 có nhu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Một vụ kiện tranh chấp về thừa kế tài sản tại TP Hồ Chí Minh: Công an huyện Bình Chánh xác định một số nội dung kê khai là giả mạo

Một vụ kiện tranh chấp về thừa kế tài sản tại TP Hồ Chí Minh: Công an huyện Bình Chánh xác định một số nội dung kê khai là giả mạo
(PLVN) - Từ 4 năm nay, một số cơ quan chức năng và tổ chức tại TP HCM như TAND quận 8, Sở KH&ĐT, Công an huyện Bình Chánh, Bệnh viện Chợ Rẫy… đã giải quyết và có ý kiến tham gia về một vụ kiện tranh chấp thừa kế tài sản có nhiều tình tiết pháp lý thú vị; nhưng đến nay sự việc vẫn chưa đi tới hồi kết.

Vợ có được sử dụng thiết bị định vị để theo dõi chồng?

Vợ có được sử dụng thiết bị định vị để theo dõi chồng?
(PLVN) - Bạn Văn Ngọc (Hà Nội) hỏi: Tôi thường xuyên phải đi công tác, vợ tôi cứ hay nghi ngờ tôi có người tình ở ngoài. Do vậy, vợ tôi bảo là sẽ gắn chíp định vị trên ô tô để tiện theo dõi và giám sát chồng khi đi công tác xa. Xin hỏi, vợ tôi mà làm như vậy thì có được không? Nếu không được thì có thể sẽ đối diện với chế tài xử lý nào theo quy định của pháp luật?

Động thái tích cực sau bài viết về một số khu tái định cư tại Huế 'khát nước'

Người dân khu Hương Sơ 9 dự kiến sẽ được cung cấp nước sạch trong tháng 4/2024. (Ảnh trong bài: Tám Bảy)
(PLVN) - Mới đây, báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã có bài phản ánh việc người dân tại khu tái định cư (TĐC) Hương Sơ 9 và 10 (tổ dân phố 6 và 5, phường Hương Sơ, TP Huế), tới đây ở từ trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 nhưng phải sống trong cảnh chưa có nước sạch. Sau khi Báo đăng, chủ đầu tư, đơn vị thi công và Cty CP Cấp nước Thừa Thiên Huế đã có những động thái tích cực.

Đừng xem nhẹ khâu lấy ý kiến

Ảnh minh họa - Ảnh TTXVN.
(PLVN) - Mới đây, UBND một TP phía Nam ban hành Quy chế tổ chức họp báo, quy định tổ chức họp báo định kỳ mỗi quý một lần và đột xuất khi có chuyên đề, sự việc quan trọng. Bản quy chế này đặc biệt được các cơ quan báo chí truyền thông quan tâm, khi có một số yêu cầu như phóng viên phải gửi câu hỏi trước họp báo 3 ngày, đặt câu hỏi bổ sung tại cuộc họp phải phù hợp “tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí đang công tác”.

Chính phủ ban hành Nghị định về hoạt động lấn biển

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Chính phủ mới ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 quy định về hoạt động lấn biển. Theo đó, khu vực biển được xác định để lấn biển phải được xác định cụ thể vị trí, diện tích, ranh giới, tọa độ theo quy định của pháp luật về đo đạc và bản đồ.