Thực hư chuyện kho vàng trong ngôi đền linh thiêng bậc nhất Cẩm Phả

Bà Thược, thủ nhang tại đền Quán Cụ
Bà Thược, thủ nhang tại đền Quán Cụ
(PLO) -Ông Tuyền kể lại: “Chính mấy ông thầy giáo dạy nghề của tôi sau khi chuyển về đây ở, các ông nghe nói ngôi đền có vàng và đã cùng với một số người đi đào nhưng không thấy. Sau về, một ông tai nạn chết, một ông bị liệt nửa người, còn một ông khác con bị hóc miếng xôi chết. Không một ai biết 3 ông đến đền Quán Cụ đào trộm vàng. Sau khi đào về xảy ra như thế, các ông mới nói ra. Về sau dân trong vùng không một ai dám động chạm đến ngôi đền”.

Ngôi đền Quán Cụ ở phường Mông Dương, TP Cẩm Phả, Quảng Ninh, vốn nổi tiếng khắp vùng mỏ về sự linh thiêng, cùng địa thế tọa lạc có một không hai. Nhưng đằng sau ngôi đền cổ hàng trăm năm tuổi này còn ẩn chứa nhiều lời đồn đoán về một kho báu trong đền do người Hoa Kiều cất giữ.

Sự tích tên đền “Quán Cụ”

Không phải ngẫu nhiên mà đền Quán Cụ được mệnh danh là ngôi đền linh thiêng bậc nhất trong vùng. Cho đến tận bây giờ cũng chưa ai giải mã được huyền tích bí ẩn mà người xưa kể lại.

Mông Dương trước đây được coi là vùng hẻo lánh với những cánh rừng lim lớn nhất của vùng mỏ Quảng Ninh. Mãi đến năm 1960, người dân ở các vùng khác mới về đây sinh sống. Tuy là vùng hẻo lánh nhưng từ khi đặt chân tới đây, nhiều người đã thấy vùng đất này có rất nhiều ngôi miếu, ngôi đền cổ cùng dấu tích của người Hoa để lại

Nói đến ngôi đền Quán Cụ, người dân trong vùng không ai biết rõ ngôi đền được xây dựng từ thời nào. Họ cũng chỉ biết sau khi tới đây đã thấy ngôi đền. Được coi là một trong những người đầu tiên đặt chân lên vùng đất Mông Dương và cũng là thủ nhang tại ngôi đền 26 năm, bà Trần Thị Thược kể về gốc tích của đền.

Bà Thược nhớ lại: “Năm 1970, tôi ra đây thì vùng này còn ít người ở, lác đác vài chục hộ. Thời đó tôi cũng đã thấy có ngôi đền này rồi nhưng không có ai hương khói gì, trong khi đó rác rưởi, đất đá trong đền rất nhiều. Sau mọi người mới sửa sang trùng tu lại”.

Ngay đến bà Thược cùng nhiều các cụ khác trong khu vực này cũng không biết rõ ngôi đền có niên đại cách đây bao nhiêu năm. Đến tên gọi ngôi đền cũng không biết có từ bao giờ và xuất phát từ đâu?

Bà Thược, thủ nhang tại đền Quán Cụ
Bà Thược, thủ nhang tại đền Quán Cụ

Bà Thược kể: “Ban đầu ngôi đền chỉ là cái miếu con con. Xưa thì khu vực này rừng bối rậm um tùm, thú dữ rất nhiều, thi thoảng có vài ba người đi thuyền bè ngang qua đây. Họ để ý vào ngôi miếu thì thấy có một con hùm ba chân cõng con trên lưng. Hùm ở trong ngôi miếu luôn nhưng không hề ăn thịt người.

Liên quan tới tại sao hùm không ăn thịt người thì lại có câu chuyện kể rằng, khi hùm đau đẻ, có một bà đi ngang qua thấy thế đã đỡ đẻ cho nó. Từ đó hùm vùng này không ăn thịt người. Hùm cùng con nó ở luôn trong ngôi miếu về sau dân mới lấy tên gọi Quán Cụ, nghĩa là nơi Cụ Hùm ở nhờ”.

Người dân trong vùng còn truyền tai nhau về gốc tích tên gọi ngôi đền. Theo đó, thời xa xưa đền còn có tên gọi là Quan Cụ. Sở dĩ liên quan tới câu chuyện có một ông quan đi ngang qua đây gặp nạn và trôi dạt vào vùng này, dân mới lập miếu thờ và lấy tên gọi Quan Cụ.

Ông Phạm Thế Tuyền cho hay: “Trước các cụ cao niên quanh vùng này cũng kể lại: Thời nhà Trần, khi Trần Quốc Tảng ra trấn ải vùng Đông Bắc, ông cũng đã cử một vị tướng cai quản vùng Mông Dương ra tận Ba Chẽ ngày nay. Trong một trận đánh, vị tướng này mới theo con sông vào sâu trong đây để lánh nạn và mất tại đây. Sau dân vùng đã lập đền để thờ”.

Hiện ngôi đền thờ ai, người dân cũng không nắm rõ. Bà Thược cho biết thêm: “Ngôi đền nguyên bản thờ tam thiên tứ địa và thờ bách linh thần. Sơ khai ban đầu ngôi đền này là một ngôi miếu nhỏ hình cái chum”.

Liên quan tới người lập ngôi miếu, bà Thược phỏng đoán: “Người đời trước cũng có kể lại nhưng không rõ lắm, ngôi miếu do đôi vợ chồng lập nên, chồng là người Hán, vợ là người Sán Dìu. Đôi vợ chồng ra đây khoang hoang và đã dựng ngôi miếu để lễ bái. Sau đó khi Pháp cai trị vùng này, người Pháp thấy ngôi miếu linh thiêng đã cho xây dựng lại và lập nên ngôi đền”.

Lời đồn địa linh

Thuở ban đầu, quanh khu vực đền bốn bề là nước và rừng núi. Đằng trước ngôi đền là một con sông lớn chảy sát vào tận cửa đền. Phía sau là ngọn núi, hai bên sườn núi là hai dòng suối. Đền nằm dưới chân ngọn núi. Để đến được ngôi đền phải đi bằng thuyền. 

Đề cập vị thế tọa lạc của ngôi đền, bà Thược nói: “Ngôi đền nằm trên quả núi mà núi đó có địa thế như đầu của một con rồng. Cụ thể, ngôi đền nằm dưới chân quả núi có nghĩa là tọa lạc ngay trên hàm của rồng, hướng nhìn phía đông nơi mặt trời mọc. Đền lại nằm ở ngã ba giao cắt giữ hai ngọn suối lớn và con sông”.

Chính vì địa thế tọa lạc đặc biệt nên nhiều câu chuyện kỳ lạ liên quan đến ngôi đền đã được người dân truyền tụng. Một trong những câu chuyện liên quan đến lời đồn thổi bên dưới ngôi đền Quán Cụ có vàng do người Hoa để lại. Theo đó, vùng Mông Dương trước đây chủ yếu là người Hoa Kiều sinh sống. Sau khi họ về nước, người dân quanh các vùng mới ra tiếp quản và khai phá vùng đất trước kia người Hoa ở. 

Khi đặt chân tới đây khai hoang, nhiều người cũng đồn đoán người Hoa về nước không mang của cải đi theo mà đã yểm và chôn cất tại nhiều vùng Mông Dương. Không biết xuất phát từ đâu mọi người trong vùng mới bảo ngôi đền Quán Cụ có vàng của người Hoa để lại. Sau khi nghe tin, một số người đã đến đền đào bới để tìm vàng, nhưng chưa thấy vàng đâu đã thấy tai ương.

Bên trong ngôi đền
Bên trong ngôi đền 

Ông Tuyền kể lại: “Chính mấy ông thầy giáo dạy nghề của tôi sau khi chuyển về đây ở, các ông nghe nói ngôi đền có vàng và đã cùng với một số người đi đào nhưng không thấy. Sau về, một ông tai nạn chết, một ông bị liệt nửa người, còn một ông khác con bị hóc miếng xôi chết. Không một ai biết 3 ông đến đền Quán Cụ đào trộm vàng. Sau khi đào về xảy ra như thế, các ông mới nói ra. Về sau dân trong vùng không một ai dám động chạm đến ngôi đền”.

Nói đến mức độ linh thiêng của ngôi đền, dân trong vùng còn dẫn chứng nhiều hộ gia đình sinh sống xung quanh ngôi đền cùng dải đất được cho là “hàm rồng” không gia đình nào sống ổn định. Họ không đụng chạm đến đất của ngôi đền nhưng không biết tại sao lại như thế.

Để giải đáp những thắc mắc xoay quanh ngôi đền Quán Cụ, PV đã tìm đến ông Đào Văn Nên, một cán bộ phường Mông Dương. Ông Nên cho biết: “Gốc tích ngôi đền này có từ bao giờ không ai biết rõ. Cũng có nhiều ý kiến cho rằng ngôi đền này do người Hoa Kiều lập, còn việc mọi người bảo có vàng được cất giấu trong đền thì không ai dám chắc là có hay không có”.

Liên quan đến ngôi đền Quán Cụ còn nhiều điều bí ẩn mà cho đến tận bây giờ không ai biết rõ thực hư. 

Bà Thược kể: “Ban đầu ngôi đền chỉ là cái miếu con con. Xưa thì khu vực này rừng bối rậm um tùm, thú dữ rất nhiều, thi thoảng có vài ba người đi thuyền bè ngang qua đây. Họ để ý vào ngôi miếu thì thấy có một con hùm ba chân cõng con trên lưng. Hùm ở trong ngôi miếu luôn nhưng không hề ăn thịt người.
Liên quan tới tại sao hùm không ăn thịt người thì lại có câu chuyện kể rằng, khi hùm đau đẻ, có một bà đi ngang qua thấy thế đã đỡ đẻ cho nó. Từ đó hùm vùng này không ăn thịt người. Hùm cùng con nó ở luôn trong ngôi miếu về sau dân mới lấy tên gọi Quán Cụ, nghĩa là nơi Cụ Hùm ở nhờ”.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.