Thiên tình sầu của danh nhân Nguyễn Kiều và nữ sĩ Đoàn Thị Điểm

Bức hoành phi ở nhà cũ tương truyền là của TS Nguyễn Kiều được chuyển từ nhà dải vũ trước điện Kính Thiên trong Cấm Thành Thăng Long về dựng làm nhà ở tại Phú Xá (Ảnh tư liệu).
Bức hoành phi ở nhà cũ tương truyền là của TS Nguyễn Kiều được chuyển từ nhà dải vũ trước điện Kính Thiên trong Cấm Thành Thăng Long về dựng làm nhà ở tại Phú Xá (Ảnh tư liệu).
(PLVN) - Giữa nữ sĩ Đoàn Thị Điểm và danh nhân Nguyễn Kiều, chúng ta biết đến Đoàn Thị Điểm nhiều hơn. Tuy nhiên, Nguyễn Kiều thời bấy giờ rất có tiếng, vốn là một quan chức cấp cao của triều đình nhà Lê. Nguyễn Kiều từng được cử làm chánh sứ sang ngoại giao với nhà Thanh (Trung Quốc). Khi ấy, Nguyễn Kiều còn được biết đến là một văn nhân, một người kết nghĩa phu thê với nữ sĩ Đoàn Thị Điểm.

Nguyễn Kiều và Đoàn Thị Điểm xứng đáng là danh nhân văn hóa 

Theo sử liệu từ ông Nguyễn Hồng Chiến – Di duệ của tiến sĩ Nguyễn Kiều, thì Nguyễn Kiều sinh ngày 26/2/1695 trong một gia đình nhà nho, có truyền thống dạy học và làm quan. Ông được sinh ra tại làng Phú Xá, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông cũ, nay thuộc phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. 

Cuộc đời và sự nghiệp của tiến sĩ Nguyễn Kiều mẫu mực. Năm 18 tuổi, ông đỗ Hương nguyên, năm 21 tuổi đỗ tiến sĩ, khoa thi năm Ất Mùi (1715) niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 11, triều Lê Dụ Tông (1715), được sắc ban giữ chức Cẩn sự tá lang, Hiệu Lý Hạ liên hàn lâm viện vào năm 1720. Năm 1734, ông được giữ chức Đốc đồng trấn Tuyên Quang, sau giữ chức Đốc thị trấn Nghệ An lần thứ nhất, rồi được thăng chức Thừa Tuyên trấn.

Cuối năm 1742, ông được thăng chức Tả Thị Lang. Năm 1743, ông được cử làm Chánh sứ đi sang nhà Thanh (Trung Quốc). Sứ bộ khởi hành cuối năm Nhâm Tuất (1743), đầu năm 1744 tới Yên Kinh (Bắc Kinh), tháng 2 năm Ất Sửu (1745) về đến Nam Kinh tại Quảng Tây. Nhưng Lạng Sơn có loạn, nên sứ bộ phải đợi lâu mới về đến Thăng Long. Cuộc đi sứ lâu nhất trong lịch sử đến 3 năm.

Ông hoàn thành xuất sắc vai trò ngoại giao giữa hai nước, có tập thơ đi sứ được Bùi Duy Tân đánh giá dễm lễ, ý tứ mới mẻ, giọng thơ tao nhã, đẹp, được thể hiện với niềm xúc động chân tình. Năm 1745, ông về nước được thăng quan tiến chức. Năm 1748, ông được triều đình điều vào Nghệ An giữ chức Trấn sở Nghệ An. Nguyễn Kiều được đánh giá là người có tài cả trong quan trường và văn học. Tuy thế, ông sống rất thanh cao, giản dị. Chính vì văn võ toàn tài mà ông được nhiều đại thần yêu quý, gả con gái cho.

Nữ sĩ Đoàn Thị Điểm (ảnh internet)
Nữ sĩ Đoàn Thị Điểm (ảnh internet) 

Được biết, vợ đầu của Nguyễn Kiều là bà Lê Thị Hằng, con gái Quan Thượng thư Lê Anh Tuấn. Buồn thay, bà Hằng mất sớm và chưa có tử tôn với Nguyễn Kiều. Vợ đầu mất, ông lấy bà Nguyễn Thị Đoan, là con gái của Quan Thượng thư Nguyễn Quý Đức, sinh được ba người con gồm hai trai, một gái. Nhưng bà Đoan cũng mất sớm khi mới 30 tuổi. Đến người vợ thứ 3 là nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, tài sắc vẹn toàn. Mối tình được coi là nổi tiếng kinh thành Thăng Long xưa. 

Nữ sĩ Đoàn Điểm sinh năm 1705, hiệu Hồng Hà, biệt hiệu Ban Tang. Quê bà tại làng Hiến Phạm, xã Giai Phạm, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, là con gái ông hương cống Đoàn Doãn Nghi, mẹ bà họ Vũ là vợ hai ông Nghi có nhà tại phường Hà Khẩu (Thăng Long), nay thuộc phường Hàng Bạc (Hà Nội). 

Đoàn Thị Điểm nổi tiếng học giỏi khi mới 6 tuồi, được nhiều văn nhân để ý. Bà từng được Quan Thượng thư Lê Anh Tuấn mến mộ muốn xin làm con nuôi, để tiến cử vào cung chúa Trịnh, nhưng bà từ chối. Từ nhỏ, Đoàn Thị Điểm cùng anh trai là Đoàn Doãn Luân (sinh năm 1703) theo mẹ về ở với ông bà ngoại là quan Thái lĩnh bá và được dạy dỗ chu đáo, thông Tứ thư, Ngũ Kinh...

Khi cha mất, bà chuyển về quê nhà học, sau dạy học ở làng Võ Ngai. Bà cũng kiêm luôn nghề bốc thuốc. Đoàn Thị Điểm được biết đến là tác giả tập Truyền kỳ tân phả (chữ Hán), và tác giả của truyện thơ Chinh phụ ngâm (bản chữ Nôm - 412 câu thơ) - được bà dịch từ nguyên bản tiếng Hán Chinh phụ ngâm khúc (Đặng Trần Côn)... Hậu thế nhắc nhiều đến bà qua truyện thơ Chinh phụ ngâm, là thể loại thơ song thất lục bát. 

Nhà Nghiên cứu văn hóa Trương Sỹ Hùng (Viện trưởng Viện nghiên cứu văn hóa Minh Triết” cho rằng: “Lược sử qua đi, nhưng giá trị tinh thần còn mãi; Nguyễn Kiều và Đoàn Thị Điểm đều xứng đáng vị trí là hai danh nhân văn hóa thời Lê trong lịch sử Việt Nam”.

Mối tình đẹp nhưng đầy bi ai

Theo nhà nghiên cứu Trần Thị Băng Thanh, mối tình giữa Nguyễn Kiều và Đoàn Thị Điểm là mối tình độc đáo, khi mà Nguyễn Kiều đã có tuổi, còn Đoàn Thị Điểm đã qua thời thanh xuân. Bản thân Đoàn Thị Điểm có vẻ không ưa ai để lấy làm chồng. Nhiều người đã đến ngỏ ý với Đoàn Thị Điểm, như công tử Nhữ Đình Toản, Thượng thư Siêu Quận công, quốc thích Bình Trung công, nữ sĩ đều không thuận.

Ấy vậy mà, khi Nguyễn Kiều đến, nữ sĩ đang rất bình yên với cảnh nhà giáo thanh bạch, chuyện tình riêng không còn để tâm đến, nhưng dần dà, đã ngả sang chiều hướng khác. Trong Đoàn Thị thực lục viết về việc Nguyễn Kiều sang cầu hôn Đoàn Thị Điểm như sau:

“Một hôm phu nhân đang ngồi nghiêm trang giảng sách, người nghe đứng vòng quanh đến hơn năm chục, chợt thấy rặng trúc phía trước lay động, rồi một người từ ngoài đi vào, có vài người  bõ già theo sau đưa lên một cái hộp kim sa, trong hộp để một bức thư phong dán rất kỹ, phu nhân mở ra xem, thì chính là thư cầu hôn của Thị lang Nguyễn Kiều người Phú Xá. Xem thư xong, phu nhân than:

Ta từ lúc thiếu thời đến nay (kén chồng) đã hơn hai mươi năm, cuối cùng việc ấy cũng không quan tâm nữa. Thường bảo: giai nhân tài tử gặp gỡ xưa nay vẫn khó khăn, chi bằng tẩy rửa lòng trần, nuôi lấy khí tượng thanh bình, từ lâu đã không để ý đến chuyện loan phượng. Người ấy là ai, nay lại đem chuyện trần duyên khuấy động lòng ta”.

Nữ sĩ đã không nhận lời trong lần ngỏ đó, nên Nguyễn Kiều lại tiếp tục gửi thư lần hai, và được ghi chép lại: “Bà không nhận lời. Không ngờ hơn tuần sau, Thị lang lại sai người cháu ruột đem thư đến, thư nói: “Hiện việc công bận rộn, ngày đi sứ lại đến gần, trong nhà thiếu người chủ quỹ, mọi việc không ai coi sóc. Huống nữa nương tử với gia nội trước, tình thân như chị em, nghĩa keo sơn gắn bó, nếu nương tử bao dung cho thì cả nhà tôi thật là đại hạnh”. 

Lời thư rất khẩn thiết, tình cảnh thật thê lương, bà cũng có nửa phần thương xót, nhưng nghĩ lại tấm lòng thanh sảng, cảnh sống thư nhàn, vốn ghét chuyện phiền nhiễu nên lại ngại ngùng không thuận. Đến khi đám môn sinh biết chuyện, hết lời vun vào, cả mẫu thân cũng khuyên nhủ, phu nhân mới bất đắc dĩ nhận lời”.

Nhà nghiên cứu Trần Thị Băng Thanh đánh giá cuộc hôn nhân giữa Nguyễn Kiều và Đoàn Thị Điểm là cuộc hôn nhân hiếm có. Hai người đến với nhau không chỉ có niềm vui phu xướng phụ tùy, cầm thi xướng họa mà là một sự đồng lòng cùng nhau chia sẻ trách nhiệm. Sau khi về làm vợ, Đoàn Thị Điểm đã giúp cho chồng rất nhiều trong công việc triều chính. 

Nhưng tiếc thay, cuộc hôn nhân của hai người chỉ kéo dài được 6 năm, nhưng chỉ gần nhau được có 3 năm. Nhà nghiên cứu Trương Sỹ Hùng cho biết, khi hoàn thành nhiệm vụ đi sứ (1745), trở về nước năm 1748, Nguyễn Kiều được cử làm Tham thị Nghệ An, Đoàn Thị Điểm đã đồng hành cùng chồng theo đường biển vào nhậm chức; chẳng may trên đường đi, Đoàn Thị Điểm bị cảm nặng rồi qua đời ngày 6/6 lịch âm.

Sau khi vợ mất, Nguyễn Kiều có làm hai bài văn tế được Nhà nghiên cứu Trần Thị Băng Thanh đánh giá vào loại hay nhất trong những bài “Điệu nội” (Khóc vợ) của văn học Trung đại. Qua hai bài văn tế, Nguyễn Kiều đã bàn giao cho đời sau di sản văn chương của Đoàn Thị Điểm, tránh được cái họa không thể tìm ra “bản lai diện mục” như tác phẩm của Hồ Xuân Hương. Bốn năm sau khi Đoàn Thị Điểm mất, Nguyễn Kiều tạ thế tại quê hương ngày 16/6 theo lịch âm, khép lại một mối tình đẹp nhưng bi ai, khiến hậu thế đều tiếc thương. 

Đọc thêm

Hà Nội chuyện cũ, chuyện mới (Kỳ 8): Đằng sau mặt tiền các nhà phố cổ

Hà Nội chuyện cũ, chuyện mới (Kỳ 8): Đằng sau mặt tiền các nhà phố cổ
(PLVN) -  Lần trước tôi đã kể về sự “oai” khi có nhà ở phố cổ Hà Nội! Nhất là phố cổ bắt đầu từ chữ “Hàng”! Nhưng nếu có nhà ở Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Đường thì sự “oai” phải tăng gấp đôi, gấp ba! Mà lại nhà mặt phố, có cửa hàng ở các phố này thì sự “oai” phải … thôi rồi! Khỏi phải nói!

Hà Nội chuyện cũ, chuyện mới (Kỳ 7): Chuyện của người “Phố Cổ”!

Hà Nội chuyện cũ, chuyện mới (Kỳ 7): Chuyện của người “Phố Cổ”!
(PLVN) -  Những ai ở Hà Nội mà có nhà “phố cổ” hãnh diện lắm! Nhà ở phố cổ mà là phố bắt đầu từ chữ “Hàng” thì “oai” hơn! Nhưng nếu có nhà ở Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Đường thì sự hãnh diện phải tăng gấp đôi, gấp ba! Mà lại nhà mặt phố ở các phố này thì sự hãnh diện còn tăng gấp nhiều lần nữa!

Theo chân du khách đi tìm khu nghỉ dưỡng Top 1 phố núi Sa Pa

Theo chân du khách đi tìm khu nghỉ dưỡng Top 1 phố núi Sa Pa
(PLVN) -  Nét đẹp mộc mạc , ban sơ, mê đắm du khách của vùng đất Sa Pa được bao trọn trong tầm view từ khu nghỉ dưỡng Sapa Jade Hill - điểm đến mà bất cứ du khách nào cũng phải lựa chọn khi đặt chân tới thành phố trong sương mù này .

BIM Group đồng hành cùng tổ chức Newborns Vietnam

Lễ ký kết giữa đại diện Newborns Vietnam – bà Suzanna Lubran và đại diện BIM Group – Bà Vũ Thanh Thủy - Giám đốc Marketing và Truyền thông đã diễn ra với sự chứng kiến của Đại sứ Anh quốc Gareth Ward, Phó GĐ BV Nhi và đại diện các viện Saint Paul, Phụ Sản Hà Nội, Hồng Ngọc và Chuyên gia y tế đến từ Anh Quốc.
(PLVN) -  Tối 22/6, Tập đoàn BIM Group và tổ chức Newborns Vietnam đã thực hiện lễ ký kết hợp tác tài trợ Chương trình Hồi sức sơ sinh tại phòng sinh NLS trước sự chứng kiến của Đại sứ Anh quốc tại Việt Nam và Bệnh viện Nhi Trung ương.

“Bật mí” chiến lược làm nên thành công của Acecook Việt Nam

“Bật mí” chiến lược làm nên thành công của Acecook Việt Nam
(PLVN) - Nhắc đến Acecook là nhắc đến một doanh nghiệp Nhật đã thành công trong việc định hình khẩu vị ăn mì của người Việt qua hương vị tôm chua cay. Đến nay, Acecook trở thành thương hiệu được tin dùng trong gần 30 năm hoạt động sản xuất, kinh doanh và luôn là đơn vị dẫn đầu thị trường mì ăn liền tại Việt Nam.

Ly kỳ truyền thuyết về bà thứ phi Phi Yến và hoàng tử Cải ở Côn Đảo

Ly kỳ truyền thuyết về bà thứ phi Phi Yến và hoàng tử Cải ở Côn Đảo
PLVN- Hàng trăm năm qua, người dân Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu) vẫn lưu truyền truyền thuyết về bà Phi Yến và hoàng tử Cải, gắn liền 2 di tích miếu Bà An Hải và miếu Cậu. Họ cho rằng đó chính là nguồn gốc của câu ca dao “Gió đưa cây cải về trời, rau răm ở lại chịu lời đắng cay”. Truyền thuyết dân gian này dù tương phản với thực tế lịch sử nhưng điều thú vị là nó vẫn sống mãi theo thời gian.

Báo chí – Nhịp cầu nối những đảo xa

Báo chí – Nhịp cầu nối những đảo xa
(PLVN) - Hình ảnh những nhà báo vai ba lô, máy ảnh, máy quay hòa vào đoàn quân lên đường ra Trường Sa như nhắc nhớ đến một th ời đạn bom, cả nước cùng ra trận. Hơn thế nữa, đằng sau những trang viết là tình cảm sâu nặng của các nhà báo với những con người nơi đầu sóng.

Đại hội đồng cổ đông Hoàng Quân 2022: Thông qua kế hoạch phát hành hơn 100 triệu cổ phiếu

Đại hội đồng cổ đông Hoàng Quân 2022: Thông qua kế hoạch phát hành hơn 100 triệu cổ phiếu
(PLVN) - Ngày 18/6, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) Công ty CP Tư vấn – Thương mại – Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân (HoSE: HQC) thông qua các báo cáo, tờ trình của Hội đồng quản trị (HĐQT), thông qua các kế hoạch kinh doanh. Đồng thời, phiên thảo luận nóng hơn bao giờ hết với những vấn đề thắc mắc của các cổ đông xung quanh việc phát hành 100 triệu cổ phiếu huy động 1.000 tỉ đồng.

Tăng trưởng xanh: Mục tiêu xuyên suốt của Thừa Thiên - Huế

Nhiều doanh nghiệp, nhà máy trên địa bàn Thừa Thiên- Huế đang áp dụng kỹ thuật công nghệ cao vào các hoạt động sản xuất.
(PLVN) - Hiện nay, Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới đã đặt mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Trong xu thế đó, Thừa Thiên - Huế là một trong những tỉnh, thành đã bắt nhịp và đang tìm cách kết nối, hội tụ nguồn lực để thực hiện.

longformPGS.TS.BS Đậu Xuân Cảnh: Việt Nam và giấc mơ cường quốc về dược liệu

PGS.TS.BS Đậu Xuân Cảnh: Việt Nam và giấc mơ cường quốc về dược liệu
(PLVN) -  “Từ một nước thiếu lương thực, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới, mang về hàng tỷ USD mỗi năm. Tương tự với cà phê, chúng ta cũng là nước sản xuất hàng đầu. Tôi mong muốn, trong tương lai không xa, Việt Nam sẽ trở thành một cường quốc về dược liệu. Những sản phẩm từ dược liệu cũng như nền Đông Y của chúng ta sẽ được cả thế giới biết đến và đón nhận”, Thầy thuốc Nhân dân, PGS TS BS Đậu Xuân Cảnh – Chủ tịch Hội Đông Y Việt Nam chia sẻ.

Hải Phòng: Chuyện cây đại di sản hơn 400 tuổi bên hồ An Biên

Hải Phòng: Chuyện cây đại di sản hơn 400 tuổi bên hồ An Biên
(PLVN) - Trải qua hơn 400 năm, cây đại vẫn uy nghi, xanh tốt và hoa lá quanh năm. Người dân ở đây xem cây đại như biểu tượng của làng mình! Trong những vui buồn, cưới hỏi, ra khơi thuở xưa, người làng đều có chút lễ ra trình “cụ”… Đó là cây đại di sản tại miếu cổ An Đà ở phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng.

Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân Lý Sơn

Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân Lý Sơn
(PLVN) - “Cảnh sát biển đồng hành cùng ngư dân” là mô hình mang tính đặc thù riêng của lực lượng Cảnh sát biển, được triển khai từ năm 2017. Từ mô hình này, ngư dân không chỉ yên tâm phát triển kinh tế mà còn tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền, gìn giữ an ninh, trật tự trên các vùng biển đảo của Tổ quốc.

Đại ca giang hồ được người Sài Gòn thờ cúng như Thành Hoàng

Đại ca giang hồ được người Sài Gòn thờ cúng như Thành Hoàng
(PLVN) - Đình làng xưa nay được biết đến là nơi thờ vị thần Thành Hoàng và những bậc tiền nhân có công lao với làng xã. Nhưng giữa đất Sài Gòn lại có một ngôi đình cổ xưa thờ một đại ca giang hồ. Ấy là đình Nhơn Hòa (phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1, TP Hồ Chí Minh) - nơi thờ Cậu Hai Miên (tức Huỳnh Công Miên).

Bất động sản Đại An Lộc mạo danh công ty lớn dụ khách hàng mua đất?

Bất động sản Đại An Lộc mạo danh công ty lớn dụ khách hàng mua đất?
(PLVN) - “Công ty em là nhà phân phối duy nhất của tập đoàn Đại Phúc để bán các sản phẩm tại dự án Diên Hồng trên đường Nguyễn Văn Linh, Bình Chánh. Công ty em có dự án nằm liền kề, bên cạnh dự án Vạn Phúc City khoảng 600 nền, trong dự án có đầy đủ trường học, bệnh viện với giá khoảng 13 đến 15 triệu đồng 1 m ² …”. Đó là những lời khẳng định “mỹ miều” từ nhiều nhân viên bán hàng của Công ty CP Đầu tư Kinh doanh Bất động sản Đại An Lộc đóng tại đường Lam Sơn, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

Chốn thâm sơn cùng cốc nơi Lý Quốc Sư từng tu tập

Chốn thâm sơn cùng cốc nơi Lý Quốc Sư từng tu tập
(PLVN) - Đó là hang Chùa Thượng ở xã Ngọc Lương (huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình) - một di tích, thắng cảnh đã được tỉnh Hòa Bình xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Tương truyền đây là nơi Lý Quốc Sư - tức ngài Không Lộ thiền sư, bậc đại danh y triều Lý đã từng tu tập, làm thuốc chữa khỏi bệnh cho Vua Lý và chữa bệnh giúp dân.

Ravi: Áp dụng tiêu chuẩn quốc tế trong phát triển nghỉ dưỡng xanh

Ravi: Áp dụng tiêu chuẩn quốc tế trong phát triển nghỉ dưỡng xanh
(PLVN) -  Gần 100% du khách trả lời mong muốn được nghỉ dưỡng tại những địa điểm lưu trú sinh thái và bền vững với môi trường tự nhiên ít nhất một lần. Đây là kết quả khảo sát được Công ty Du lịch Kỹ thuật số Booking.com thực hiện trực tuyến gần đây tại Việt Nam.

Từ bản quy hoạch “xanh” tới mô hình phát triển kinh tế bền vững của BIM Group tại Ninh Thuận

Từ bản quy hoạch “xanh” tới mô hình phát triển kinh tế bền vững của BIM Group tại Ninh Thuận
(PLVN) - Cam kết đạt mức thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của Việt Nam tại sự kiện COP26 là dấu mốc quan trọng về phát triển bền vững trong chiến lược vĩ mô của nước ta. Một trong những sự cụ thể hóa chính là bản Dự thảo Quy hoạch điện VIII (QHĐ8) đang trình chính phủ phê duyệt. Không đứng ngoài xu thế đó, từ năm 2006, BIM Group đã phát triển một tổ hợp kinh tế xanh tại Ninh Thuận và gặt hái được những kết quả nhất định.