Thi THPT Quốc gia 2017: 'Nóng' đối phó với thiết bị gian lận

Sẽ có 5 đoàn thanh tra thi của Bộ GD-ĐT về các vùng miền địa phương. Ảnh minh họa
Sẽ có 5 đoàn thanh tra thi của Bộ GD-ĐT về các vùng miền địa phương. Ảnh minh họa
(PLO) - Chỉ còn 3 ngày nữa (ngày 22/6), kỳ thi THPT quốc gia sẽ diễn ra, sớm hơn mọi năm khoảng 2 tuần. Ngay trước kỳ thi, nhiều thiết bị công nghệ cao dùng để gian lận trong thi cử được phát hiện. Bên cạnh đó, vẫn còn những nỗi lo bố trí phòng thi đang được các địa phương gấp rút hoàn tất.

Thu giữ hàng chục bộ thu phát 

Theo số liệu từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm nay có 866.000 thí sinh đăng ký dự thi trung học phổ thông quốc gia. Số lượng cán bộ, nhân viên được huy động tham gia phục vụ cho kỳ thi trung học phổ thông quốc gia 2017 là hơn 90.000 người. Cả nước có 36.832 phòng thi, 2.364 điểm thi. Trong đó, số lượng cán bộ, giảng viên huy động từ các trường ĐH, CĐ là 34.645 người, giảm hơn 20.000 người so với năm ngoái.

Hiện nay cán bộ, giáo viên các trường ĐH đã sẵn sàng đến các địa phương để coi thi, thậm chí nhiều trường còn mong muốn được đến các vùng khó để hỗ trợ công tác này. Các địa phương cũng đã làm tốt công tác ôn tập, phân nhóm học sinh với tinh thần hoàn toàn tự nguyện của nhiều thầy cô giáo, bộ môn. 

Theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, năm nay, Hà Nội có 72.939 hồ sơ đăng ký dự thi, 112 điểm thi với 3.057 phòng thi. Tổng số cán bộ, giảng viên, giáo viên tham gia coi thi là 7.081 người. Trong đó, 3.542 cán bộ, giảng viên trường ĐH; 3.476 cán bộ, giáo viên trường phổ thông. 1.120 nhân viên, an ninh, trật tự viên cũng đã được huy động phục vụ tại các điểm thi.

Năm nay, cụm thi Nghệ An có 30.966 thí sinh đăng ký dự thi tại 61 điểm thi trên toàn tỉnh. Số cán bộ tham gia coi thi là 2.626, trong đó có 1.313 cán bộ là giảng viên ĐH, cùng với 245 cán bộ giám sát (cán bộ giám sát là giảng viên ĐH là 61 người). 7 trường ĐH sẽ phối hợp cùng Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia 2017.

Có hai khó khăn được Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An chia sẻ đó là kỹ thuật nghiệp vụ thi năm nay có nhiều điểm mới, phức tạp hơn nên sẽ khó khăn hơn trong việc tập huấn, phổ biến qui chế thi, xử lý các tình huống trong khi thi. Thứ hai là số lượng môn thi trắc nghiệm nhiều hơn, số trang in nhiều hơn sẽ khó khăn trong việc in sao đề thi.

Trong khi đó, năm nay, cụm thi thành phố Hồ Chí Minh có hơn 71.400 thí sinh đăng ký (trong đó, có gần 6.000 thí sinh tự do) dự thi tại 114 điểm thi, trải đều tại các quận, huyện trên địa bàn. Riêng thí sinh tự do có 7 loại phòng thi tùy bài thi thí sinh đăng ký. Để phục vụ cho kỳ thi này, thành phố đã huy động hơn 12.000 người, trong đó có khoảng 10.000 cán bộ coi thi, giám sát, thanh tra thi. 

Theo Công an TP Hà Nội, những ngày qua, lực lượng phòng chống tội phạm công nghệ cao đã thu giữ hàng chục bộ thu phát phục vụ hành vi gian lận thi cử. Công an thành phố đã có kế hoạch triển khai đến công an các quận, huyện, thị xã về việc bảo đảm các điều kiện an toàn cho kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm nay. 

Đặc biệt lưu ý máy tính, đồng hồ 

Chia sẻ với báo chí về kỳ thi trung học phổ thông quốc gia 2017, ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục cho biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo luôn xác định đề thi là khâu quan trọng, tác động trực tiếp đến thành bại của kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm nay. Do đó, ngay từ khi công bố phương án thi, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức xây dựng ngân hàng đề thi chuẩn hóa phục vụ cho kỳ thi. 

Việc in sao, vận chuyển, bảo mật đề thi cũng được Bộ Giáo dục và Đào tạo và các địa phương chỉ đạo sát sao. Bật mí về công tác in sao đề thi, ông Mai Văn Trinh cho biết: “In sao đề thi được thực hiện cách ly 3 vòng độc lập với những quy trình chặt chẽ. Bên cạnh đó, việc vận chuyển đề thi luôn có sự giám sát của lực lượng công an và phòng lưu trữ đề thi đặt tại mỗi điểm thi luôn được Ban Chỉ đạo kỳ thi trung học phổ thông quốc gia 2017 đặc biệt quan tâm. Ban Chỉ đạo kỳ thi đã chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh việc tuyên truyền đến các thí sinh và phụ huynh, đảm bảo kỳ thi diễn ra công bằng và an toàn để triệt tiêu các tiêu cực có thể xảy ra”.

Đồng thời, trong thời gian diễn ra kỳ thi, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ thành lập 5 đoàn kiểm tra đi các vùng miền trong cả nước. Công tác thanh tra thi trung học phổ thông quốc gia 2017 phải làm quyết liệt hơn những năm trước vì kỳ thi do các Sở chủ trì. Tuy nhiên, theo ông Mai Văn Trinh, thanh tra chỉ là giải pháp cuối cùng, vấn đề là chúng ta đẩy mạnh thông tin để các em thí sinh hiểu và thực hiện đúng quy chế thi cũng như các quy định của pháp luật hiện hành. Khi thí sinh thực hiện đúng quy chế thì hạn chế tối đa tiêu cực của kỳ thi. 

Và trong quá trình triển khai kỳ thi quốc gia vừa qua, theo ông Trinh điều băn khoăn nhất của Giáo dục và Đào tạo là khâu in sao, bảo mật đề thi và giữ trật tự ở các điểm thi, phòng thi bởi lẽ, năm nay cả nước có tới 2.364 điểm thi. “Kỳ thi năm nay, Sở chủ trì, thí sinh được thi gần nhà rất thuận tiện, tuy nhiên, trách nhiệm của địa phương nặng nề hơn. Hội đồng phải đảm bảo an toàn tuyệt đối, bảo mật đề thi và in sao đề. Ngoài ra, phải đảm bảo an toàn cho các thí sinh và cán bộ coi thi. Đặc biệt, đây là một kỳ thi lớn, phải lường trước các sự cố để có hướng xử lý. Tuyệt đối không được để xảy ra những sự cố mất trật tự xung quanh điểm thi” - ông Mai Văn Trinh lưu ý. 

Để hạn chế gian lận thi, nhất là việc sử dụng các công nghệ cao, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với lực lượng A83 Cục An ninh chính trị nội bộ, Bộ Công an để có những hướng dẫn, tập huấn cụ thể cho cán bộ coi thi. “Công nghệ dù hiện đại đến mấy cũng không thể che mắt con người.  Dù sử dụng công nghệ hiện đại đến mấy thí sinh cũng không qua mắt được cán bộ coi thi nếu cán bộ coi thi tăng cường trách nhiệm”, ông Mai Văn Trinh chia sẻ. 

Đi kiểm tra công tác chuẩn bị thi tại Quảng Ninh, ông Nguyễn Bạch Đằng, Phó Cục trưởng Cục An ninh Chính trị nội bộ, Bộ Công an với Ban Chỉ đạo thi tỉnh Quảng Ninh đặc biệt nhấn mạnh, với máy tính bỏ túi, các giám thị phải kiểm tra xem có đúng chức năng của máy tính không. Vì nhiều khi vỏ là máy tính nhưng ruột là điện thoại nên có thể chụp ảnh toàn bộ đề thi ra ngoài, đồng thời nhận được lời giải từ ngoài gửi vào. Thứ hai là đồng hồ, vì có  trường hợp dán mặt đồng hồ còn  thực chất là điện thoại, tai nghe của những đồng hồ này chỉ bằng hạt gạo đặt vào trong tai.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Đại học Y khoa Vinh: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học hướng tới phát triển bền vững

Đại học Y khoa Vinh: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học hướng tới phát triển bền vững
(PLVN) - Nghiên cứu khoa học (NCKH) trong giáo dục y khoa không chỉ là nền tảng để nâng cao chất lượng đào tạo mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các phương pháp chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh tật. Đại học Y khoa Vinh nhận thức rõ vai trò này, từ đó đặt mục tiêu phát triển NCKH trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển.

Điều chỉnh “xét tuyển đại học sớm” để bảo đảm công bằng cho tất cả các thí sinh

Việc quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm và quy định điểm chuẩn trúng tuyển cần bảo đảm được sự công bằng giữa các thí sinh trong các đợt xét tuyển. (Ảnh minh họa: Ngọc Hương)

(PLVN) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn cho biết, việc có quy định chặt chẽ hơn nếu sử dụng học bạ để xét tuyển thì cần có kết quả học tập của cả năm lớp 12 cũng là hướng tới bảo đảm công bằng cho các thí sinh (TS) ứng tuyển. Nếu chỉ xét đến 5 học kỳ ở cấp THPT mà bỏ qua học kỳ II của lớp 12 sẽ khiến cho nhiều em chủ quan và không tập trung học tốt đều các môn.

Góp ý cho Kỳ tuyển sinh Đại học, cao đẳng năm 2025: Nên loại bỏ các phương thức tuyển sinh không bảo đảm chất lượng đầu vào

Tuyển sinh năm 2025 có nhiều thay đổi theo CTGDPT 2018. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) Việt Nam vừa có kiến nghị gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về giải pháp bảo đảm tính đồng bộ giữa nội dung Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CTGDPT 2018), việc triển khai thực hiện chương trình, tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH từ năm 2025.

Nâng cao hiểu biết pháp luật trong học sinh, sinh viên

Việc một bộ phận học sinh, sinh viên thiếu hiểu biết về pháp luật là một thực trạng đáng báo động. (Ảnh: BD)
(PLVN) - Thời đại công nghệ phát triển, giới trẻ có cơ hội tiếp cận nhiều thông tin nhưng cũng đối mặt với những hệ lụy, nhất là khi không được trang bị nền tảng kiến thức pháp luật. Một số bạn trẻ hiện nay “vô tư” thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật gây ra hậu quả nghiêm trọng chỉ vì thiếu hiểu biết pháp luật.

Ngăn ngừa thuốc lá mới xâm nhập học đường

Ảnh minh họa: Sở GD&ĐT Hà Nội
(PLVN) - Trước tình trạng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng diễn biến phức tạp, gia tăng nhanh ở giới trẻ, nhiều trường học tại các tỉnh/thành đã tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức cho học sinh về tác hại của thuốc lá mới, góp phần đẩy lùi mối lo này ra khỏi trường học.

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô
(PLVN) -  Ngày 30/11/2024 đánh dấu cột mốc vàng son trong lịch sử của Trường Đại học Thành Đô – hai thập kỷ nỗ lực không ngừng để kiến tạo một môi trường giáo dục chuẩn mực, kiên định với sứ mệnh kiến tạo không gian tích hợp WILL, gắn kết hài hòa giữa học tập, nghiên cứu, giảng dạy, thực hành, hướng nghiệp và trải nghiệm cuộc sống. Lễ kỷ niệm có sự tham dự của đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trung tâm và cơ sở giáo dục, các doanh nghiệp đối tác, bệnh viện, nhà trường, báo chí…

Thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam

PGS.TS. Trần Việt Dũng – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.HCM phát biểu tại Hội thảo.
(PLVN) - Sáng ngày 30/11/2024, tại Trường Đại học Luật TP.HCM đã diễn ra hội thảo khoa học với chủ đề “Chính sách pháp luật thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam – Kinh nghiệm và thực tiễn”. Đây là sự kiện do Nhóm đề tài cấp Bộ tổ chức, thu hút sự tham gia của đông đảo chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và đại diện doanh nghiệp trong lĩnh vực pháp luật, lao động và môi trường.

Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học 2025: Tăng trách nhiệm của các cơ sở đào tạo trong công tác tuyển sinh

Thay đổi dự thảo quy chế tuyển sinh đại học 2025, bảo đảm công bằng cho thí sinh. (Ảnh minh họa: ĐHQGHN)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học 2025. Theo đó, Bộ GD&ĐT đề xuất, các điểm xét, điểm trúng tuyển của các phương thức, tổ hợp môn sử dụng để xét tuyển phải được quy đổi tương đương về một thang điểm chung, thống nhất.