Thực phẩm bẩn bị “thả nổi” tại vùng cao

Đồn Biên phòng CKQT Lao Bảo tiêu hủy 400kg thịt gân gà thối.
Đồn Biên phòng CKQT Lao Bảo tiêu hủy 400kg thịt gân gà thối.
(PLO) - Tại các chợ phiên vùng cao, lâu nay, các loại hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng hóa hết hạn sử dụng và không rõ nguồn gốc được tư thương trà trộn, bày bán công khai. Những người buôn bán hám lời lợi dụng sự thiếu hiểu biết của đồng bào các dân tộc đã mua thực phẩm bẩn nhập lậu giá rẻ, rượu rởm về bán. 

Kết quả, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm đã xảy ra, nhiều người đã tử vong vì rượu giả.

hực phẩm bẩn, rượu rởm hủy hoại người dân vùng cao

Theo báo cáo của Sở Y tế Lai Châu, từ năm 2014 đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra 19 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 350 người bị ảnh hưởng, trong đó có 10 người thiệt mạng. Đặc biệt, trong 2 tháng đầu năm 2017, Lai Châu đã xảy ra 2 vụ ngộ độc thực phẩm làm 150 người phải đi cấp cứu, 9 người chết, 1 người phải tháo khớp chân tay. 

Theo đó, ngày 10/2/2017, ông Phù Vần Lẻng (60 tuổi, dân tộc Hà Nhì, ở bản Tà Chải, xã Ma Ly Chải, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu) tổ chức ăn cơm, uống rượu. Đến tối ông Lẻng có các triệu chứng co cứng chân tay, đau đầu, đau bụng, buồn nôn, giãn đồng tử rồi tử vong lúc 22h cùng ngày. Sau khi ông Lẻng chết, gia đình tổ chức hậu sự. Theo phong tục địa phương, người dân bản Tà Chải và họ hàng đến ăn cơm, uống rượu trong hai ngày 11 và 12/2/2017. Đến ngày 13/2, 159 người bị đau đầu, đau bụng phải nhập viện và 9 đã người tử vong. Theo kết quả giám định thì nguyên nhân vụ ngộ độc là do rượu rởm. 

10h ngày 13/2/2017, gia đình ông Hoàng Văn Kim (ở thôn 3, xã Đản Ván, huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang) làm 25 mâm cỗ cưới mời anh em, họ hàng, bạn bè.  Sau khi ăn xong, 12h cùng ngày, ông Lèng Seo Sằm - người cùng thôn bị đau đầu, buồn nôn, đau bụng đi ngoài. Người nhà đã đưa bệnh nhân đến Trạm Y tế xã Đản Ván khám và điều trị. Đến ngày 16/2, tổng số người ăn cỗ cưới bị ngộ độc thực phẩm lên tới 95 người. PGS.TS Nguyễn Thanh Phong - Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho biết: “Các mẫu thực phẩm kiểm nghiệm bước đầu cho thấy thực phẩm dùng làm cỗ chứa vi sinh vật, bị ôi thiu là nguyên nhân dẫn đến vụ ngộ độc tập thể này”.    

“Mất bò mới lo làm chuồng”, sau sự cố ngộ độc tập thể tại bản Tả Chải, chính quyền huyện Phong Thổ đang nỗ lực vào cuộc nhằm đảm bảo nguồn thực phẩm an toàn cho người dân. Tại chợ vùng cao Sì Lở Lầu (xã Ma Ly Chải) rượu không còn bày bán công khai như trước nữa. Chỉ một đợt ra quân mới đây, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng đã thu giữ và tiêu hủy hơn 5.000 lít rượu, đồng thời khuyến cáo bà con dân tộc tại các xã biên giới không mua bán, trao đổi rượu dưới bất kỳ hình thức nào. Tại chợ phiên Dào San (xã Dào San, huyện Phong Thổ) - nơi được coi là trung tâm thương mại của 10 xã biên giới Việt - Trung, khi không được bày bán công khai, rượu được bán chui bán lủi với số lượng lớn. Theo phong tục, tập quán, người dân vùng cao không thể thiếu rượu trong các lễ hội, đám cưới, đám ma… nên họ vẫn vô tư mua rượu về uống dù được cảnh báo. 

Ngăn chặn thực phẩm bẩn nhập lậu - phần nổi của tảng băng

Trong khi đồng bào các dân tộc thiểu số khó phân biệt được hàng thật, hàng giả, hàng không nguồn gốc thì thực phẩm bẩn vẫn liên tục đổ bộ vào các vùng biên giới. Ngày 31/3/2017, khi tuần tra kiểm soát tại đường mòn Khe Đá phía Nam Cửa khẩu Quốc tế (CKQT) Lao Bảo (thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị), Đồn Biên phòng CKQT Lao Bảo đã phát hiện 4 đối tượng hành nghề xe ôm (trú tại bản Ka Tăng, thị trấn Lao Bảo), điều khiển 4 xe máy chở 4 thùng xốp màu vàng từ Lào về Việt Nam. Quá trình kiểm tra, tổ công tác phát hiện bên trong thùng xốp có chứa hơn 400kg thịt gân gà đã bốc mùi hôi thối không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Số hàng trên các đối tượng vận chuyển từ bản Densavan (Lào), sau đó thuê dân bản địa vận chuyển qua biên giới đưa về Việt Nam để bán kiếm lời. 

Trước đó, 15 giờ ngày 22/3/2017, cũng tại Khe Đá, lực lượng tuần tra của Đồn BP CKQT Lao Bảo đã bắt hai đối tượng người Lào là Đa Von (SN 1996) và Voa (SN 1998, cùng trú tại Đen Sa Vẳn, huyện Sê Pôn, tỉnh Savanakhet, Lào) đang vận chuyển 300 kg thịt gân gà không rõ nguồn gốc đưa về Việt Nam tiêu thụ. 2 đối tượng khai nhận đã thuê tài xế xe khách Nguyễn Văn Kha (SN 1990, trú tại thành phố Huế) vận chuyển với giá 100 kíp Lào bằng đường tiểu ngạch để đưa vào thị trấn Lao Bảo, sau đó vận chuyển đi tiêu thụ. Như vậy, chỉ trong tuần qua, Đồn Biên phòng CKQT Lao Bảo đã xử lý 3 vụ vận chuyển, mua bán trái phép số lượng lớn thực phẩm qua biên giới với hơn 1,5 tấn thịt gân gà bốc mùi không rõ nguồn gốc.

Dù đã cảnh báo về các chủng cúm gà nhưng nhiều người dân tộc thiểu số vẫn vượt biên sang Trung Quốc mua gà rẻ về ăn. 10h30 ngày 29/3, tại khu vực Mốc 1348 (2) - 500 thuộc thôn Pò Hèn, xã Hải Sơn, TP Móng Cái, lực lượng tuần tra kiểm soát Đồn BP Pò Hèn, BĐBP Quảng Ninh đã phát hiện, bắt giữ 5 người dân địa phương nhập cảnh trái phép mang theo các bao tải dứa đựng gà, vịt, ngan, tổng trọng lượng 76kg. Những người này cho biết đã mua số gia cầm trên ở chợ Trung Quốc mang về gia đình để ăn trong dịp lễ sắp tới của người Sán Chỉ. Tổ công tác của đơn vị đã thu giữ, tiêu hủy số gia cầm trên, đồng thời tuyên truyền bà con đồng bào dân tộc thiểu số về tình hình, nguy cơ lây lan dịch bệnh khi vận chuyển gia cầm sống không rõ nguồn gốc vào nội địa.

Đọc thêm

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.