Thừa Thiên Huế: Khó hiểu về nguyên nhân cái chết của một nữ bệnh nhân

TTYT thị xã Hương Trà, nơi xảy ra sự việc
TTYT thị xã Hương Trà, nơi xảy ra sự việc
(PLO) -Ngay sau khi cơ quan chức năng có bản thông báo về kết quả giám định của cơ quan chuyên môn liên quan đến cái chết bất thường của nữ bệnh nhân Phạm Thị Chi (SN 1985, ngụ thôn Cổ Bi 3, xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế), gia đình nạn nhân đã liên lạc với PLVN.

Bệnh nhân Chi được tiếp nhận tại phòng cấp cứu của Trung tâm y tế thị xã Hương Trà lúc 14h30’ ngày 3/8/2016, được các bác sĩ ở đây chẩn đoán đau vai gáy hai bên. Sau đó, bệnh nhân được nhập viện điều trị nội trú tại khoa Nội Nhi. Chiều ngày 5/8, bệnh nhân này xin về nhà cho con bú.

Theo Trung tâm y tế (TTYT) Hương Trà, chị Chi đã tự ý bỏ về. Đến sáng ngày 6/8 (sáng thứ 7), chị Chi được người nhà đưa trở lại Trung tâm y tế trong tình trạng đau hơn bình thường, không thể tự đi xe đến. Lúc này, bệnh nhân được bác sĩ cho uống cũng như tiêm thuốc. Đến chừng 13h50’, bệnh nhân trút hơi thở cuối cùng.

Lúc này, người nhà bệnh nhân tụ tập rất đông tới bệnh viện yêu cầu cơ quan chức năng điều tra nguyên nhân dẫn đến cái chết bất thường của chị. Họ cho rằng, chị đang khỏe mạnh, chỉ bị đau vai gáy, làm sao có thể chết đột ngột như vậy được. Ngoài ra, khi biết chị Chi mê man, người nhà chạy đến khoa Nội Nhi nhưng không có ai trực, chạy đến khoa cấp cứu mới có người đến. Họ cho rằng bác sĩ ở đây tắc trách.

Bác sĩ Lê Đình Thao (Giám đốc TTYT Hương Trà) cho biết: “Bệnh nhân (BN) nhập viện tại đây được xếp thành 3 nhóm bệnh. Đối với BN chăm sóc cấp 1 là BN nặng, cán bộ y tế phải chăm sóc toàn diện. Đối với BN chăm sóc cấp 2 là bệnh nhân nặng vừa phải, người nhà cùng cán bộ y tế phối hợp chăm sóc.

Đối với BN xếp vào nhóm chăm sóc cấp 3 là trường hợp bệnh nhẹ, người bệnh tự chăm sóc bản thân. Xét thấy BN Phạm Thị Chi là bệnh nhẹ, chỉ có đau vai gáy nên BV xếp vào nhóm chăm sóc cấp 3”.

“Trước đó, bệnh nhân này có khám và uống thuốc tại trạm Y tế xã Phong Sơn. BN nhập viện được BS khám và làm xét nghiệm đầy đủ, xác định bị đau vai gáy, sau đó được chuyển vào Khoa Nội của BV để điều trị. BS cho điều dưỡng tiêm 1 ống thuốc Diclofenac (75mg), cho uống 3 viên thuốc gồm: Meloxicam 7,5mg, 1 viên Omeprazol và 1 viên Amlodipine. Tất cả đều các loại thuốc trên đều còn hạn sử dụng”.

Sau sự việc hơn 4 tháng, ngày 23/12/2016, cơ quan chức năng đã gửi thông báo cho anh Phan Ngọc Tín (40 tuổi, chồng nạn nhân). Theo thông báo số 1392/CQĐT ngày 14/11/2016 của Công an TX Hương Trà và thông báo số 47 ngày 21/11/2016 của Viện kiểm sát nhân dân TX Hương Trà, Kết luận giám định của Viện pháp y Quốc gia không tìm thấy các chất độc trong các mẫu phủ tạng và máu đã thu trên cơ thể nạn nhân gửi tới giám định. Về giám định các mẫu ruột, gan, thận, Viện pháp y kết luận ruột bị phù, sưng huyết nhẹ, gan sưng huyết còn thận bị phù và sưng huyết mạnh.

Cơ quan chức năng cho rằng TTYT Hương Trà đã khám chữa bệnh đúng quy định. Chẩn đoán đúng, cụ thể là bệnh đau vai gáy. Chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng hợp lý với chuẩn đoán bệnh đau vai gáy. Điều trị đúng phác đồ Bộ Y tế. Không có biểu hiện sốc phản vệ trên bệnh nhân. Đã cấp cứu ngừng tim, ngừng hô hấp. Diễn biến tử vong đột ngột, khó lường. Đã tiến hành giải quyết đúng quy chế bệnh nhân tử vong.  

Anh Tín cho hay không đồng ý với kết luận của cơ quan chức năng
Anh Tín cho hay không đồng ý với kết luận của cơ quan chức năng 

Về nguyên nhân tử vong, cơ quan chức năng TX Hương Trà cho rằng có thể có 2 khả năng. Khả năng thứ nhất: Tối hôm trước, bệnh nhân trốn viện dẫn đến vấn đề ăn uống và sinh hoạt của bệnh nhân, bệnh viện không kiểm soát được.

Từ 8h sáng ngày 6/8, khi trở lại bệnh viện cho đến khi tử vong, bệnh nhân không ăn uống gì. Với các diễn biến trên, nghĩ đến khả năng tử vong do “Hạ đường huyết”. Khả năng thứ hai: Bệnh nhân tăng huyết áp ở mức độ vừa, do đó có thể tử vong do “Nhồi máu cơ tim thể im lặng”.

Với hai bệnh lý nêu trên, diễn biến thường không có triệu chứng, khó theo dõi nên khó xử lý kịp thời. Ngoài ra, bệnh nhân đã trốn viện về nhà vào ban đêm nên càng gây trở ngại cho công tác theo dõi liên tục trong quá trình điều trị.

Pháp y tỉnh Thừa Thiên Huế sau đó kết luận: Chị Phạm Thị Chi chết do “rối loạn tuần hoàn cấp” vì bệnh nhân có gan thoái hóa mỡ nặng, không có nguyên nhân gây sốc thuốc.

Sau khi nhận được kết luận của cơ quan chức năng, gia đình nạn nhân không đồng tình. Anh Tín than thở: “Cơ quan chức năng đã kết luận thì khó mà thay đổi được nhưng tôi vẫn buồn, vẫn không thỏa mãn. Triệu chứng đau vai gáy của vợ tôi mới xuất hiện cách đây chừng một năm. Có vài lần cô ấy tới trạm y tế xã Phong Sơn xin thuốc về uống là khỏi. Vợ tôi đang khỏe, tới bệnh viện rồi đột ngột qua đời khiến mình thắc mắc là chuyện bình thường”.

“Trước khi tiêm thuốc, vợ tôi chưa ăn uống gì nên kết luận bị “hạ đường huyết” cũng có lý nhưng đã là bác sĩ, y tá phải có trách nhiệm nhắc nhở bệnh nhân điều này chứ. Vợ tôi bệnh nguy hiểm đến tính mạng sao không cho chuyển viện lên tuyến trên, đằng này các bác sĩ cứ nói không sao, bệnh nhẹ thôi mà”.

“Ngoài ra, có một tình tiết mà các bác sĩ ở đây phải rút kinh nghiệm nghiêm túc kiểm điểm vì họ chưa làm hết trách nhiệm. Đó là, vào thời điểm 13h50’ ngày 6/8, khi vợ tôi nguy kịch, tôi đã đi tìm nhưng bác sĩ trực của khoa Nội Nhi không ai có mặt. Đây là một dấu hỏi lớn”.

Vợ mất, một tay anh Tín phải nuôi 3 đứa con (2 trai, 1 gái). Hằng ngày, anh sửa xe đạp, bán quán nước nhỏ nên cuộc sống gặp vô vàn khó khăn, chăm con thì không có thời gian để kiếm tiền mà kiếm tiền thì lại phải “bỏ” con. Anh còn nợ ngân hàng, cũng như người thân gần 50 triệu, hiện chưa biết lấy gì mà trả. Ngôi nhà hiện bố con anh đang sống cũng chỉ là nhà tạm, làm trên đất khai hoang, chưa hề có sổ đỏ.

Người cha nạn nhân (80 tuổi) than thở: “Nhà tôi con đông nhưng đều nghèo, bên thông gia cũng vậy. Con gái tôi ra đi để lại 3 đứa cháu thơ dại, một tay con rể phải gánh vác. Chi người to con, cao hơn cả chồng. Nó làm việc rất giỏi, cực khỏe, vào đội kéo co của thôn. Từ nhỏ đến giờ chưa bao giờ phát bệnh, lâu lâu cảm cúm rồi lại thôi. Thế mà chỉ đau vai gáy lại tử vong, khiến ai nấy đều bất ngờ. Xót lắm!”.

Anh Tín cho hay: “Đám tang của vợ tôi, có người không quen biết gia đình cũng đến để chia buồn. Biết sự việc, Hội Chữ thập đỏ huyện hỗ trợ 500 nghìn, ngoài ra còn khá nhiều nhà hảo tâm gần xa ủng hộ vật chất lẫn tinh thần.
Đặc biệt, cậu con trai đầu tôi đang học lớp 3 được nhà trường kêu gọi học sinh ủng hộ được 1,2 triệu. Bên cạnh đó, con tôi còn nhận được 1 suất học bổng 100 nghìn đồng/1 tháng. Qua báo PLVN, tôi xin thành thật cảm ơn những nhà hảo tâm đã giúp tôi tạm vượt qua cơn bĩ cực”.

Đọc thêm

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.