Chuyện lạ ở làng “ông cậu “phát lệnh”, hai họ mới được ăn cỗ“

Chuyện lạ ở làng “ông cậu “phát lệnh”, hai họ mới được ăn cỗ“
(PLO) - Khác với nhiều địa phương thường quan niệm “hết nội mới đến ngoại”, “trọng nam khinh nữ”, người dân xã Đại Đồng lại đề cao vai trò của “nhà ngoại”. Ông cậu mà chưa có lời, cả hai họ cứ ngồi yên… trông mâm cỗ.
Theo các bậc cao niên ở đây, người Đại Đồng (huyện Thạch Thất, Hà Nội)   rất trọng vai trò của các thành viên bên họ ngoại (thường gọi “bên ngoại”) trong tất cả mọi công việc của gia đình, điển hình là việc hiếu, hỷ.
Bà Nguyễn Thị Hồng Mạc (70 tuổi) cho biết, theo quan niệm xưa, người con gái xuất giá theo chồng phải an phận ở nhà chồng. Trong công việc gia đình cũng chủ yếu do người chồng và gia đình chồng quyết định. Bên nhà vợ có tham gia chỉ mang tính chất “khách”, ít khi đứng ra lo liệu.
Nhưng ở Đại Đồng thì ngược lại, vai trò của nhà ngoại hết sức được coi trọng. Đặc biệt trong đám cưới, bữa cỗ chỉ bắt đầu khi anh chị em, họ hàng phía bên ngoại của cô dâu, chú rể có mặt đầy đủ. Nếu những người anh em trai của mẹ cô dâu, chú rể chưa tới, khách khứa phải ngồi đợi.
“Ở xã Đại Đồng, anh hay em trai của mẹ đều được gọi là cậu. Người cậu cả đóng vai trò rất quan trọng, là người đứng lên nói lời mời, mọi người mới được ăn cỗ cưới. Các người cậu sẽ được ngồi ở gian giữa cùng mâm với các cụ cao niên.
Nhà có nhiều cậu thì người cậu cả sẽ được ngồi ở mâm cỗ gần bàn thờ gia tiên, là một cách thể hiện quyền uy, vị trí quan trọng của họ trong đám cưới. Các cậu kế tiếp lần lượt ngồi ở các mâm xung quanh”, bà Mạc cho biết.
Trong đám tang cũng thế. “Khi những người cậu bên ngoại có mặt đầy đủ, người chết mới được cho vào quan tài để làm lễ khâm niệm. Người nào vắng mặt phải có lý do chính đáng để người trong đám tang biết đường mà lo liệu”, vẫn lời bà Mạc.
Chính từ quan niệm trên mà nhiều chuyện hài hước đã xảy ra ở Đại Đồng. Một cao niên trong xã là cụ Bảy (85 tuổi) vẫn chưa thể quên đám cỗ gần chục năm trước tại nhà một người quen ở thôn Hương Lam trong xã.
Đó là đám cưới con gái một nhà giàu nức tiếng trong thôn. Do cha mẹ cô dâu làm ăn kinh doanh nên khách khứa tới dự lễ cưới rất đông. Ngặt nỗi mẹ đẻ cô dâu ở địa phương khác, đường xá xa xôi…
“Khách tới rất đông, cỗ bàn dọn ra chỉ chờ người cậu kia đến là bắt đầu. Nhưng chờ đợi đến gần 10h trưa mà chưa thấy người cậu đâu. Mẹ cô dâu phải gọi điện hỏi mới tá hỏa khi người cậu cho biết xe hỏng đang phải sửa, chưa đến đám cưới được. Điện thoại thì hết tiền không gọi được”, cụ Bẩy cười kể.
Để tránh cho mọi người chờ đợi thêm, bố mẹ cô dâu đã nghĩ ra cách áp điện thoại vào loa để người cậu kia “phát lệnh” ăn cỗ qua điện thoại.
 “Vừa ăn cỗ mọi người vừa bàn tán sôi nổi về chuyện hài hước đó. Trước đó ít phút có thể họ thấykhó chịu vì phải ngồi chờ lâu, nhưng sau ai nấy đều vui vẻ trò chuyện rôm rả”, ông cụ kể.
Đường vào làng Đại Đồng.
 Đường vào làng Đại Đồng.
Tuy vậy, nhiều trường hợp người bên ngoại ở địa phương khác đã một mực không “tuân theo” tập tục này. Như một gia đình ở xóm Chùa có ngôi nhà ở mặt đường to, khi mắc rạp đám cưới đã lấn chiếm hẳn một bên đường. Trong nhà do khuôn viên chật hẹp chỉ kê được một mâm cỗ. Khi được mời vào mâm đó cùng các cụ cao tuổi, người cậu nhất định từ chối.
“Cậu này sống ở nước ngoài nhiều năm, không hiểu được tục lệ. Hơn nữa, cậu ấy mới ngoài 20 tuổi. Đến đám cưới, cậu ngồi vào bàn cỗ ngay cửa cùng những thanh niên trạc tuổi. Cho rằng việc ngồi cùng các cụ cao niên, có vai vế trong làng, trong họ là khập khiễng, cậu này một mực từ chối. Người nhà  năm lần bảy lượt ra mời, lôi kéo cho đến khi cậu chịu ngồi đúng vị trí đã được sắp xếp”, cụ Bảy móm mém kể.
Trưởng xóm Chùa, ông Kiều Cao Tuấn, cho biết, quan niệm coi trọng bên ngoại có từ thời cha ông và đến nay vẫn được người dân địa phương duy trì. Ngày nay, trong các đám hiếu hỷ, việc người thân bên ngoại phải có mặt đầy đủ không còn là vấn đề quá quan trọng vì người dân đều thông cảm điều kiện địa lý, đi lại.
Nhưng sự hiện diện của người cậu vẫn phải được thực hiện. Trong trường hợp người mẹ không có anh em trai thì anh em họ có thể thay thế.
 “Mỗi địa phương có phong tục, tập quán riêng. Tập tục trên của địa phương tôi cũng xuất phát từ việc tôn trọng vị trí của những người bên ngoại và rất có ý nghĩa đối với các gia đình ở xã Đại Đồng”, ông trưởng xóm chia sẻ./.

Tin cùng chuyên mục

Cuộc thi nhảy Dalat Best Dance Crew 2024 hứa hẹn sôi động, hấp dẫn.

'Đại tiệc' âm nhạc xuyên suốt dịp lễ 30/4-1/5 tại Đà Lạt

(PLVN) - Ngoài 2 chương trình lễ hội âm nhạc chính diễn ra từ 27 đến 30/4, tại các khu du lịch, phòng trà ở Đà Lạt (Lâm Đồng) đều có các chương trình ca hát để phục vụ người dân, du khách trong dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm nay.

Đọc thêm

200 nghìn bông hoa bách hợp khoe sắc tại Khu vườn âm nhạc

Tuần lễ hoa bách hợp gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội (ảnh Duy Tiến)
(PLVN) -  “Tuần lễ hoa bách hợp 2024” với chủ đề “Khu vườn âm nhạc - tinh khôi bách hợp tháng 4” diễn ra từ 19 - 28/4 tại bán đảo Skyline (Hà Nội) mong muốn gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội cùng nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật đặc sắc...

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.