Tin mới nhất về nữ sinh giỏi quên đăng ký trúng tuyển trượt ĐH Luật

Thí sinh Đặng Thị Huyền.
Thí sinh Đặng Thị Huyền.
(PLO) - Đại học Luật Hà Nội mới có công văn gửi Cục Khảo thí và Kiểm định Chất lượng giáo dục, Bộ GD-ĐT đề nghị Bộ GD-ĐT đồng ý cho bảo lưu kết quả tuyển sinh năm 2016 của thí sinh dân tộc miền núi Đặng Thị Huyền.

Cũng theo Công văn, sau khi nhận được Công văn của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 7/11 “về việc nhập học của thí sinh Đặng Thị Huyền”, ngày 10/11/2016, Hội đồng tuyển sinh trường đã họp dưới sự chủ trì của Chủ tịch hội đồng của ông Lê Tiến Châu - Hiệu trưởng nhà trường. 

Các thành viên Hội đồng tuyển sinh nhận định, cần xem xét vấn đề một cách thấu tình, đạt lý, đảm bảo quyền lợi cho thí sinh (đặc biệt thí sinh là người dân tộc, học giỏi) nhưng trên tinh thần tuân thủ đúng quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT.  

Căn cứ vào quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các văn bản hướng dẫn thi hành, lịch tuyển sinh (liên quan đến trách nhiệm của thí sinh), về nguyên tắc, trường Đại học Luật Hà Nội đã thực hiện đúng Quy chế tuyển sinh của Bộ, do đó trường có quyền từ chối tiếp nhận thí sinh Đặng Thị Huyền.

Trường Đại học Luật Hà Nội cũng nhận thấy việc tiếp nhận thí sinh Đặng Thị Huyền vào học Khóa 41 không thể thực hiện được vì thí sinh đã được xem là “từ chối nhập học” theo đúng quy chế.

Bên cạnh đó, nếu căn cứ vào Quy chế tuyển sinh hiện hành, việc bảo lưu kết quả tuyển sinh chỉ được áp dụng đối với các thí sinh đủ điều kiện nhập học, thì không thể vận dụng với thí sinh Đặng Thị Huyền.

Trong khi đó, Công văn số 5453/BGDĐT-KTKĐCLGD của Bộ Giáo dục và Đào tạo có nội dung: “Bộ GD-ĐT chuyển tới trường đơn đề nghị của thí sinh, công văn của Sở GD-ĐT Hà Giang. Đề nghị trường Đại học Luật Hà Nội căn cứ vào hoàn cảnh thực tế của gia đình và thí sinh và ý kiến của Sở GD-ĐT Hà Giang để xem xét, tiếp nhận thí sinh Đặng Thu Huyền vào học ngành thí sinh đã trúng tuyển”. Trường Đại học Luật Hà Nội nhận thấy việc thí sinh Đặng Thị Huyền không hoàn thành thủ tục tuyển sinh là do lỗi của thí sinh. Tuy nhiên, việc này diễn ra một phần là do điều kiện khó khăn của gia đình thí sinh nói riêng cũng như đồng bào dân tộc sinh sống tại miền núi nói chung, mặt khác năm 2016 là năm thứ hai Bộ Giáo dục và Đào tạo đổi mới công tác tuyển sinh, ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyển sinh, thực tế có những hạn chế nhất định đối với thí sinh vùng sâu vùng xa. 

Để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh, đảm bảo chính sách đối với thí sinh người dân tộc, trường Đại học Luật Hà Nội đề nghị Bộ GD-ĐT đồng ý cho trường Đại học Luật Hà Nội bảo lưu kết quả tuyển sinh năm 2016 của thí sinh Đặng Thị Huyền để thí sinh Đặng Thị Huyền được theo học ngành Luật cùng Khóa 42 (niên khóa 2017-2021).

Như báo Pháp luật Việt Nam thông tin, năm học 2015-2016, Đặng Thị Huyền (Trường Phổ thông dân tộc nội trú cấp 2 - cấp 3 Yên Minh - Hà Giang) được chọn dự thi học sinh giỏi quốc gia môn Địa lý và đạt giải Ba. Trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia, Huyền cũng đạt điểm khá cao, với tổng điểm 27,5  ( tính thêm điểm cộng ưu tiên dành cho học sinh dân tộc thiểu số, vùng khó khăn). Sau khi nhận giấy báo điểm, Đặng Thị Huyền đã làm hồ sơ gửi xét tuyển vào hai trường là Đại học Luật Hà Nội (ngành Luật Kinh tế và Luật) và Đại học Sư phạm Hà Nội (ngành Sư phạm Địa và Việt Nam học). Điểm số cho thấy, Huyền trúng tuyển vào Đại học Luật Hà Nội ngành Luật và Đại học Sư phạm Hà Nội ngành Việt Nam học.

Theo quy chế năm nay, trong vòng 5 ngày kể từ khi trường công bố danh sách trúng tuyển trên cổng thông tin điện tử của trường, thí sinh phải gửi giấy chứng nhận kết quả thi về trường. Thời gian gửi giấy trúng tuyển được căn cứ trên dấu bưu điện. Sau thời gian trên, nếu trường không nhận được giấy chứng nhận kết quả thi của thí sinh thì thí sinh đó sẽ được coi như thí sinh ảo và bị loại ra khỏi danh sách trúng tuyển. Tuy nhiên, Huyền đã không gửi giấy chứng nhận kết quả thi vì không biết quy định trên, do đó, Huyền không nhận được giấy báo trúng tuyển. 

Khi được mời về lễ vinh danh những gương mặt học sinh giỏi người dân tộc thiểu số, Đặng Thị Huyền đã viết thư gửi Bộ trưởng Bộ GĐ-ĐT Phùng Xuân Nhạ bày tỏ nguyện vọng được xem xét giải quyết để em có thể bước chân vào ngưỡng cửa đại học như ước mơ. Sở GĐ-ĐT tỉnh Hà Giang cũng có kiến nghị để xem xét, tiếp nhận thí sinh Huyền vào học ngành thí sinh đã trúng tuyển. 

Trả lời báo chí về vấn đề này, đại diện Cục Khảo thí & Kiểm định Chất lượng giáo dục - Bộ GD-ĐT đã khẳng định “Bộ GĐ-ĐT không can thiệp vào quyết định của Đại học Luật Hà Nội”.

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...