Phong tục đón năm mới ở quốc gia bí ẩn nhất thế giới

Triều Tiên vẫn sử dụng lịch dương và công nhận 1 tháng 1 là ngày đầu năm. Đã một thời gian dài người Triều Tiên không ăn Tết cổ truyền. Nhưng hiện nay các phong tục cổ xưa được phát huy, đi kèm một nghi lễ không thể bỏ qua: bày tỏ lòng biết ơn với các vị cố lãnh đạo.

Pháo hoa mừng năm mới tại Triều Tiên - Ảnh: Reuters
Pháo hoa mừng năm mới tại Triều Tiên - Ảnh: Reuters 
Theo một bài viết trên trang tin tức Triều Tiên Daily NK hồi tháng 1.2014, Triều Tiên vẫn sử dụng lịch dương và công nhận ngày 1.1 là ngày đầu năm.
Tuy nhiên, tương tự một số quốc gia châu Á khác như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore... Tết cổ truyền (âm lịch) tại Triều Tiên vẫn là một ngày trọng đại, lưu giữ truyền thống văn hóa lâu đời. Ngày Tết tại Triều Tiên – một trong những quốc gia bí ẩn nhất Thế giới sẽ như thế nào?
Theo Daily NK, người Triều Tiên chỉ ăn Tết “tây” trong một ngày kể từ lúc thành lập đất nước với tên gọi CHDCND Triều Tiên. Vị lãnh đạo sáng lập Kim Il-sung không tổ chức Tết âm lịch vì cho rằng đó là “tàn dư của chế độ phong kiến”.
Đến năm 1989, các phương tiện truyền thông Triều Tiên mới bắt đầu khuyến khích người dân trở lại với Tết truyền thống. Người Triều Tiên sẽ được nghỉ Tết 3 - 4 ngày. Đó cũng là khoảng thời gian họ thờ cúng tổ tiên, ăn uống mừng năm mới.
Hình ảnh món songpyeong truyền thống - Ảnh: Chosun Ilbo
Hình ảnh món songpyeong truyền thống - Ảnh: Chosun Ilbo 
Xét về nhiều mặt, Tết của người Triều Tiên cũng tương tự Tết tại Việt Nam hoặc Trung Quốc. Thay vì bánh chưng hay bánh tét như Việt Nam, người Triều Tiên ăn loại bánh có tên songpyeong.
Theo tờ Chosun Ilbo, songpyeong là một loại bánh gạo nấu chín, thường được đặt hoặc gói trong lá để định hình. Loại songpyeong này cũng có ở Hàn Quốc, nhưng của người Triều Tiên làm nhỏ hơn và trang trí hoa văn khác nhau.
Ngày Tết của người Triều Tiên cũng không thể thiếu rượu. Trong bài viết của hãng tin AP năm 2012, đàn ông Triều Tiên sẽ đi chúc rượu những người thân, hàng xóm của họ. Phụ nữ làm đồ cúng lễ, chơi trò chơi dân gian có tên Yut Nori, cũng như ca hát và nhảy múa.
Trong số các nghi thức truyền thống của Triều Tiên, một điểm đáng lưu ý là họ sẽ tụ họp trước Quảng trường Kim Il-sung. Đây sẽ là nơi người dân Bình Nhưỡng dâng hoa và cúng trước bức tượng khổng lồ của hai vị lãnh đạo quá cố Kim Il-sung và Kim Jong-il.
Quảng trường Kim Il-sung, nơi người Triều Tiên tụ họp ngày đầu năm - Ảnh: Reuters
Quảng trường Kim Il-sung, nơi người Triều Tiên tụ họp ngày đầu năm - Ảnh: Reuters 
Trẻ em chơi đùa trong ngày Tết - Ảnh: Reuters
Trẻ em chơi đùa trong ngày Tết - Ảnh: Reuters 
Theo tài liệu của AP, dù không bắt buộc nhưng ngay cả những người dân ở các vùng ngoài Bình Nhưỡng cũng sẽ xem việc đi dâng hoa cho hai vị lãnh đạo là nghi thức cần thiết.
Ngày Tết tại Triều Tiên cũng là nơi đầy ắp tiếng cười và tình thương. Daily NK cho biết, những gia đình khá giả sẽ đón Tết sum vầy đầy đủ, còn những người nghèo khó trong tình trạng thiếu lương thực của đất nước sẽ tận dụng cơ hội được “ban lộc” bằng củi sưởi ấm và thức ăn. Đó là lúc một kỳ nghỉ đơn giản, với cơm canh tươm tất cũng đủ ấm áp.../.
Người Triều Tiên ăn Tết như thế nào? 2Hình ảnh món songpyeong truyền thống - Ảnh: Chosun Ilbo

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.