Thiếu sân chơi cho trẻ - câu chuyện cũ nhưng vẫn nóng

Trẻ em tập trung ra Cầu Bán Nguyệt để tắm và vui chơi.
Trẻ em tập trung ra Cầu Bán Nguyệt để tắm và vui chơi.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sau giờ học ở trường, các em thiếu nhi mong muốn được vui chơi, giải trí tại các sân chơi mang tính lành mạnh, bổ ích. Tuy nhiên, có một thực trạng đáng buồn là sân chơi miễn phí cho trẻ em tại TP Huế tuy được đầu tư nhiều hơn những năm trước, nhưng vẫn thiếu.

Vừa kết thúc tiết học buổi chiều, nhóm học sinh nam của trường THCS Nguyễn Chí Diểu (đường Đống Đa, TP Huế) nhanh chóng chạy thẳng ra Cầu Bán Nguyệt, bên sông Hương, để nghịch nước. Dù ngay phía trên cầu có bảng cảnh báo nguy hiểm nhưng các em vẫn vô tư chơi ném bóng dưới nước dù nhiều em trong số đó không có áo phao hay bất kỳ dụng cụ bảo hộ nào.

Em Huy, 13 tuổi chia sẻ: “Dù biết hơi nguy hiểm nhưng đây là nơi miễn phí cho tụi em bơi, tụi em cũng cố gắng cẩn thận, ai có tiền thì thuê cái áo phao còn ai không có áo phao thì tự biết chơi ở gần bờ hơn”.

Bên cạnh việc không đảm bảo an toàn, trên mặt sông trôi dạt nhiều bao ni lông, vụn xốp không đảm bảo vệ sinh. Vào mỗi buổi chiều có rất đông trẻ nhỏ đến bơi lội, bất chấp những cảnh báo về tai nạn sông nước. Việc làm này tiềm ẩn nguy cơ cao về đuối nước, đặc biệt đối với trẻ em khi không có sự giám sát của người lớn.

Tại những khu dân cư cũ, việc thiếu khu vui chơi lại càng trầm trọng hơn. Khi đá bóng, cầu lông, đá cầu…, các em phải chơi tại vỉa hè hoặc tận dụng các mặt đường, lòng đường nơi xe cộ ít qua lại.

Với những hộ dân cư ở trong hẻm, lòng đường trở thành “khu vui chơi” của trẻ em.

Với những hộ dân cư ở trong hẻm, lòng đường trở thành “khu vui chơi” của trẻ em.

Chị Nguyễn Thị Huế, 45 tuổi, ngụ tại phường Phú Cát, TP Huế, bộc bạch: “Mỗi lần con ra đường chơi tôi cũng rất lo lắng, sợ xe cộ qua lại gây nguy hiểm cho con. Nhưng cũng không thể bắt con ở nhà và xem ti vi hoài được, việc này ảnh hưởng nhiều đến mắt và tâm lý của các con. Tôi cũng chỉ có thể thỉnh thoảng theo dõi con và nhắc nhở con cẩn thận quan sát xe qua lại”.

Chị Lê Thị Thúy Hằng, ngụ phường Tây Lộc, TP Huế, giãi bày: “Thiếu chỗ chơi cho trẻ con quá, tôi chỉ biết cố gắng dẫn con đi đến các quán cà phê có khu vui chơi mini hoặc thi thoảng đến công viên Thương Bạc thuê xe xích lô, xe ô tô điện để con chơi... Nhưng đó chỉ là những cuối tuần rảnh rỗi, còn vào ngày thường, việc đưa các con đi chơi cũng khó vì công việc bận rộn”.

Thiếu sân chơi, các bé trai tìm bãi cỏ để chơi đá bóng.

Thiếu sân chơi, các bé trai tìm bãi cỏ để chơi đá bóng.

Dù chưa bước vào kỳ nghỉ hè nhưng việc thiếu sân chơi cho trẻ đang ngày một "nóng" lên. Dù câu chuyện thiếu sân chơi cho trẻ em là một câu chuyện không mới, nhưng lại chẳng bao giờ cũ. Bởi, khi các em không được vui chơi, giải trí đúng lứa tuổi của mình, thì các em lại tìm đến những thú vui như Game online, tắm sông, hồ..., đi kèm với những hậu quả khôn lường. Để phát huy sự năng động, hoạt bát và giúp trí tuệ phát triển ở thiếu nhi, những sân chơi bổ ích luôn cần thiết, nhất là khi mùa hè sắp đến gần.

Đọc thêm

Bắt đầu đăng ký thi tốt nghiệp THPT, thí sinh cần lưu ý điều này

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Sau khi đăng ký thành công, từ ngày 11/5 đến 17/5, tất cả thí sinh phải sử dụng tài khoản và mật khẩu được cấp đăng nhập vào Hệ thống quản lý thi qua địa chỉ http://thisinh.thitotnghiepthpt.edu.vn để kiểm tra thông tin đăng ký dự thi, phản hồi các sai sót và đề xuất duyệt minh chứng đối tượng ưu tiên (nếu có) với đơn vị đăng ký dự thi...

Làm gì để 'gỡ' áp lực các kỳ thi đầu cấp?

Các kỳ thi vào lớp 1, lớp 6 đang ngày càng trở nên áp lực với học sinh. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Ôn thi từ khi bập bẹ biết nói là câu chuyện phổ biến ở các trường tiểu học, THCS. Thay vì được học đúng độ tuổi, khả năng, hiện nay, nhiều gia đình đã hướng con cái đến các tiêu chuẩn học tập “ngoại cỡ”.

'Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh' trong thế giới đa cực

Ngày hội Tư vấn tuyển sinh - Hướng nghiệp tại Hà Nội. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Theo báo cáo nghiên cứu vào năm 2019 của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP Hồ Chí Minh (FALMI), khoảng 75% học sinh THPT thiếu hiểu biết cần thiết về các ngành nghề mà mình lựa chọn, theo đuổi sau khi tốt nghiệp. Vấn đề này dẫn đến có khoảng 60% học sinh nhận thấy bản thân mình đã có lựa chọn sai lầm trong định hướng nghề nghiệp.

Sỹ tử lớp 12 quyết tâm đạt kết quả thi tốt nhất

Trước kỳ thi THPT quốc gia, các thí sinh “quay cuồng” tham gia hàng loạt kỳ thi để mong có một suất vào đại học sớm. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa sẽ diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2024. Đây là năm cuối cùng thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2006, dự kiến năm sau có nhiều thay đổi. Điều này khiến các “sĩ tử” quyết tâm đạt được kết quả tốt nhất cho kỳ thi sắp tới.

Căng thẳng chuẩn bị kỳ thi vào lớp 10

Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. (Ảnh: Anh Nhi)
(PLVN) - Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ, nhiều sự thay đổi về phương thức, chỉ tiêu xét tuyển khiến học sinh (HS), phụ huynh lo lắng. Đặc biệt, chỉ còn hơn tháng nữa kỳ thi sẽ diễn ra, nên đây là thời điểm HS cấp tốc ôn tập...

Sau bài viết nam sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết tại Quảng Bình: Rà soát chất lượng học sinh toàn huyện Minh Hóa

Trường THCS Hồng Hóa. (Ảnh: Nguyên Phong)
(PLVN) - UBND huyện Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình), Phòng GD&ĐT huyện cho biết sẽ rà soát lại kiến thức cơ bản của học sinh ở tất cả các trường học trên địa bàn để phân loại và có phương án nâng cao chất lượng giáo dục. Riêng trường hợp học sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết, sẽ đưa về cấp tiểu học để phụ đạo thêm.

'Thổi hồn' vào thư viện trường học

Nhiều trường học ở Việt Nam đã áp dụng các mô hình thư viện mới để thu hút học sinh. (Ảnh minh họa, nguồn: lamdong.gov.vn)
(PLVN) - Công nghệ thông tin phát triển, những thú vui trên mạng xã hội khiến học sinh không còn mặn mà với những thư viện truyền thống nữa. Hiện nay, nhà trường và ngành Giáo dục đang có những nỗ lực đổi mới sáng tạo các mô hình, hoạt động ở thư viện, nâng cao văn hóa đọc cho học sinh.

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.