“Tính mạng” biệt thự cũ Hà Nội và người dân sinh sống đang “nguy kịch”

(PLO) - Đó là cảnh báo của kiến trúc sư Đoàn Bắc, Viện Nghiên cứu Doanh nghiệp vừa và nhỏ, xuất phát từ nhận định về cách quản lý nhiều bất cập vừa gây lãng phí của công vừa tiềm ẩn nguy hiểm cho những người dân sinh sống tại các biệt thự cũ hiện nay trên địa bàn TP, nhất là sau sự kiện một biệt thự cũ trên phố Trần Hưng Đạo đổ sập gây thương vong mới đây.
Kiến trúc sư (KTS) Đoàn Bắc nhấn mạnh: “Nếu chính quyền không có giải pháp kịp thời, nhanh chóng thì sẽ có nhiều biệt thự cho thuê đang ở trong tình trạng xuống cấp sẽ đổ sập nay mai”. 
Biệt thự cũ ở Hà Nội
Biệt thự cũ ở Hà Nội 
Quản lý biệt thự còn lỏng lẻo, lãng phí 
Theo báo cáo của UBND TP.Hà Nội, trên địa bàn hiện có 970 biệt thự, trong đó 752 nhà thuộc nhóm đạt tiêu chí bảo tồn cần được đưa vào danh mục quản lý, 22 nhà không phải biệt thự, 15 nhà xuống cấp, 8 nhà bị phá dỡ trái quy định... 
UBND TP cũng đưa 207 biệt thự thuộc sở hữu nhà nước vào diện không được bán. Đặc biệt, khu vực phố cũ Hà Nội có tổng cộng 1.253 biệt thự nằm trong danh mục biệt thự Pháp có giá trị, trong đó xếp nhóm 1 (giá trị đặc biệt) có 225 biệt thự, xếp nhóm 2 (giá trị đáng chú ý) có 382 biệt thự, xếp nhóm 3 (giá trị trung bình) có 646 biệt thự. 
Trong số 225 biệt thự xếp nhóm 1 xây dựng từ trước năm 1954 thì quận Ba Đình có 115 biệt thự, quận Hoàn Kiếm có 86 biệt thự, quận Hai Bà Trưng có 21 biệt thự, quận Tây Hồ có 3 biệt thự. 
Đối với biệt thự cũ xây dựng trước năm 1954 thì việc bảo tồn được thực hiện theo quy định của Quy chế quản lý và sử dụng nhà biệt thự được xây dựng trước năm 1954 trên địa bàn TP.
Sau năm 1990, kinh tế phát triển kèm theo giá bất động sản tăng cao, TP đã mở cuộc tổng điều tra, đo vẽ và lập hồ sơ hiện trạng hầu hết các biệt thự là nhà công cũng như tư để quản lý. Tuy nhiên, sau  khi được đánh giá toàn diện các biệt thự thì chủ yếu chỉ để thu tiền thuê nhà, hóa giá bán nhà cho cư dân cũ. Chỉ một số biệt thự được sửa chữa cẩn thận.
Đến những năm 2000, Hà Nội một lần nữa tổng điều tra, nghiên cứu và đánh giá xếp hạng lịch sử cho các biệt thự. Những căn nào “có số có má” thì được đưa vào diện quy hoạch “treo” về di sản kiểu như nhà cổ Đường Lâm. 
Vào dịp năm 2010 đã rộ lên chủ trương đền bù, thu hoặc mua lại các biệt thự này để chuyển đổi chức năng và qua đó đầu tư để cải tạo, tu bổ toàn diện “di sản”. Nhưng sau Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, đến giờ vẫn chỉ… họp và họp mà thôi.
Trước thực trạng đó, Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP đã nhiều lần kiến nghị lên TP về các vấn đề liên quan đến các biệt thự cũ nhưng KTS Đoàn Bắc cho biết: “Lãnh đạo TP còn phải chờ chủ trương của trên vì việc này phức tạp, phải họp liên ngành và trình. Chuyện bảo tồn di sản thì phải đợi ý kiến của cơ quan quản lý văn hóa” trong khi “tính mạng” của các biệt thự và cả của những người dân sinh sống ở đây đang trong tình trạng “nguy kịch”.
Vẫn “lùng bùng” tiêu chí phân loại biệt thự
Tại Hội thảo “Tìm giải pháp quản lý biệt thự Hà Nội” được tổ chức mới đây, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn nhấn mạnh, cần đặc biệt quan tâm tới tiêu chí xác định, phân loại nhà biệt thự, phải đưa ra danh mục cụ thể cái nào được bán, cái nào cần giữ lại. Khi xác định được giá trị phải có giải pháp cụ thể để bảo tồn…
Đa số các biệt thự cần bảo tồn đều nằm ở những vị trí nhạy cảm, chính vì vậy các chuyên gia về kiến trúc và xây dựng của TP đều cho rằng nếu bán thì cũng phải quản lý, cải tạo như thế nào để phù hợp với quy hoạch, kiến trúc của toàn khu vực. 
Chính Chủ tịch UNBD TP Nguyễn Thế Thảo cũng khẳng định, cùng với việc xác định tiêu chí, phân loại các biệt thự, phải có kế hoạch quản lý, bảo tồn cũng như đưa ra cơ chế cụ thể. Quy chế quản lý phải chi tiết, đặc biệt là về trách nhiệm của cơ quan, đơn vị quản lý, chủ sở hữu, người sử dụng.
Trong khi đó, đại biểu Trần Trọng Dực, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội cho rằng, UBND TP loại 312 biệt thự khỏi Nghị quyết 18 là trái thẩm quyền. Một số trường hợp cụ thể như ở 52 Ngũ Xá, 333 Hoàng Hoa Thám, 38 Hoàng Hoa Thám đều còn nguyên trạng nhưng trong báo cáo lại đánh giá “biến dạng hoàn toàn” là không đúng sự thật.
Vì vậy, TP.Hà Nội đã có yêu cầu Thanh tra TP thanh tra toàn diện việc liên ngành đề xuất UBND TP xác định 312 biệt thự tại Quyết định 7177 của UBND TP, trong đó có 218 biệt thự thuộc danh mục của Đề án quản lý nhà biệt thự trên địa bàn TP không thuộc đối tượng quản lý, sử dụng theo Quy chế và quản lý, sử dụng nhà biệt thự được xây dựng trước năm 1954.
Hôm qua (23/9), Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đã có văn bản về việc yêu cầu UBND TP. Hà Nội giải quyết sự cố công trình  biệt thự 107 Trần Hưng Đạo; đồng thời yêu cầu rà soát các công trình xây dựng có dấu hiệu nguy hiểm hoặc hết niên hạn sử dụng trong cả nước. 

Tin cùng chuyên mục

Lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế đang nỗ lực tìm kiếm 2 người trên xe chở rác mất tích khi rơi xuống sông.

Tìm kiếm 2 nạn nhân rơi theo xe rác xuống sông

(PLVN) - Chiều 21/11, lực lượng chức năng huy động tối đa lực lượng triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn vụ ô tô chở rác đâm lan can cầu treo Bình Thành (Thừa Thiên Huế) rồi lao xuống sông khiến hai người mất tích.

Đọc thêm

Dự án sân bay Long Thành: Đề xuất dùng nguồn tiết kiệm làm đường cất hạ cánh thứ 2

Dự án sân bay Long Thành đang được xây dựng. (Ảnh: Thiên Phúc)
(PLVN) - Ngày 15/11, TCty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết đã đề xuất dùng tiền tiết kiệm từ chi phí dự phòng và đấu thầu để xây dựng đường cất hạ cánh thứ 2 của Cảng hàng không quốc tế Long Thành. ACV cho rằng nguồn tiết kiệm trong quá trình thực hiện dự án thành phần 3 của dự án góp phần quan trọng trong việc đầu tư đường cất hạ cánh thứ 2 sân bay Long Thành giai đoạn 1.

Tàu SE7 trật bánh khi qua Hà Tĩnh

Tàu SE7 trật bánh khi qua địa bàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh). Ảnh: CTV
(PLVN) - Tàu SE7 bị trật bánh khỏi đường ray khi qua địa bàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) hành khách đã được di chuyển bằng ô tô đến ga mới để tiếp tục hành trình.

Kiến nghị ngừng gia hạn hoạt động xe điện ở Lâm Đồng

Kiến nghị ngừng gia hạn hoạt động xe điện ở Lâm Đồng
(PLVN) - Hai công ty xe điện hoạt động ở TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) có nhiều vi phạm chiếm tỷ lệ 61,33% trên tổng số đầu xe đang hoạt động trên địa bàn. Công an tỉnh Lâm Đồng đã kiến nghị ngừng gia hạn và cấp mới loại hình xe điện đối với 2 công ty này.

Dự án sân bay Long Thành: Đường cất, hạ cánh dự kiến sẽ vượt tiến độ 3 tháng

Sân bay Long Thành sẽ có thiết bị hỗ trợ hạ cánh chính xác ILS/DME đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về hàng không. (Ảnh: Phan Trang)
(PLVN) - TCty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa có báo cáo gửi Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT về tiến độ triển khai dự án thành phần 3 - Các công trình thiết yếu trong cảng hàng không thuộc dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Long Thành giai đoạn 1.

Thái Nguyên dồn lực cho dự án đường Vành đai V

Dự án đang được các đơn vị thi công gấp rút hoàn thiện theo tiến độ đề ra.
(PLVN) - Với quyết tâm “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, thi công “3 ca 4 kíp” xuyên ngày, xuyên đêm, cùng tinh thần “vượt nắng, thắng mưa, không thua gió bão”, chủ đầu tư và nhà thầu thi công đang dồn lực để đẩy nhanh tiến độ dự án đường Vành đai V (đoạn từ huyện Phú Bình nối với tỉnh Bắc Giang)