Thu hút đầu tư nước ngoài: Phải tạo hàng rào để sàng lọc

Phó trưởng Đoàn giám sát Nguyễn Văn Giàu phát biểu tại cuộc làm việc.
Phó trưởng Đoàn giám sát Nguyễn Văn Giàu phát biểu tại cuộc làm việc.
(PLVN) -  Ngày 22/7, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) về “Việc thực hiện các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam là thành viên” đã có buổi làm việc với Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.  Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của QH Nguyễn Văn Giàu (Phó trưởng Đoàn giám sát) chủ trì các cuộc làm việc.

Lợi ích thu được chưa mang tính đột phá 

Báo cáo tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh đánh giá, các FTA ta đã tham gia cho tới nay về cơ bản là với các nước có cơ cấu kinh tế tương đối giống ta. Cơ cấu xuất khẩu của nước ta khá tương đồng, thậm chí là cạnh tranh với ta như Ấn Độ, ASEAN, Trung Quốc... nên lợi ích thu được từ các FTA chưa mang tính đột phá.

Một số mặt hàng nông sản của Việt Nam cũng có sức cạnh tranh chưa cao do sản xuất nghiêng về số lượng, thị trường đối mặt với nhiều rủi ro. Một số doanh nghiệp không đảm bảo được chất lượng theo tiêu chuẩn của các nước đối tác. Trên 80% nông sản của Việt Nam vẫn xuất khẩu dưới dạng thô, kim ngạch còn thấp do giá trị xuất khẩu thấp hơn các sản phẩm cùng loại của nhiều nước khác.

Các doanh nghiệp của ta nhìn chung cũng còn gặp nhiều hạn chế trong việc tham gia các chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu, chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu còn chậm, tỷ lệ tận dụng ưu đãi chưa cao. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng nhưng sự phụ thuộc vào các nguyên liệu nhập khẩu vẫn còn rõ nét.

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam bộc lộ nhiều yếu kém cần cải thiện như quy mô nhỏ, phân tán, công nghệ sản xuất lạc hậu, năng lực quản lý, kinh doanh còn hạn chế, sức cạnh tranh kém so với các đối thủ quốc tế. Ngoài ra, tâm lý sử dụng hàng ngoại của người Việt cũng là một yếu tố khiến sản phẩm trong nước khó cạnh tranh và giảm quy mô sản xuất.

Tại phiên làm việc chiều 22/7, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng cho biết, việc thực hiện cơ chế giải quyết tranh chấp theo các FTA đặt ra những thách thức lớn hơn trong việc xây dựng và thực thi pháp luật, phòng ngừa và giải quyết có hiệu quả tranh chấp, vướng mắc với nhà đầu tư. 

Do đó, để kiểm soát, phòng ngừa tranh chấp giữa Nhà nước và nhà đầu tư, cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật để bảo đảm tính nhất quán, đồng bộ, công bằng, minh bạch, không phân biệt đối xử; nâng cao hiệu quả công tác thi hành pháp luật và giám sát thi hành pháp luật để đảm bảo pháp luật được thực hiện đúng về nội dung, về trình tự thủ tục và về thời hạn nhằm hạn chế tranh chấp phát sinh với nhà đầu tư nước ngoài; nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ sau đầu tư, giải quyết có hiệu quả những khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư, tránh phát sinh thành mâu thuẫn, tranh chấp giữa nhà đầu tư và cơ quan nhà nước; nâng cao hiệu quả hoạt động giải quyết tranh chấp tại trọng tài, tòa án và hoạt động thi hành phán quyết trọng tài; tiếp tục hoàn thiện cơ chế cảnh báo sớm để phòng ngừa tranh chấp đầu tư.

Làm rõ trách nhiệm khi chậm ban hành văn bản

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của QH Nguyễn Sỹ Cương cho rằng, cần làm rõ trách nhiệm trong việc chậm ban hành các văn bản so với kế hoạch vì có văn bản chậm đến 5-6 tháng; thậm chí là 11 tháng. Việc ban hành văn bản là hành lang pháp lý hết sức quan trọng để triển khai thực hiện các Hiệp định thương mại tự do mà nếu thiếu sẽ gây khó khăn cho thực hiện, còn nếu như không sửa thì sẽ phải đối mặt với việc bị kiện không thực hiện các cam kết.

Còn Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của QH Hoàng Văn Cường đánh giá, thời gian qua, việc thu hút đầu tư nước ngoài đúng là được nhiều nhưng đã đạt được mục tiêu làm thay đổi những vấn đề phát triển trong nước, tăng được năng lực nội tại hay không là vấn đề cần xem xét. 

Ông Cường cho rằng: “Cái yếu của chúng ta là chưa đưa ra được các công cụ, biện pháp để bảo vệ chính chúng ta nhằm sàng lọc các nhà đầu tư, bảo vệ, hoặc lựa chọn hàng hóa, vật tư, sản phẩm đưa vào. Các FTA đều nói loại bỏ rào cản phi thuế quan, nhưng thực ra không nước nào loại bỏ, cố gắng tăng lên. Như vậy, chúng ta không có hệ thống luật pháp về việc này, chúng ta đang bỏ trống. Tôi cho rằng có lẽ đấy là điểm cần suy nghĩ trong việc chậm ban hành luật pháp ảnh hưởng đến thu hút đầu tư”.

Đoàn giám sát cũng đề nghị Bộ Công Thương tập trung xây dựng các Nghị định chưa ban hành như Nghị định về những vấn đề liên quan đến giải quyết cạnh tranh; liên quan đến vấn đề hàng tân trang; liên quan đến xác minh, xuất xứ hàng hóa bởi đây là những nghị định ảnh hưởng lớn việc tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam là thành viên. 

Bà Lê Thị Yến - Ủy viên Ủy ban Về các vấn đề xã hội – chỉ ra rằng, trong báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, trừ quy định về giải quyết các tranh chấp đầu tư theo Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam – EU đã được QH ban hành nghị quyết riêng để thực hiện cam kết về đầu tư của Việt Nam tại các FTA đã đảm bảo phù hợp với chính sách pháp luật của Việt Nam nên đều được áp dụng trực tiếp mà không đòi hỏi phải sửa đổi, ban hành văn bản pháp luật.

Tuy nhiên, trong báo cáo của VCCI có kiến nghị hiện các cam kết mở cửa thị trường đầu tư trong CPTPP được liệt kê trong nhóm cam kết được áp dụng trực tiếp nhưng trên thực tế các cam kết này rất phức tạp và hầu như không thể có cách hiểu thống nhất và có thể áp dụng ngay. Đây cũng chính là nguy cơ phát sinh tranh chấp đầu tư quốc tế nên VCCI kiến nghị Chính phủ phải ban hành văn bản hướng dẫn về các cam kết mở cửa dịch vụ vào đầu tư CPTPP. 

Ủy viên Ủy ban Kinh tế của QH Trần Hoàng Ngân cho rằng, “Làm sao tạo được những hàng rào để sàng lọc được các nhà đầu tư vì hiện nay chúng ta nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư nước ngoài nên cần làm sao xây dựng được các tiêu chí về suất đầu tư hay tiêu chí công nghệ, môi trường, giá trị gia tăng hoặc khả năng liên kết… Bộ đã có sự chuẩn bị để ban hành các tiêu chí này hay chưa để từ đó chúng ta sớm có rào cản cho công nghệ lạc hậu có thể vào Việt Nam thời gian tới?”. 

Tin cùng chuyên mục

Đề nghị Nhật Bản tái xem xét các cam kết về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

Đề nghị Nhật Bản tái xem xét các cam kết về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có cuộc làm việc tại Nhật Bản về hợp tác công nghiệp, thương mại và năng lượng. Trong đó, đáng chú ý, Bộ Công Thương đã đề nghị phía Nhật Bản xem xét rà soát các cam kết theo thỏa thuận đã ký kết năm 2011, tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ và tài chính cho Việt Nam để triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Đọc thêm

Tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA thế hệ mới, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Việt Nam cần tập trung vào các mục tiêu cụ thể để giải quyết hiệu quả các thách thức trọng tâm trong việc thực thi các FTA thế hệ mới, nhằm tận dụng các cơ hội đang có và khắc phục một số hạn chế, qua đó hướng đến thúc đẩy nền kinh tế phục hồi và phát triển theo hướng bền vững.

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận và thích ứng với xu hướng chuyển đổi xanh của EU

Bà Trịnh Thị Thu Hiền, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương phát biểu khai mạc.
(PLVN) -  Xuất khẩu sang thị trường EU có nhiều lợi thế từ việc tận dụng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu ( Hiệp định EVFTA ). Tuy nhiên, EU là thị trường khó tính trong việc áp dụng quy định về hàng rào phi thuế quan, đặc biệt là tiêu chuẩn kỹ thuật và phát triển bền vững.

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.

Anh gia nhập CPTPP sẽ tạo động lực mới trong quan hệ song phương Việt Nam - Anh

Ngành thủy sản sẽ có được những thuận lợi rất lớn khi cam kết chính thức có hiệu lực.
(PLVN) - Ngày 15/12, Vương quốc Anh đã trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Việc Vương quốc Anh tham gia Hiệp định CPTPP đánh dấu một chương mới trong quan hệ kinh tế, thương mại giữa các nước trong khu vực nói chung và giữa Việt Nam - Anh nói riêng, mở ra cơ hội tăng cường thương mại, thu hút đầu tư và đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực.

Các hiệp định thương mại tự do là 'bàn đạp' thương mại đưa nước ta tiến vào kỷ nguyên mới

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Triển khai có hiệu quả các FTA, nhất là các FTA thế hệ mới tạo ra cơ hội mở rộng, đa dạng hóa thị trường với mức ưu đãi cao, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, mạng lưới sản xuất toàn cầu; góp phần tích cực vào quá trình đổi mới đồng bộ và toàn diện, khơi dậy tiềm năng của đất nước và sức sáng tạo của các tầng lớp nhân dân, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao trình độ phát triển...