Lễ hội hành xác đau đớn của người Hindu

Một người đàn ông tự hành xác tại lễ hội ở Malaysia.
Một người đàn ông tự hành xác tại lễ hội ở Malaysia.
(PLO) - Thaipusam là một lễ hội cổ xưa của người Ấn Độ nhưng đã “tiệt chủng” ở đất nước này. Thật đáng ngạc nhiên là giờ đây người ta lại có thể tìm thấy lễ hội này được tổ chức ở một số quốc gia nhưng lớn nhất vẫn là ở Malaysia hay Singapore, nơi có cộng đồng người Taimil theo đạo Hindu lớn nhất. 
Lễ hội lớn 
Vào ngày lễ hội diễn ra, đàn ông và phụ nữ đều phải tẩy rửa mình thật sạch như cạo đầu hay ngâm mình trong một dòng sông, dùng tro gỗ đàn hương bôi lên đầu trước khi hòa vào dòng người đông đúc. Những người đàn ông mình bôi đầy tro, những quả chanh, cam hoặc táo được móc vào da lưng và nhảy múa trong trang phục Ấn Độ truyền thống, mà theo người dân địa phương gọi là sự thôi miên do cầu nguyện và khói hương mang lại.
Lễ hội Thaipusam là một lễ hội lớn của người Hindu, được người dân nước này tổ chức vào tháng Giêng hoặc tháng 2 hàng năm. Ngày trăng tròn của tháng được xem như ngày lễ cảm tạ và hối lỗi, tưởng nhớ đến ngày nữ thần Hindu Pavarthi, người đã trao cho con trai của mình là Thần Muruga- thần chiến tranh, đức hạnh, tuổi trẻ và sức mạnh- một cây giáo vô song để tiêu diệt ác quỷ Soorapadam. Vì vậy, cây giáo này trở thành biểu tượng của buổi lễ. 
Lễ Thaipusam ở Malaysia
Lễ hội bắt nguồn từ một truyền thuyết của đạo Hindu và được người dân nhập cư làm việc trong các đồn điền cao su, các công sở mang đến từ nam Ấn Độ tới Malaysia từ thế kỷ 19. Tại Malaysia, ngôi đền hang động đá vôi Batu, gần Kuala Lumpur, chính là địa điểm tập trung hằng năm của lễ hội tạ ơn, diễn ra trong 3 ngày và lễ Thaipusam thường thu hút hơn một triệu tín đồ và hàng chục ngàn du khách mỗi năm. 
Trong nghi lễ của Thaipusam, các tín đồ thường biểu diễn điệu múa Kavadi Attam truyền thống để tưởng nhớ, tôn thờ thần Murugan và thần Taimil cùng với những lời cầu nguyện cho mọi tội ác qua đi. Nhưng, trước khi tham gia điệu múa Kavadi Attam, người Hindu được chọn sẽ phải thực hiện quá trình tắm rửa sạch sẽ trong suốt 48 ngày trước đó.
Ngoài các đoàn diễu hành trên đường phố, các hoạt động tưởng nhớ thần Murugan cũng được tổ chức trên cả nước, đặc biệt là hai bên đường có đoàn diễu hành đi qua. Bên cạnh đó, nhiều quầy ăn nhanh và nước uống miễn phí cũng được dựng lên hai bên đường để phục vụ người tham gia lễ hội và du khách.
Vào ngày này, mọi con đường dẫn đến đền Batu đều dựng cổng chào, treo đèn kết hoa, màu sắc rực rỡ trang hoàng. Khắp nơi vang vọng tiếng nhạc, tiếng trống, tưng bừng. Theo nghi thức, tín đồ sẽ bắt đầu tập trung tại ngôi đền Sri Maha Mariamman ở đường Bandar để chứng kiến nghi lễ tắm của thần Muruga. 
Các vị thần sẽ được trang trí bằng hoa đầy màu sắc, đá quý và đồ trang trí tỉ mỉ trước khi được đặt trên một chiếc xe ngựa bằng bạc, toàn bộ xe nặng khoảng 5 tấn. Những người tỏ lòng sám hối mang trên người “Kavadi” phải hành hương từ điểm xuất phát là từ ngôi đền Sri Maha Mariamman đến đền Batu là 15km, sau đó vượt qua 272 bậc thang, tiến dần tới đền thờ. 
Phải mất ít nhất 8 giờ, những người tham gia diễu hành mới tới được động Batu, nơi tập trung khoảng 10.000 tín đồ. Và chỉ khi nào vị chủ lễ vừa đọc kinh vừa tháo kavadi ra khỏi da thịt, xoa thuốc cầm máu, mọi tội lỗi mới được rửa sạch.
Tín đồ đạo Hindu hành hương đến ngôi đền Batu.
 Tín đồ đạo Hindu hành hương đến ngôi đền Batu. 
Hình phạt hành xác
Người Hindu tin rằng họ sẽ được thần linh gột rửa tâm hồn, chuộc lại những tội lỗi trong quá khứ khi họ sám hối bằng cách thành tâm thực hiện các nghi thức tôn giáo nghiêm khắc và cầu nguyện trong lễ hội Thaipusam. 
Kavadi là biểu tượng không thể thiếu trong dịp lễ hội này. Kavadi là hành động tự hành xác bản thân của những người có lòng sùng mộ đối với thần Murugan. Có nhiều hình thức Kavadi, trong đó đơn giản nhất là dùng vật nhọn đâm xuyên qua một số bộ phận trên người như mí mắt, miệng, lưỡi...
Những hình thức nghiêm khắc và cực kỳ kinh khủng là những màn hành xác đáng sợ, rùng rợn mà những người tham gia dường như không còn cảm giác về sự đau đớn.  Họ xiên những vật sắc nhọn lên cơ thể, dùng móc sắt móc vào da thịt, trình diễn khả năng, đi trên đinh, trên lửa nóng... mà vẫn ung dung đi lại trên phố. 
Những thứ được móc lên cơ thể thường là bình sữa nhỏ, cam, chanh... Theo tín ngưỡng của đạo Hindu, đây là những biểu tượng cho sự bảo vệ của các thần linh. Sữa đựng trong các bình nhỏ, hoặc quả chanh, chanh, táo... được gắn lên cơ thể tín đồ mộ đạo bằng các móc sắt và sau đó xuyên qua da thịt. Số bình sữa nhỏ cũng có quy định, chỉ được chọn 1, 21, 51 hoặc 101 bình mà thôi.
Ngoài ra một số người mộ đạo còn dùng xiên sắt xuyên qua lưỡi, miệng, mí mặt và má. Đau đớn và ghê rợn hơn là họ nối thêm dây thừng và kéo lê những vật nặng ở đằng sau. Thậm chí có những tín đồ không chỉ móc vật nhọn vào lưng trần, mà còn  kéo theo một người đàn ông khác cùng một chiếc xe loại nhỏ khi tham gia đoàn diễu hành. Họ tin rằng càng chịu đau thì càng được thần ban phước lành. 
Trong quá trình xuyên khuyên hay những chiếc giáo nhỏ qua lưỡi hoặc má, người Hindu dùng bột đá để cầm máu và giảm đau, có thể coi là hình thức sùng đạo cao nhất và tuyệt đối nhất. 
Để thực hiện hết cuộc hành trình không dài nhưng đau đớn ấy, các tín đồ đều phải nhờ đến bạn bè của mình để đảm bảo có thể cấp cứu người đang tiến hành nghi lễ khi có gì không may xảy ra. Theo sau họ, còn có cả những người nhạc công đánh trống, thổi kèn vang lừng sau từng bước chân của người quả cảm để cổ vũ động viên tinh thần to lớn. Họ thường đi rất chậm và dọc đường thường dừng lại để cầu nguyện. 
Ngoài việc đâm xuyên những que nhọn vào cơ thể như thế, những tín đồ còn thực hiện các nghi lễ cạo đầu, đập bể những quả dừa, ăn rau xanh và tránh xa tình dục, rượu và cờ bạc.
Ý nghĩa của Kavadi
Theo truyền thống trong lễ hội Thaipusam, ngoài hình thức dùng móc sắt hay qua sát xuyên qua da thịt, kavadi còn là những chiếc lồng được trang trí theo nhiều hình dạng khác nhau, được tín đồ Hindu mang trên vai hoặc lưng và được cố định bằng những móc sắt cắm vào da thịt.
Mỗi chiếc Kavadi thường gồm hai mảnh gỗ hoặc thép hình bán nguyệt gắn trên một khung chữ thập có thể đặt cân bằng trên vai tín đồ. Kavadi thường được trang trí lá cọ và lông công, giấy màu, kim tuyến, hoa tươi và trái cây, coi như một hình thức ăn năn sám hối
Một người đàn ông mang Kavadi trong lễ hội.
  Một người đàn ông mang Kavadi trong lễ hội. 
Các tín đồ mang Kavadi có đinh nhọn, cần chuẩn bị kỹ lưỡng, sẽ rời ngôi đền muộn hơn vào buổi sáng và tiếp tục cho đến đêm. Để có thể mang chiếc lồng Kavadi, tín đồ phải tự chuẩn bị về mặt tinh thần. Trong suốt thời gian khoảng một tháng trước đó, tín đồ bắt đầu thiền định, cầu nguyện và phải sống kiêng khem, đồng thời duy trì chế độ ăn chay nghiêm ngặt. thường những người mang Kavadi là những tín đồ độc thân, rất nghiêm ngặt trong vấn đề tình dục, ma túy và rượu. 
Người ta tin rằng chỉ khi tâm trí con người được giải phóng khỏi các ham muốn vật chất và cơ thể tránh được các đam mê thể xác thì người mộ đạo mới có thể thực hiện nghĩa vụ tế lễ mà không cảm thấy đau đớn. Lòng sùng kính và sự thánh thiện cũng được quan sát thấy bởi các tín đồ khác, không chỉ là người mang Kavadi. Những người này cũng thường xuyên mặc quần áo màu nghệ tây, đội một chiếc mũ đỏ tươi hình nón và cầm cây gậy tráng bạc ở hai đầu. 
Có thể nói lễ hội Thaipusam của người theo đạo Hindu là một lễ hội rùng rợn và đau đớn nhất trên thế giới. Tuy nhiên, đối với những tín đồ của đạo này thì đây là cách họ thể hiện sự thành kính, thành tâm sám hối về những tội ác trong khóa khứ của họ. Lễ hội này cũng vô cùng nổi tiếng trên thế giới và thu hút rất nhiều khách du lịch vì những cảnh tượng lạ lùng khiến tò mò về nó./. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Những tiếng ca 'tiên phong' của dòng nhạc đỏ

Những tiếng ca 'tiên phong' của dòng nhạc đỏ
(PLVN) - Giữa bom đạn chiến trường khốc liệt, vẫn còn đó khúc ca hào hùng, bi tráng của một thời kỳ kháng chiến cứu nước. Có rất nhiều ca sĩ hát dòng nhạc cách mạng được nhiều người biết đến như Trần Hiếu, Lê Dung, Tường Vi, Thanh Huyền... Nhưng có những cái tên thuộc hàng ngũ tiên phong, trở thành “bậc tiền bối”, đàn anh, đàn chị cho dòng nhạc đỏ một thời.

Hùng tráng những khúc ca khải hoàn

Chương trình Đất nước trọn niềm vui tại Thành phố Hải Phòng. (Ảnh: Hồng Nhung)
(PLVN) - Các tuyệt phẩm khải hoàn, bản tráng ca rộn ràng niềm vui mở hội mà người dân Việt Nam rất đỗi yêu thích được vang lên khắp các tỉnh, thành vào những dịp kỷ niệm các ngày chiến thắng oanh liệt, vĩ đại của dân tộc. Các chiến công thần kỳ của quân và dân ta khiến các nhạc sĩ tràn đầy niềm xúc cảm sáng tác những tuyệt phẩm bất hủ.

Đi tìm Hoa hậu Du lịch Việt Nam năm 2024

Nhiều hoa khôi, á khôi tham gia cuộc thi (ảnh H. Linh).
(PLVN) - Cuộc thi "Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024" được tổ chức nhằm mục đích tìm kiếm gương mặt Đại sứ du lịch hội tụ nhan sắc, trí tuệ, tài năng và bản lĩnh xứng với danh hiệu Hoa hậu Du lịch Việt Nam, góp phần quảng bá sâu rộng đến bạn bè quốc tế hình ảnh một Việt Nam hiện đại, năng động và không ngừng phát triển cùng với những cảnh quan du lịch tuyệt đẹp được mẹ thiên nhiên ưu ái ban tặng.

'Đại tiệc' âm nhạc xuyên suốt dịp lễ 30/4-1/5 tại Đà Lạt

Cuộc thi nhảy Dalat Best Dance Crew 2024 hứa hẹn sôi động, hấp dẫn.
(PLVN) - Ngoài 2 chương trình lễ hội âm nhạc chính diễn ra từ 27 đến 30/4, tại các khu du lịch, phòng trà ở Đà Lạt (Lâm Đồng) đều có các chương trình ca hát để phục vụ người dân, du khách trong dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm nay.

200 nghìn bông hoa bách hợp khoe sắc tại Khu vườn âm nhạc

Tuần lễ hoa bách hợp gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội (ảnh Duy Tiến)
(PLVN) -  “Tuần lễ hoa bách hợp 2024” với chủ đề “Khu vườn âm nhạc - tinh khôi bách hợp tháng 4” diễn ra từ 19 - 28/4 tại bán đảo Skyline (Hà Nội) mong muốn gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội cùng nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật đặc sắc...

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.