Thay đổi thi THPT: Học sinh hoang mang, phụ huynh âu lo, thầy cô 'tất bật'

Hình minh họa.
Hình minh họa.
(PLVN) - Thông tin thay đổi phương thức thi THPT Quốc gia năm 2020 khiến nhiều học sinh và phụ huynh hoang mang. Các giáo viên cũng âu lo.

Giáo viên nói gì?

Thầy Nguyễn Văn Đức (giáo viên dạy Toán, Hà Nội) cho biết đã có rất nhiều học sinh nhắn tin thể hiện sự lo lắng. "Việc thay đổi hình thức thi tuyển khiến học sinh quay như chong chóng, giáo viên cũng vất vả theo", thầy Đức nói.

Cá nhân thầy Đức vẫn ủng hộ 1 kỳ thi chung vừa để phân loại để các trường làm căn cứ xét tuyển đại học và cũng đảm bảo tính công bằng, khách quan khi các trường tự chủ. Nam giáo viên này lo, việc ôn luyện theo trường nào ôn đề trường đó sẽ quay về tình trạng “lò” luyện thi.

Về dự kiến kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ tổ chức vào tháng 8, thầy Đức cho rằng vẫn kịp để hoàn thành chương trình, học sinh ôn luyện. “Đối với học sinh thành phố thì đây là cơ hội tăng tốc vì các em có nhiều thời gian tự học hơn, những em chăm chỉ sẽ có bứt phá. Còn với những học sinh vùng cao, nông thôn không có điều kiện học online thì sẽ khó khăn hơn nhiều”, thầy Đức nhận định.

Còn cô Bùi Hồng Bính (giáo viên dạy Sử, Bắc Giang) cho biết, khi được thông báo hình thức thi năm nay, nhiều học sinh trường cô cũng hoang mang. Theo cô Bính: “Việc học sinh phải tham dự 2 kỳ thi thay vì 1 trước đây khiến nhiều em lo lắng. Tuy nhiên, với những học sinh lựa chọn thi để tốt nghiệp phổ thông thì kỳ thi này sẽ đỡ áp lực hơn vì đề sẽ cơ bản “dễ thở” hơn mọi năm”.

Trả lời báo chí, TS Lê Viết Khuyến, Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam cho hay, việc điều chỉnh kỳ thi THPT 2020 theo hướng chỉ xét tốt nghiệp như phương án mà Bộ GD&ĐT đưa ra thực tế không sai với Luật Giáo dục, Luật Giáo dục ĐH nhưng lại làm khó thí sinh vì đột ngột thay đổi. Tuy nhiên, điều chỉnh này không chỉ khiến nhiều trường ĐH bị động trong xét tuyển mà sẽ “gây khó” cho học sinh, đặc biệt là dễ tạo ra sự không công bằng với học sinh có học lực khá, giỏi, chăm chỉ học tập từ đầu năm đến nay.

Phụ huynh lo con bị áp lực, phát sinh nhiều chi phí

Bà Đinh Thị Lộc (45 tuổi, Long Biên, Hà Nội) có con gái đang học lớp 12. Từ khi nhận được tin kỳ thi năm nay sẽ chỉ tập trung vào mục đích chính là xét tốt nghiệp THPT thay vì kỳ thi hai mục đích như mấy năm vừa qua, gia đình bà rất lo lắng. 

“Trước đây, thi “2 trong 1” đỡ tốn kém, bây giờ nếu như vậy ngoài tốn kém của cha mẹ, học sinh còn nguy cơ lây lan dịch bệnh. Việc thay đổi “phút 89” thế này phụ huynh thì lo, các con thì hoang mang, áp lực”, bà Lộc than thở.

Trong khi đó, ông Nguyễn Thế Huy (50 tuổi, Lạng Sơn) cho rằng trong thời gian nghỉ phòng dịch Covid-19, học sinh và nhà trường gặp khó khăn trong việc chọn phương án dạy học để giảm áp lực cho học sinh. Nay ngoài thi tốt nghiệp THPT quy mô quốc gia xong, học sinh lại phải khăn gói lên thành phố thi thêm vài kỳ thi để dự tuyển vào các trường đại học thì quá khó khăn cho các em.

“Các con không biết từng trường Đại học sẽ tuyển sinh riêng thế nào, thời gian chuẩn bị cũng không có. Đây là chưa kể có hay không vấn đề tiêu cực khi các hội đồng địa phương được lập? Bao nhiêu nỗi lo”, ông Huy nói.

Học sinh lớp 12 năm nay là đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp của những thay đổi liên quan đến kỳ thi THPT. Theo dõi thông tin trên báo chí, Lê Thị Hồng Mai viết: “Cháu là học sinh lớp 12, nghe tin này cháu muốn phát khóc. Dịch bệnh đã làm tụi cháu áp lực kinh khủng, bây giờ lại vậy. Thật sự mệt mỏi lắm rồi”.

Tương tự, Mạnh Nguyễn, cũng là học sinh lớp 12 cho biết, "đã chuẩn bị 3 năm học rồi ôn tập hướng thi THPT quốc gia, thời gian không còn nhiều nữa vậy mà các phương án thi thay đổi như vậy. Học sinh tụi em còn hoang mang hơn nữa chứ”.

Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ chiều 22/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ GDĐT sớm ban hành quy chế hướng dẫn thi THPT và xét tuyển đại học, cao đẳng, trong đó tập trung vào kỳ thi THPT. Bộ ra đề thi phải trên tinh thần không đánh đố, học gì thi nấy nhưng cũng phải nâng cao chất lượng. Kỳ thi diễn ra trong 1,5 ngày.  

Trước đó ngày 21/4, Bộ GDĐT đã báo cáo Phó thủ tướng Vũ Đức Đam các phương án thi THPT quốc gia năm 2020. Các đại biểu đã thống nhất chọn phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT với mục tiêu chính là xét công nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông chứ không phải vừa để xét tốt nghiệp, vừa tuyển sinh đại học như kỳ thi THPT quốc gia mọi năm.

Kỳ thi sẽ gồm 3 bài thi là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và hai bài thi tổng hợp Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hoá học, Sinh học) và Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân đối với thí sinh THPT; Lịch sử, Địa lý đối với thí sinh Giáo dục thường xuyên). Thí sinh THPT phải thi ba bài thi bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và một bài thi tự chọn Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội. Thí sinh Giáo dục thường xuyên phải thi hai bài bắt buộc Toán, Ngữ văn và một bài thi tự chọn.

Các bài thi Toán, Ngoại ngữ, Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội sẽ được ra theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Riêng bài thi Ngữ văn thi theo hình thức tự luận. Mỗi bài thi tổng hợp được chấm chỉ với một đầu điểm thay vì ba đầu điểm môn thành phần như đối với kỳ thi THPT quốc gia năm trước.

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...