Cô gái mắc bệnh lạ ở Quảng Nam: Ăn gấp 10 lần bình thường, mỗi ngày 36 lít nước

Như Ý mới 29 tuổi và người mẹ gần 80
Như Ý mới 29 tuổi và người mẹ gần 80
(PLO) -"Năm nay nó mới có 29 tuổi thôi mà giờ nhìn nó già hơn cả tôi. Lúc trước nó học giỏi lắm nhưng vì căn bệnh của nó chữa hết tiền mà bác sĩ cũng đành bó tay. Người ta làm cha mẹ, thấy con mình ăn được, uống được thì mừng còn tôi sao mà thấy lo quá. Chỉ mong sao cho sức khỏe nó được bình thường như bao người khác.Không biết vài ba năm nữa khi nó yếu đi thì không biết phải làm sao”, người mẹ 77 tuổi nói về bệnh tình của con gái.

Mắc căn bệnh lạ, từ một cô gái trẻ trung xinh đẹp, học giỏi, Nguyễn Thị Như Ý (29 tuổi, trú thôn Na Kham, xã Điện Quang, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam) bỗng chốc “biến” thành một bà lão. Mặc dù đau ốm phải nằm viện liên miên nhưng Như Ý nói sẽ cố gắng tự làm để nuôi bản thân và mong ước được sống như bao người bình thường khác.

Khổ vì ăn

Sinh ra và lớn lên tại một vùng quê nghèo Na Kham (Điện Quang, Điện Bàn, Quảng Nam), Như Ý cũng được đến trường như bao đứa trẻ khác, nhưng may mắn không mỉm cười với chị. Năm 13 tuổi, bỗng dưng Ý mắc bệnh lạ. Từ một thiếu nữ đáng yêu, gương mặt Ý dần lão hóa, sức lực ngày càng lao dốc. Cũng từ đó, Như Ý đành gác lại ước mơ theo con chữ cùng bạn bè.

Bà Lê Thị Tám (77 tuổi, mẹ Như Ý) kể, khi mới sinh ra, Ý phát triển nhanh hơn mọi đứa trẻ khác, cao ráo và thông minh nên gia đình cũng đặt nhiều niềm tin. Tuy nhiên, đến năm 13 tuổi, gia đình phát hiện dưới lưỡi Ý bỗng xuất hiện một khối u nhỏ và những biểu hiện không bình thường. Vợ chồng bà Tám đưa con đến bệnh viện. 

Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán Ý bị bệnh thoái hóa khớp, viêm dạ dày, thiếu máu coles sơ mi. Vì thương con, khi nghe bác sĩ chẩn đoán con mắc bệnh lạ, dù chưa rõ tác hại của căn bệnh nhưng bà Tám đã nhiều lần ngất xỉu trong bệnh viện.

“Khi phát hiện con gái có nhiều biểu hiện không bình thường, gia đình tôi đã lập tức đưa con đi khám và chữa trị. Nhưng đi hết nơi này đến nơi khác, hết Tây y sang Đông y nhưng bệnh của Như Ý vẫn không hết mà lại thêm căn bệnh dạ dày vì dùng nhiều loại thuốc. Đến lúc tài sản trong nhà không còn gì, không vay mượn thêm được chỗ nào, chúng tôi mới dừng lại. Dù vậy nhưng nghe tin ai chữa được bệnh lạ thì gia đình cũng đưa con đến khám và điều trị thử”, bà Tám nói.

Nỗ lực chữa bệnh cho con gái, Tây y không khỏi, Đông y cũng không xong, đi khắp nơi chạy chữa bằng nhiều biện pháp khác cũng không tiến triển, gia đình bà Tám đành hi vọng vào “thầy cúng” để đuổi “ma”, nhưng bệnh con gái vẫn đâu vào đấy mà gia đình vướng nợ nần chồng chất.

Đến khi không còn tiền chạy chữa nên vợ chồng bà Tám đành nuốt ngược nỗi đau mang con về nhà phó mặc cho số phận. Cũng từ đó, Như Ý phải chịu nhiều nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần cũng lời dị nghị của những người hàng xóm.

Tiếp xúc với khách, Như Ý có nhiều vẻ ái ngại vì những nếp nhăn mới trên mặt vừa xuất hiện. Ý cho biết, suốt 16 năm qua bệnh tật đeo bám khiến cho cơ thể chị ngày càng yếu đi. Vì căn bệnh này mà mỗi ngày chị phải ăn gấp 10 lần người bình thường và uống hết 36 lít nước. Thế nhưng, chỉ vài phút sau khi ăn xong là chị lại nôn hết ra và bắt đầu có cảm giác đói, thèm ăn trở lại.

“Từ ngày mắc căn bệnh kỳ lạ này, tôi luôn có cảm giác thèm ăn và có khả năng uống nước nhiều gấp hàng chục lần người khác. Tôi thèm những món có nhiều dầu mỡ chứ không ăn thịt nạc. Thường thì tôi ít ăn cơm, thích ăn những món mềm như bún, phở thôi. Ăn nhiều nhưng chưa đầy 5 phút sau tôi lại nôn ra. Ngay cả việc uống nước cũng vậy", chị Ý tâm sự. 

Mong được sống như người bình thường

Chính vì căn bệnh lạ này mà Như Ý cũng không biết tương lai sẽ như nào. Dù chưa biết ngày mai ra sao nhưng hiện tại mỗi ngày chị vẫn bươn chải kiếm tiền nuôi bản thân, không để bố mẹ phải khổ thêm. 

Chị tâm sự: “Mình yếu, cơ thể bệnh tật nên chỉ có cái nghề bán vé số là hợp. Nghề này vừa nhẹ, bị bệnh thế này thì người ta cũng thương tình mà mua giúp cho”.

Theo lời Như ý, để kịp giờ bán vé số, mỗi buổi sáng chị phải dậy thật sớm để bắt xe buýt ra Hội An và TP. Đà Nẵng. Bán được đồng nào, Như Ý mua đồ ăn đồng đó, nhiều người đồng nghiệp bán vé chung thấy chị tội nghiệp nên góp tiền mua thêm cho chị bình nấu nước và bánh mì sống qua ngày.

“Một chủ quán cơm ở TP. Đà Nẵng biết được tôi bị bệnh và có hoàn cảnh khó khăn, nên thương tình, mỗi bữa ăn trưa tại quán, chủ quán để sẵn cho tôi 12 lít nước đun sôi, cùng với 1,5 kg bún để tôi ăn trưa”, chị Ý cho biết.

Thương con nhưng vì hoàn cảnh quá khó khăn, người mẹ đành nuốt nước mắt nhìn con lang thang kiếm sống trên mọi nẻo đường. 

"Năm nay nó mới có 29 tuổi thôi mà giờ nhìn nó già hơn cả tôi. Lúc trước nó học giỏi lắm nhưng vì căn bệnh của nó chữa hết tiền mà bác sĩ cũng đành bó tay. Người ta làm cha mẹ, thấy con mình ăn được, uống được thì mừng còn tôi sao mà thấy lo quá. Chỉ mong sao cho sức khỏe nó được bình thường như bao người khác.Không biết vài ba năm nữa khi nó yếu đi thì không biết phải làm sao”, bà Tám giãi bày.

Đang trò chuyện, bỗng dưng nước mắt Như Ý tràn ra. Cố giấu nước mắt, chị vội đi lại chiếc giường của mình lấy tập giấy , phân trần: “Ở cái tuổi như tôi, họ đã có chồng con rồi, còn tôi thì hằng ngày phải chống chọi với bệnh tật. Mong ước của tôi bây giờ là sống đơn giản như người bình thường”.

Bạn đọc hảo tâm giúp đỡ nhân vật trong bài viết xin liên hệ: chị Nguyễn Thị Như Ý, thôn Na Kham, xã Điện Quang, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam; số điện thoại 01216836658.

Đọc thêm

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.

Nhập viện cấp cứu, điều trị tâm thần do hút thuốc

Bệnh nhân nhập viện do bị tràn khí màng phổi. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Ông N.B.T (sinh năm 1969, ở Đông Anh, Hà Nội) mới được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, đau chói vùng ngực phải, khi hít vào càng đau quặn hơn không chịu được.

Mối nguy 'bánh mì bẩn'

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Sự việc hơn 300 người nghi ngộ độc thực phẩm, 1 người không qua khỏi sau khi ăn bánh mì mua từ một tiệm tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, khiến chúng ta buộc phải nhìn thẳng vào một sự thật. Đó là món ăn đường phố nói chung và bánh mì thịt nói riêng, nét “ẩm thực độc đáo” của Việt Nam; nếu không được chế biến, bảo quản kỹ lưỡng, không được quản lý chặt chẽ đầu vào, người bán không có tâm; thì đã, đang và sẽ là một mối nguy cho xã hội.

Rối loạn tâm thần do lạm dụng thuốc lá điện tử

Ảnh minh họa: BV Bạch Mai
(PLVN) -  Bệnh nhân cho biết, một đêm chỉ ngủ được 3-4 tiếng, ngủ không sâu giấc, ăn kém ngon miệng. Để giải tỏa những cảm xúc trên, bệnh nhân đã pha cần sa với tinh dầu thuốc lá điện tử để hút cả đêm, rồi ngủ gục trên giường, bỏ cả làm.