Tình hình kinh tế - xã hội: Mảng tối nông nghiệp

Tình hình kinh tế - xã hội: Mảng tối nông nghiệp
(PLO) - Ghi nhận những kết quả kinh tế - xã hội đạt được song tại buổi thảo luận tổ chiều qua (25/5), nhiều đại biểu đã thẳng thắn chỉ ra những yếu kém của nền kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp…
Đại biểu (ĐB) Trần Hoàng Ngân (TP.HCM) cảnh báo sự đóng góp của nông nghiệp vào tăng trưởng GDP đang giảm sút trong khi đóng góp của khu vực FDI lại đang tăng lên, điều này đúng như nhận định của Ủy ban Kinh tế, sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế độc lập tự chủ của chúng ta. Đặc biệt, trong quý 1/2015, nông nghiệp vẫn tiếp tục khó khăn khi tăng trưởng 2,14%, thấp nhất trong 5 năm qua. 
“Hiện nông nghiệp là lợi thế nhưng bây giờ là thách thức. Hầu như chi phí đầu vào cho nông nghiệp đều tăng và phụ thuộc nước ngoài, không biết chừng một ngày nào đó chúng ta phải nhập nông sản...”- ông Ngân lo ngại. 
Cũng theo ĐB này, nông nghiệp tăng tưởng thấp lại không ổn định. “Đất nước có đến 67% dân số nông thôn, 46% lao động nông nghiệp, nhưng chỉ đóng góp 18% GDP. Chúng ta cần xác định công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tri thức hóa nông nghiệp là ưu tiên hàng đầu!”- ĐB Ngân đề nghị Quốc hội nên sớm có nghị quyết về tam nông.
Theo ĐB Trần Du Lịch, chỉ số giá CPI chưa năm nào thấp như năm qua và đây là dư địa thuận lợi để điều chỉnh các chính sách khác như chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa. Tuy nhiên theo ĐB này, chúng ta vẫn chưa tận dụng được cơ hội đó. Có hai vấn đề, theo ông “không có gì mới”,  đó là tái nhập siêu và nông nghiệp. 
Nếu như tái nhập siêu là “căn bệnh” trầm kha có nguyên nhân sâu xa từ cơ cấu kinh tế chứ không phải điều hành và chúng ta chưa bao giờ “chữa bệnh” từ gốc và cũng chưa có “bài thuốc” hiệu nghiệm nào thì nông nghiệp nổi lên là vấn đề sản xuất thừa so với thị trường, kể cả trong nước và xuất khẩu... 
Chúng ta đang bán cái chúng ta có chứ không phải cái người ta cần mua. Sản xuất thì theo phong trào, người nông dân chao đảo...”- ông Lịch phát biểu. Theo ông, những vấn đề này không có gì xa lạ. “Vấn đề là tái cơ cấu nền kinh tế quá chậm, cứ xoay thế này không có gì giải quyết được...”- ông Lịch khẳng định. Chẳng chờ đến Nghị quyết tam nông, ông sốt ruột: “Cần phải có chính sách như thế nào đấy...”.
Cầm bài báo của nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đăng cách đây 15 năm, ĐB Võ Thị Dung (TP.HCM) chua chát cho rằng nông nghiệp ngày đó vẫn nan giải như ... hiện nay. “Hôm qua Bộ Công Thương gửi tài liệu trả lời chất vấn cho ĐBQH. Bộ trưởng chỉ tìm đường bán hàng thôi, còn sản xuất thế nào, chất lượng ra sao hầu như không thấy nói đến. Chúng ta kêu gọi tấm lòng trong nước, giờ ra đến nước ngoài...”- ĐB Dung nhận xét. 
Dẫn ra thực tế quy hoạch của Bộ NN&PTNT về diện tích cây mắc ca đến năm 2020 là 10.000ha nhưng thực thế riêng Lâm Đồng đã trồng trên 200.000ha, bà Dung đề nghị Chính phủ phải siết lại vấn đề quy hoạch.
ĐB Nguyễn Ngọc Hòa (TP.HCM) dành toàn bộ nội dung đóng góp của mình cho vấn đề nông nghiêp, đặc biệt đưa ra những kiến nghị rất cụ thể cho Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương. Với Bộ NN&PTNT, ĐB Hòa  đề nghị phải thật cụ thể quy hoạch, trồng cây gì, con gì, bao nhiêu, ở đâu..., khâu sản xuất phải tập trung vào hiệu quả kinh tế, kiểm soát chất lượng, đầu tư công nghệ sau thu hoạch, xây dựng mô hình để tập hợp nông dân. 
Ông kể lại câu chuyện đi tiếp xúc ở Đồng Tháp, để thu hút các cháu tốt nghiệp đại học về làm HTX nông nghiệp, chính quyền đã trích một phần ngân sách chi hỗ trợ, tuy nhiên khi kiểm toán vào thì bị xuất toán vì chưa thuộc danh mục được chi. 
“Phải có chính sách thu hút cán bộ có kiến thức nông nghiệp, thị trường vào HTX nông nghiệp để tổ chức tiêu thụ sản phẩm cho nông dân...”- ĐB Hòa đề nghị. 
Với Bộ Công Thương, cho rằng Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ nông sản chủ yếu,  do vậy cần xác định để có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư xây hệ thống logistic, hệ thống kho để phục vụ cho việc tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, tiến tới giảm giao dịch biên mậu nhỏ lẻ và tăng dần chính ngạch... 
Trách nhiệm của các Bộ, ngành trong việc sử dụng ngân sách
Góp ý vào quyết toán ngân sách 2013, ĐB Võ Thị Dung cho rằng Chính phủ chỉ thay đổi con số, còn tồn tại... vẫn như cũ. ĐB Trương Thị Ánh băn khoăn khi một số đơn vị, Bộ, ngành sử dụng không hết ngân sách, như Bộ GD&ĐT mới sử dụng 96,4% , Bộ KH&CN 83%... trong khi nhiều nội dung cần hỗ trợ ngân sách thì không có, như giáo dục mầm non, phổ thông. “Có phải các Bộ, ngành này tiết kiệm cho ngân sách nhà nước không, hay trách nhiệm của Bộ, ngành trong việc sử dụng ngân sách, gây lãng phí lớn...”- bà Ánh đặt câu hỏi.
ĐB Trần Du Lịch dẫn số liệu thu, chi ngân sách và thẳng thắn: “Thu cũng tăng 32%, chi cũng 32%, Quốc hội quyết dự toán ngân sách để làm gì khi con số thực thi chênh đến 32%?”. Trong báo cáo của Chính phủ ghi: “Một số địa phương chưa nghiêm túc trong đầu tư...”, ĐB Trần Du Lịch đề nghị chỉ rõ ra. “Nói chung chung không có địa chỉ sửa sao được. Đề nghị địa phương nào vi phạm khi bố trí ngân sách cắt luôn. Chứ nói chung chung thế này rồi biểu quyết thông qua, hòa cả làng...”- ĐB Trần Du Lịch đề nghị. Ông cũng đặc biệt lưu ý vấn đề xã hội hóa sân bay, bến cảng... “Chính phủ phải đặc biệt lưu ý, khi anh mua bằng tiền thật của anh thì được, nhưng lại đi vay vốn ngân hàng đề mua thì không được. Vốn tín dụng là hữu hạn, vay ngân hàng để mua thì vốn đâu cho sản xuất kinh doanh, bao giờ mới giảm được lãi suất...”.

Đọc thêm

Chủ tịch nước dự chương trình 'Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản'

Chủ tịch nước Lương Cường tặng quà các gia đình ở xã biên giới Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
(PLVN) - Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, các đơn vị Bộ đội Biên phòng (BĐBP) trong cả nước đã có nhiều mô hình, chương trình, cách làm thiết thực giúp dân như: Chương trình “Xuân tình nguyện”, “Tết vì người nghèo”, “Hũ gạo tình thương”, “Áo ấm cho em”, “Bánh chưng xanh”… Năm nay, tổng số tiền các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị dành tặng chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” trên cả nước là gần 25 tỷ đồng.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà tại tỉnh Phú Thọ

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà tại tỉnh Phú Thọ
(PLVN) - Ngày 10/1, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn công tác đã đến thăm chúc Tết cán bộ, chiến sỹ Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh và tặng quà các gia đình chính sách, người nghèo, công nhân, người lao động, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Phú Thọ.

Rõ người, rõ trách nhiệm

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương vừa tổ chức, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài phát biểu quan trọng. Một nội dung đáng lưu ý, Tổng Bí thư đặt vấn đề liên quan lĩnh vực hợp tác quốc tế: “Từ 2021 đến nay chúng ta có 579 cam kết, thỏa thuận, dự án hợp tác được ký kết qua hoạt động đối ngoại với 69 đối tác. Vậy có ai theo dõi việc triển khai hay thúc đẩy các thỏa thuận, hợp đồng này? Tác dụng thế nào? Hay ký chỉ để mà ký”.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết tại Lai Châu

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết tại Lai Châu
(PLVN) -  Trong khuôn khổ chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản”, chiều nay (9/1), Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã đến thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và các lực lượng vũ trang xã Pa Tần; tặng quà cho các gia đình chính sách và hộ nghèo của xã Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo về Trung tâm Tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính (Ảnh:VGP)
(PLVN) -  Với vai trò Trưởng Ban, Thủ tướng cùng các Phó Trưởng Ban và Ủy viên sẽ chỉ đạo định hướng chiến lược, xây dựng cơ chế, chính sách và điều phối nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng, nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Việt Nam thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế.

Bộ Quốc phòng tổng kết công tác chuyển đổi số 2024: Nhiều chuyển biến tích cực

Thượng tướng Lê Huy Vịnh kết luận Hội nghị.
(PLVN) - Năm 2024, nhiều nội dung, nhiệm vụ về cải cách hành chính, chuyển đổi số (CCHC,CĐS) được thực hiện với quyết tâm cao. Công tác CCHC,CĐS trong Bộ Quốc phòng (BQP) có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều nội dung hoàn thành tốt, nổi bật là đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) trên môi trường điện tử.

Không quân bay chào mừng, bắn pháo lễ, diễu binh kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Hướng tới lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ tổ chức các hoạt động trọng điểm như không quân bay chào mừng, bắn pháo lễ, diễu binh và diễu hành. Các lực lượng tham gia đã bắt đầu huấn luyện chặt chẽ qua nhiều giai đoạn, với yêu cầu cao về sự phối hợp, kỷ luật và an toàn tuyệt đối.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Làm tổ cho 'đại bàng' và những cánh đồng cho 'đàn ong' làm mật

Tổng Bí thư Tô Lâm: Làm tổ cho 'đại bàng' và những cánh đồng cho 'đàn ong' làm mật
Sáng 8/1, Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Tổng Bí thư Tô Lâm đến dự và có bài phát biểu quan trọng chỉ đạo hội nghị. Báo CAND trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư. 

“Chìa khóa” để hưng thịnh, giàu mạnh

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Amandeep Singh Gill, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi, đồng thời là Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Công nghệ đang thăm, làm việc tại Việt Nam.