Rước họa vào thân vì uống thuốc nam tùy tiện

BS. Nguyễn Hồng Siêm, Chủ tịch Hội Đông y TP Hà Nội cho biết, việc người dân tự ý sử dụng thuốc nam để chữa bệnh mà không có kiến thức có thể dẫn đến biến chứng khôn lường
BS. Nguyễn Hồng Siêm, Chủ tịch Hội Đông y TP Hà Nội cho biết, việc người dân tự ý sử dụng thuốc nam để chữa bệnh mà không có kiến thức có thể dẫn đến biến chứng khôn lường
(PLO) - Từ xưa đến nay, việc người dân tự ý sử dụng cây thuốc nam để chữa bệnh không còn là chuyện lạ. Thế nhưng, với những người dân hiểu biết về cây thuốc thì việc dùng thuốc trên vừa giúp trị khỏi bệnh, vừa đỡ tốn kém về chi phí y tế. Ngược lại, nếu tự ý dùng thuốc nam để chữa bệnh mà không có chút hiểu biết nào thì thật nguy hiểm khôn lường, không chừng rước họa vào thân.

Không ít người uống thuốc nam tùy tiện

Còn nhớ vào cuối tháng 11/2016 vừa qua, hình ảnh về một cháu bé 4 tuổi ở Mỹ Đức (Hà Nội) phải nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông trong tình trạng thương tổn nặng nề, vô cùng đau đớn khiến nhiều người phải xót xa. Tìm hiểu nguyên do mới biết, cháu bị bỏng nước sôi nhưng gia đình đã không đưa đến bệnh viện để được chữa trị kịp thời mà tự ý đắp lá chữa bỏng tại nhà. Hậu quả khiến cháu bé bị biến chứng viêm loét, hoại tử.

Hay như trường hợp của ông Nguyễn Văn P. (54 tuổi, Hà Nội) phát hiện bên vùng má trái của mình có một cục u nhỏ. Nhưng thay vì đến bệnh viện để các bác sĩ kiểm tra thì ông lại nghe lời mách của mọi người đi tìm mua cây xạ đen về tự uống. Ông P. chia sẻ rằng: “Một số người quen mách rằng cây xạ đen có thể giúp làm tiêu cục u nên tôi lên mạng đặt hàng mua về uống. Thế nhưng tôi uống ròng rã vài tháng nay rồi mà vẫn chưa thấy cục u bị tiêu giảm”.

Trước trường hợp trên, TTƯT.TS.BSCK II Nguyễn Hồng Siêm - Phó Chủ tịch Trung ương Hội Đông y Việt Nam, Chủ tịch Hội Đông y TP Hà Nội cho biết: “Cây xạ đen là một dược liệu rất tốt trong việc chữa thanh nhiệt giải độc, tuy nhiên không làm tiêu được cục u như bệnh nhân trên nói. Thay vì tự ý chữa trị bằng cây thuốc nam, bệnh nhân trên nên đến các cơ sở chuyên khoa uy tín để các bác sĩ thăm khám, kiểm tra. Nếu đó là u lành thì không sao, việc phát hiện sớm, được điều trị sớm sẽ giúp chữa khỏi bệnh sớm. Nhưng nếu đó là u ác tính mà lúc phát hiện đã muộn thì việc chữa trị sẽ vô cùng khó khăn”.

BS. Siêm cho biết thêm, quảng cáo thuốc nam trên mạng đang có rất nhiều bất cập. Người dân xem thông tin quảng cáo thì thấy rất hay, rất tốt, muốn mua về uống ngay. Tuy nhiên, thực hư về kinh nghiệm, kiến thức chữa bệnh của thầy thuốc đó như thế nào, chất lượng về loại dược liệu đó ra sao không phải người dân nào cũng tìm hiểu được.

Uống thuốc nam với mục đích gì cũng phải có liều lượng cụ thể

BS. Siêm nhấn mạnh: “Thực ra, trong cuộc đời hành nghề y của tôi cũng đã gặp không ít trường hợp người dân tự ý dùng thuốc nam mà không có hiểu biết dẫn đến những biến chứng nặng nề. Ví dụ như búp ổi được dùng để điều trị tiêu chảy, nhưng không phải trường hợp tiêu chảy nào búp ổi cũng điều trị được. Búp ổi chỉ điều trị cấp và ỉa chảy thường, phân nát. Khi đó, dùng 20-30 g búp ổi đun lên cho đặc, gạn nước cho uống sẽ giúp phân cứng trở lại. Còn những trường hợp tiêu chảy do nguyên nhân khác mà người dân cứ lạm dụng, chậm trễ đến các cơ sở y tế thì sẽ khiến bệnh tình thêm trầm trọng”.

Thuốc nam, hay thuốc đông y nói chung là một vị thuốc chữa bệnh rất tốt, nhất là những bệnh cơ nang chưa tổn thương đến thực thể. Tuy nhiên, thuốc chỉ tốt với những người có kiến thức, hiểu biết về thuốc. Còn những người không hiểu biết gì về thuốc thì không nên dùng vì có thể gây biến chứng. Nếu uống thuốc nam ít quá, không đủ liều lượng thì không khỏi bệnh, nhưng uống nhiều quá thì cũng gây nên quá liều dẫn đến dị ứng, ngộ độc thuốc nam phải nhập viện cấp cứu, do vậy liều dùng cũng cần phải thích hợp.

“Với những trường hợp điều trị cấp tính thì khi bệnh nhân khỏi bệnh phải dừng thuốc luôn. Còn những trường hợp điều trị mãn tính thì người bệnh chỉ dùng thuốc trong một tháng rồi nghỉ khoảng 15-30 ngày rồi mới tiếp tục dùng thuốc lại. Kể cả với trường hợp người dân muốn dùng thuốc nam để uống thay trà nhằm thanh nhiệt giải độc, tăng cường sức đề kháng cũng không nên lạm dụng uống kéo dài trong nhiều tháng. Như với cây xạ đen, người dân uống thay trà với liều lượng 20-30g/ngày. Uống trong vòng một tháng rồi nghỉ khoảng 15-30 ngày, sau đó mới lại uống tiếp” - BS. Siêm cho biết thêm.

Trước tình trạng một số người dân cho rằng thuốc đông y có thể chữa trị được bệnh ung thư và vô sinh, BS. Siêm cho biết: “Các vị thuốc đông y chưa chữa được ung thư mà chỉ hỗ trợ điều trị ung thư. Khi người bệnh đến giai đoạn phải tiến hành truyền hóa chất, xạ trị, hóa trị thì việc hỗ trợ điều trị bằng thuốc đông y sẽ giúp cơ thể người bệnh tăng cường sức đề kháng để chống chọi với bệnh tật chứ không phải hỗ trợ tiêu diệt tế bào ung thư.

Do vậy, bệnh nhân ung thư nên và cần đến các bệnh viện, các cơ sở chuyên khoa uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời. Đối với việc chữa trị vô sinh, thuốc nam nói riêng hay thuốc đông y nói chung thì việc chữa trị có thể thành công, có thể không tùy thuộc vào nguyên nhân gây vô sinh.

Như với nam giới, nếu nguyên nhân là do tinh trùng yếu, biến dạng thì có thể uống thuốc giúp tinh trùng khỏe lên, nhưng nếu như bệnh nhân không có tinh trùng thì không thể chữa trị được. Còn với nữ giới, nếu nguyên nhân là do nội tiết thì có thể điều trị tốt, nhưng nếu do tổn thương thực thể như teo vòi trứng thì không chữa được mà cần phải đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được can thiệp, phẫu thuật”.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.