Thủ phạm chính gây hoa mắt chóng mặt

Thủ phạm chính gây hoa mắt chóng mặt
(PLO) - Đừng coi thường tình trạng hoa mắt chóng mắt, nó có thể là biểu hiện của rất nhiều bệnh nguy hiểm.

1. Hạ đường huyết

Khi bị hạ đường huyết, có nghĩa đường huyết tụt cũng có thể gây hoa mắt chóng mặt. Ngoài gây chóng mặt, bệnh nhân tiểu đường cũng có thể bị hoa mắt do có quá nhiều hoặc quá ít insulin.

Ở nhóm không mắc bệnh tiểu đường, nếu làm việc quá sức hoặc luyện tập quá nhiều, không ăn uống phù hợp cũng gây hạ đường huyết và chóng mặt.

Kết quả hình ảnh cho hạ đường huyết

- Giải pháp: Nên bổ sung đường nhanh bằng uống một ly nước cam. Hãy ăn bánh mì nướng vì nó chứa carbohydrates hoặc có thể ăn một thanh kẹo. Những thực phẩm này có thể bổ sung đường, hạn chế hiện tượng tụt đường huyết và có tác dụng giảm bệnh.

2. Huyết áp thấp

Bệnh huyết áp thấp được xem là một trong những thủ phạm nặng ký gây bệnh hoa mắt, chóng mặt.

Mức huyết áp dưới 100/60 được xem là thấp...

- Giải pháp: Tùy thuộc vào lý do mắc bệnh, bác sĩ có thể đưa ra giải pháp điều trị cho phù hợp. Người bệnh cần phải ăn muối nhiều hơn hoặc uống nhiều nước hoặc cũng có thể được khuyến cáo dùng tất ngăn chặn máu dồn xuống chân và dùng thuốc trị huyết áp thấp....

3 Mất nước hoặc quá nóng

Nếu trời nóng nực, làm việc hay luyện tập quá sức hoặc quên không ăn uống do bận rộn cũng có thể gây hoa mắt chóng mặt.

Hình ảnh có liên quan

- Giải pháp: Nếu thấy mọi thứ quay cuồng, người đảo điên thì nên nghĩ ngay đến việc bổ sung nước, nhất là nước cam vì nó cung cấp một chút đường cho cơ thể.

Mất nước do quá nóng, lượng đường huyết sẽ giảm mạnh, vì vậy nhóm nước trái cây được xem là có lợi thế hơn cả. Mệt mỏi, kiệt sức kéo dài thì nên đi khám bác sĩ bởi đây là dấu hiệu nguy hiểm đến tính mạng.

 4. Đột quỵ thoáng qua

Hoa mắt, chóng mặt có thể không phải là triệu chứng ban đầu của một cơn đột quỵ, nhưng đi kèm theo những thay đổi ở một bên cơ thể, thị lực giảm, đau đầu dữ dội hoặc khó phát ngôn thì không thể xem thường, cần đưa người bệnh đi cấp cứu ngay.

Kết quả hình ảnh cho đột quỵ

- Giải pháp: Bác sĩ sẽ kiểm tra nguy cơ đột quỵ, tùy thuộc vào kết quả chẩn đoán, dạng đột quỵ mắc phải, bác sỹ sẽ kê đơn dùng anticoagulents để làm loãng máu, khử cục máu đông và dùng thuốc hạ huyết áp.

5. Thiếu máu

Nếu hàm lượng sắt thấp có thể gây thiếu máu, xuất hiện các chứng bệnh liên quan tới thiếu máu, gây suy giảm năng lượng, gây trạng mệt mỏi triền miên.

- Giải pháp: Bác sĩ sẽ cho xét nghiệm máu để biết mức số lượng, chất lượng hồng cầu, biết được mức độ thiếu máu...

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...