Thực phẩm biến đổi gen - Nên hay không nên ăn?

(PLO) -Hiện tại, vẫn chưa có chứng cứ khoa học nào khẳng định sử dụng thực phẩm biến đổi gen có hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong khi thực phẩm biến đổi gen vẫn là một vấn đề gây tranh cãi, việc dán nhãn để người tiêu dùng biết là rất cần thiết.
 

Thực phẩm biến đổi gen là những loại thực phẩm được trồng từ hạt giống đã được biến đổi gen - DNA, hiện nay đã áp dụng đối với đậu tương, ngô, hoặc các loại thực vật khác.

Theo Trung tâm an toàn thực phẩm Mỹ, các loại hạt giống biến đổi gien đang được sử dụng để canh tác tới 90% sản lượng ngô, đậu nành và bông tại Mỹ.

Những loại thực phẩm này đã tìm cách len lỏi vào các bữa ăn trong gia đình, từ bánh mỳ nướng buổi sáng, salad cho tới bánh quy mà bạn nhấm nháp vào buổi tối. Tuy nhiên, những người sử dụng thực phẩm hữu cơ thì tuyệt đối nói không với các thực phẩm biến đổi gen.

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, các loại rau quả hữu cơ không được phép trồng bằng hạt giống biến đổi gen, các loại thịt dán nhãn thịt sạch không được giết mổ từ những động vật đã được nuôi bằng thực vật biến đổi gen, và các loại đồ ăn sẵn hữu cơ đều không có chứa nguyên liệu biến đổi gien.

Tại sao cần biến đổi gen thực vật

Người ta tạo ra các loại hạt giống biến đổi gen với nhiều mục đích. Đôi khi mục đích sử dụng các hạt giống này để tăng khả năng kháng lại sâu bệnh hoặc để cây trồng cứng cáp hơn. Người ta cũng biến đổi gen cho thực vật để sản phẩm thu được có màu sắc đẹp hơn, vòng đời lâu hơn hoặc để tạo ra những loại thực vật không hạt như dưa hấu và nho…

Một số loại thực vật biến đổi gen cũng chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng cao hơn như protein, canxi và folat.

Những người ủng hộ thực phẩm biến đổi gen nói rằng công nghệ này đã mang lại một phương pháp phát triển bền vững để cung cấp thực phẩm cho người dân ở những quốc gia đang thiếu lương thực cũng như chưa được tiếp xúc với những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Vòng đời dài hơn của một số thực phẩm biến đổi gen cho phép chúng được trồng phổ biến hơn ở những khu vực xa xôi, hẻo lánh.

Người ta còn nhấn mạnh rằng các giống ngô biến đổi gen cần phun ít thuốc trừ sâu hơn.

Liệu thực phẩm biến đổi gien có phải là vấn đề đáng quan tâm

Theo Cơ quan Quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA), các loại thực phẩm từ thực vật biến đổi gien cần phải đáp ứng quy định an toàn như các loại thực phẩm không biến đổi gien.

Tuy nhiên, vẫn có nhiều quan ngại về những ý kiến cho rằng thực phẩm biến đổi gen có thể gây dị ứng, ức chế miễn dịch, kháng kháng sinh hay ung thư.

Dị ứng

Theo Trung tâm thống kê y tế quốc gia Hoa Kỳ, tình trạng dị ứng thực phẩm ở trẻ em dưới 18 tuổi đã tăng từ 3,4% vào năm 1997 – 1999 lên tới 5,1% vào năm 2009-2011. Chưa có những bằng chứng khoa học cụ thể đề cập rằng tình trạng dị ứng thực phẩm có liên quan tới thực phẩm biến đổi gen, tuy nhiên cần thêm những nghiên cứu để làm sáng tỏ mối quan hệ trên.

Tình trạng kháng kháng sinh

Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), các vi sinh vật kháng kháng sinh có ảnh hưởng tới 2 triệu người mỗi năm. Và hàng năm có tới 23.000 người tử vong vì các bệnh nhiễm trùng. Do các loại gien kháng kháng sinh đã được sử dụng để đưa vào các giống ngô và đậu nành nên vẫn có những mối lo ngại rằng đây có thể là nguyên nhân của tình trạng kháng thuốc trên người. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có nghiên cứu xác nhận điều này.

Những mối quan ngại khác

Vào năm 2013, tạp chí Food and Chemical Toxicology đã rút lại một bài báo với nội dung rằng ngô biến đổi gen và thuốc diệt cỏ Roundup là nguyên nhân gây ung thư và chết non trên mô hình chuột, và cho rằng kết quả của bài báo là chưa thuyết phục. Tổng biên tập của tạp chí cũng nói rằng nghiên cứu này sử dụng quá ít chuột thí nghiệm và giống chuột được sử dụng này lại rất nhạy cảm với bệnh ung thư.

Từ 8/1/2016, thực phẩm biến đổi gen được đóng gói sẵn bắt buộc phải dán nhãn ghi rõ “biến đổi gen” bằng tiếng Việt.

Quy định về thực phẩm biến đổi gen tại Việt Nam

Từ 8/1/2016, thực phẩm biến đổi gen được đóng gói sẵn bắt buộc phải dán nhãn ghi rõ “biến đổi gen” bằng tiếng Việt.

Theo đó, thực phẩm biến đổi gen bao gói sẵn có ít nhất một thành phần nguyên liệu biến đổi gen lớn hơn 5% tổng nguyên liệu được sử dụng đều phải ghi nhãn khi lưu thông tại thị trường Việt Nam.

Kể từ khi thông tư này có hiệu lực, những thực phẩm biến đổi gen đang lưu thông trên thị trường sẽ buộc phải ghi nhãn theo quy định. Các thực phẩm biến đổi gen không ghi nhãn theo quy định sẽ không được tiếp tục sản xuất và nhập khẩu sau 8/1.

Tuy nhiên, quy định trên đây chỉ áp dụng đối với những mặt hàng đóng gói sẵn. Các thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến nhưng không bao gói không phải tuân thủ các quy định này.

Hiện tại, vẫn chưa có chứng cứ khoa học nào khẳng định sử dụng thực phẩm biến đổi gen có hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong khi thực phẩm biến đổi gen vẫn là một vấn đề gây tranh cãi, việc dán nhãn để người tiêu dùng biết là rất cần thiết. Đây cũng là quy định được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng.

Tại Việt Nam, dù chỉ mới công nhận 4 giống ngô biến đổi gen (chưa tiến hành trồng đại trà), song việc nhập khẩu thực phẩm biến đổi gen (đậu tương, ngô,… ) là thực tế từ khoảng 10 năm gần đây. Do đó, việc quy định ghi nhãn đối với thực phẩm biến đổi gen sẽ góp phần minh bạch thông tin để người tiêu dùng có thể lựa chọn.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.