Tìm giải pháp để doanh nghiệp tư nhân thực sự lớn

Ảnh minh họa: Doanh nghiệp quy mô đầu tư bé, hiệu quả kinh doanh thấp, tuy nhiên khả năng tránh được các đoàn thanh tra, kiểm tra
Ảnh minh họa: Doanh nghiệp quy mô đầu tư bé, hiệu quả kinh doanh thấp, tuy nhiên khả năng tránh được các đoàn thanh tra, kiểm tra
(PLO) - Theo Chuyên gia kinh tế, TS Võ Trí Thành, doanh nghệp tư nhân (DNTN) Việt Nam từ chỗ chưa có danh bắt đầu chính danh rụt rè và giờ được chính danh. Tuy nhiên, câu hỏi lớn nhất với DNTN hiện nay là làm thế nào để khu vực này thực sự trở thành động lực? Làm thế nào để DNTN thực sự lớn?

Vấn đề được nêu lên tại Diễn đàn doanh nghiệp 2017 với chủ đề “Kiến tạo môi trường cho DNTN phát triển”do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức chiều 26/10.

Doanh nghiệp không muốn lớn

Trưởng Ban Pháp chế VCCI, ông Đậu Anh Tuấn, hiện nay có hơn 600 ngàn DNTN đang hoạt động, dự kiến đến năm 2020 sẽ có 1 triệu DNTN. Hầu hết đều là các DN trẻ thành lập từ năm 2000 trở lại đây và khá lớn là DN siêu siêu nhỏ. Phần lớn DN Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất, đến xây dựng, công nghiệp.

Khảo sát cho thấy, các DN gặp khó khăn ở các phương diện: Khách hàng, thị trường; Tiếp cận vốn vay; Lao động và chất lượng lao động; Thanh tra, kiểm tra; Tiếp cận đất đai; Vấn đề chi phí không chính thức…

Khảo sát cũng cho thấy, với DN quy mô đầu tư bé thì hiệu quả kinh doanh càng thấp. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là nhiều DNTN vẫn khá lạc quan với 48% DN có xu hướng mở rộng quy mô công khai. Với khó khăn về khách hàng, thị trường khảo sát cho thấy mức độ hội nhập kết nối của DNTN vào chuỗi toàn cầu rất là thấp.

Về tiếp cận vốn vay, DN càng lớn càng có khả năng tiếp cận vốn và ngược lại DN càng bé thì khả năng tiếp cận vốn càng thấp. Về lao động và chất lượng lao động, chủ yếu lao động có chất lượng chưa cao.

Về thủ tục hành chính, thuế, phí, lệ phí, đất đai, quản lý thị trường….vẫn là những khó khăn của DNTN. Về thanh tra, kiểm tra, các DN lớn thanh kiểm tra càng nhiều hơn DN bé .“Đây cho thấy nhiều DN càng không muốn lớn, càng lớn càng rủi ro, càng tốn chi phí” – ông Đậu Anh Tuấn nói.

Khảo sát cũng cho thấy, việc tiếp cận đất đai của DNTN cũng còn khó khăn. 65% gặp khó khăn trong thực hiện thủ tục hành chính đất đai, không chỉ giá đất cao, giải phóng mặt bằng… Vấn đề chi phí không chính thức, ông Tuấn cho biết, việc chi trả chi phí này khá phổ biến và tồn tại ở cả DN lớn và DN nhỏ.

Doanh nghiệp không muốn đầu tư bài bản - Vì sao?

Ông Phạm Đình Đoàn – Phó Chủ tịch Hội đồng trung ương các Hiệp hội DN Việt Nam nêu lên một thực tế: Nếu chân chính thì giàu chậm còn lại nhiều DN phải chuyển hướng kinh doanh, trong khi các DN Nhật Bản chỉ sản xuất 1 sản phẩm mà truyền 4-5 đời còn Việt Nam thì không kinh doanh được lâu dài như vậy.

"Do nhận thức kém nên có tính “bầy đàn”, nhiều “quân ta đánh quân mình” vì không có chính kiến, định hướng, chiều sâu". - ông Đoàn nhìn nhận.

Trả lời câu hỏi tại sao DN không đầu từ bài bản, ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng CIEM, cho rằng có hai yếu tố chính. Thứ nhất, nhà nước có nhiều biện pháp can thiệp quá sâu và thị trường, làm sai lệch tín hiệu thị trường. Ví như quy hoạch bao nhiêu ha cà phê, bao nhiêu tấn gạo là vấn đề của thị trường chứ không phải là vấn đề của nhà nước. Theo ông Hiếu, cách can thiệp này làm sai lệch thị trường, khiến DN không biết tự nghiên cứu để tự chủ tự nghiên cứu thị trường để tự quyết định nên đầu tư cái gì, đầu tư như thế nào. Thứ hai, nhà nước giữ mức đầu tư quá lớn và nền kinh tế vĩ mô không ổn định.

Ở góc độ khác, ông Võ Trí Thành cho rằng, điều quan trọng là khả năng thích ứng của DN. Nhiều khi DN không thích ứng được hoặc khó thích ứng thì họ khó có thể đầu tư bài bản. Chẳng hạn như khi nói về người giỏi, có thể họ giỏi nhưng không chắc đã thích ứng được?

Tháo nút thắt từ đâu?

Nhìn nhận về thực trạng DN Việt Nam, TS Võ Trí Thành cho rằng có nhiều DN “to” nhưng đúng nghĩa “lớn” thì chưa có mà chỉ có một số DN “tập lớn” như: FPT, Viettel, Vinamilk.... “DN “lớn” phải có thương hiệu toàn cầu, công nghệ sáng tạo, chi phối được mạng phân phối" – vị chuyên gia này nhấn mạnh.

Theo Phó Viện trưởng CIEM, ông Phan Đức Hiếu, có 3 rào cản với DN hiện nay là: gánh nặng chi phí, thời gian để tuân thủ quy định pháp luật, rủi ro pháp lý và độ an toàn trong kinh doanh. “Mặc dù thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều nghị quyết nhằm cài thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ DN (Nghị quyết 19, Nghị quyết 35) nhưng các Nghị quyết chỉ tập trung giảm gánh nặng chi phí và thời gian ở mức gia nhập thi trường, còn vấn đề cạnh tranh, quản trị… thì chưa được nói nhiều...”- Ông Hiếu nhận xét.

Theo vị chuyên gia này, chính sách cạnh tranh và thực thi cạnh tranh bình đẳng là điều sống còn của một nền kinh tế thị trường. Điều đó sẽ giúp DN cạnh tranh và phát triển.Vị chuyên gia này cũng thừa nhận con người là đóng vai trò quyết định nhưng cơ chế tạo ra con người tốt.

Đề cập đến nút thắt cần tháo gỡ ngay, TS Võ Trí Thành cho rằng, vấn đề sở hữu đất đai là vấn đề phải được ưu tiên hàng đầu để xem xét và nếu cần thì điều chỉnh cho phù hợp. Sau đó, sẽ là vấn đề quyền sở hữu trí tuệ.

Còn Luật sư Trần Hữu Huỳnh - Giám đốc Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) cho rằng để kinh tế tư nhân phát triển có ba điểm cần quan tâm đó là vấn đề thể chế (văn bản pháp luật), tổ chức bộ máy và con người; trong đó tổ chức bộ máy có vai trò quan trọng.

"Tôi có cơ hội đọc một báo cáo của một tổ chức tài chính nước ngoài nói về kinh tế tư nhân của Việt Nam cách đây 20 năm và tôi thấy rằng sao mà đúng với hiện nay đến thế!" Ông Đậu Anh Tuấn – Trưởng Ban Pháp chế VCCI chia sẻ. 

Theo ông, quyết định hành chính phải theo kịp quyết định kinh doanh thì mới tạo ra được môi trường thuận lợi nhất cho DN hoạt động. Nếu quyết định hành chính mà chậm chạp thì sẽ ảnh hưởng và trở thành rào cản cho quyết định kinh doanh. “VCCI và CIEM sẽ có nhiều hơn nữa các hội thảo như thế này để lắng nghe những kiến nghị đề xuất từ phía DNTN, từ đó có đề xuất lên Chính phủ, tạo điều kiện môi trường cho DNTN phát triển…”- Trưởng Ban Pháp chế VCCI  cho biết.

Đọc thêm

Chủ tịch Vietcombank tham gia BCH Đảng bộ Khối Doanh nghiệp TƯ

Ông Nguyễn Thanh Tùng
(PLVN) - Đảng ủy Khối Doanh nghiệp TƯ vừa tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về việc chỉ định tham gia Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối Doanh nghiệp TƯ, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đối với ông Nguyễn Thanh Tùng - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Thương mại CP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).

10 năm phát triển quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp: Thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, đóng góp vào phát triển bền vững - Kỳ 1: Được thực hiện toàn diện, xuyên suốt

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ phát biểu tại Diễn đàn thường niên Hải quan - Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “10 năm phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp” hồi tháng 9/2024. (Ảnh: Quang Hùng)
(PLVN) - Công tác phát triển quan hệ đối tác được thực hiện ở cả 3 cấp Tổng cục, Cục, Chi cục; trong đó tại cấp Tổng cục, hoạt động đối tác tập trung vào các vấn đề về chính sách, phương thức quản lý; tại cấp Cục hoạt động đối tác gắn với các vấn đề tổ chức thực thi; tại cấp Chi cục, các hoạt động đối tác gắn với các hoạt động thường xuyên hàng ngày của đơn vị. Việc thực hiện gồm 4 nhóm giải pháp lớn: thông tin, tham vấn, tham gia, hợp tác.

Các tỉnh miền Bắc xốc lại kế hoạch trồng trọt sau thiên tai

Các tỉnh miền Bắc xốc lại kế hoạch trồng trọt sau thiên tai
(PLVN) - Sáng ngày 26/11 tại Thái Bình, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức hội nghị sơ kết sản xuất trồng trọt năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025 của các tỉnh phía Bắc. Dự và chủ trì hội nghị có ông Hoàng Trung  - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ; ông Phạm Văn Nghiêm - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình.

Thay đổi nhân sự ngành Thuế

Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận trao quyết định và chúc mừng ông Lưu Đức Huy và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng
(PLVN) - 2 vị trí Vụ trưởng Vụ Chính sách (Tổng cục Thuế) và Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính) đã được hoán đổi giữa ông Lưu Đức Huy và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng.

Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao: Giải pháp nhân rộng các mô hình thí điểm thành công

Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao đang triển khai 7 mô hình thí điểm. (Ảnh: Nhật Hạ)
(PLVN) - Tại TP Cần Thơ, Hiệp Hội ngành hàng lúa gạo Việt Nam vừa tổ chức Diễn đàn Giải pháp nhân rộng các mô hình thí điểm thành công của Đề án phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030.

Chung tay đồng hành với phụ nữ trong quá trình chuyển đổi số

Sự tham gia bình đẳng của phụ nữ vào quá trình chuyển đổi số mang lại lợi ích kinh tế và hiệu quả cho tiến trình chuyển đổi số của quốc gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hội LHPNVN)
(PLVN) - Thực tế đã và đang cho thấy, chuyển đổi số là một trong những trụ cột thực hiện phát triển nhanh, phát triển bền vững, đồng thời là một trong những khâu đột phá lớn, góp phần tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.

Kỳ vọng đột phá trong quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Nhiều đề xuất mới đáng chú ý tại Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. (Ảnh minh họa/Nguồn:chinhphu.vn)
(PLVN) - Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp (gọi tắt là dự thảo Luật) đang được Quốc hội thảo luận tại Kỳ họp thứ 8. Tại cuộc thảo luận tại tổ cuối tuần qua, nhiều ý kiến thống nhất với quan điểm khi nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp thì phần vốn này là của doanh nghiệp, không phải vốn nhà nước.

Việt Nam - Nhật Bản mở ra kỷ nguyên mới trong kết nối nông nghiệp công nghệ cao

Việt Nam - Nhật Bản mở ra kỷ nguyên mới trong kết nối nông nghiệp công nghệ cao
(PLVN) - Ngày 22/11 tại Hà Nội, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia ký biên bản ghi nhớ hợp tác và tổ chức hội thảo ”kết nối chuỗi cung ứng và đáp ứng thị trường” với Công ty TNHH AEON TOPVALU Việt Nam. Dự và chứng kiến lễ ký kết có Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cùng Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam - ông Ito Naoki.

Thiên tai gây thiệt hại gần 85.000 tỷ đồng trong năm 2024

Thiên tai gây thiệt hại gần 85.000 tỷ đồng trong năm 2024
(PLVN) - Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), trong năm 2024 thiên tai xảy ra rất khốc liệt, cực đoan, diễn biến phức tạp. Thiên tai đã làm 513 người chết và mất tích, tổng thiệt hại kinh tế ước tính trên 84.900 tỷ đồng (năm 2023, thiên tai làm 169 chết và mất tích, thiệt hại 9.324 tỷ đồng).

EVFTA mở ra cơ hội nâng cao sức cạnh tranh của hàng Việt với hàng hóa châu Á

Ông Đinh Sỹ Minh Lăng - đại diện Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công Thương) chia sẻ tại Hội thảo.

(PLVN) -  Đó là chia sẻ của ông Đinh Sỹ Minh Lăng - đại diện Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công Thương) tại Hội thảo Xúc tiến thương mại sang thị trường châu Âu diễn ra vừa qua. Theo ông Lăng, theo thống kê từ Hải quan Việt Nam, sau 4 năm EVFTA có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu sang EU ước đạt hơn 200 tỷ USD, với mức tăng trưởng ấn tượng từ 12-15%.

Hệ sinh thái tận dụng FTA chắp cánh cho ngành thủy sản thâm nhập thị trường quốc tế

Ảnh minh họa
(PLVN) - Các hiệp định thương mại tự do (FTA) đang mở ra cơ hội lớn cho ngành thủy sản Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp Quảng Nam nói riêng trong việc tiếp cận những thị trường xuất khẩu tiềm năng. Tận dụng những lợi thế từ các FTA mang lại sẽ góp phần nâng tầm thương hiệu thủy sản Việt trên trường quốc tế...

Thách thức bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản

Nhiều nhiệm vụ trọng tâm để bảo vệ các hệ sinh thái ven biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long. (Ảnh: Hữu Tuấn)
(PLVN) -  Ngành thủy sản được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế biển của Việt Nam với tốc độ tăng trưởng nhanh. Nhưng trong quá trình phát triển, ngành thủy sản cũng đang phải đối mặt với không ít những thách thức, trong đó có vấn đề môi trường và suy thoái hệ sinh thái ven biển.