Thắp lửa những khát vọng… làm mẹ!

GS. Nguyễn Đức Vy, người trực tiếp tiến hành các ca phẫu thuật nối tắc vòi trứng
GS. Nguyễn Đức Vy, người trực tiếp tiến hành các ca phẫu thuật nối tắc vòi trứng
(PLO) - Nối tắc vòi trứng không phải là kỹ thuật mới, nhưng nó đã thắp lửa cho những tâm hồn đơn chiếc, làm bùng cháy lên khát khao được làm mẹ của những bà mẹ tưởng chừng không còn khả năng đó.
Số phận trớ trêu…
Nhiều người thì sòn sòn hai năm một, thậm chí một năm phải nạo phá thai tới vài lần nhưng vẫn phăm phăm đi lại, nhưng trường hợp của chị Nguyễn Thị Đ (Hưng Yên) thì lại khác. Lấy chồng năm 19 tuổi, sức khỏe cũng không đến nỗi nào nhưng 9 tháng 10 ngày mang thai cũng là chuỗi thời gian đầy kinh hoàng với chị Đ. 
Suốt thời gian thai kỳ, chị không những không ăn uống được  gì mà còn kèm theo các triệu chứng khó chịu như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn và mệt mỏi tưởng không chịu đựng nổi. Đến lúc sinh con, gia đình chị Đ. lại một lần nữa phải trải qua những thời khắc đầy hoang mang, lo lắng trước những diễn biến bất thường của ca sinh mổ. 
Chính vì lý do đó, sau khi tham khảo ý kiến hai bên nội ngoại, chị đã quyết định thắt luôn ống dẫn trứng cho an toàn. Nhưng sau đó 2 năm, thấy sức khỏe của mình đã ổn định, niềm mong ước có đứa con nữa “cho vui cửa vui nhà” lại nhen lên trong chị. Thế nhưng mòn gối khám chữa khắp mọi nơi, niềm mơ ước thêm con của vợ chồng Đ vẫn chỉ là… ước mơ.
Bên cạnh trường hợp đáng thương của chị Đ, các bác sỹ BV Phụ sản Trung ương cũng không thể nào quên được nghịch cảnh đầy trái ngang của chị Lê Thị Ng, 40 tuổi quê Nghệ An. Không nằm trong trường hợp mang thai, sinh nở khó khăn như chị Đ nhưng số phận lại vô cùng nghiệt ngã với chị Ng khi cùng một lúc hai đứa con của anh chị bị dòng nước lũ hung hãn cuốn đi mất, để lại vô vàn đau đớn trong căn nhà nhỏ bé, lạnh lẽo. 
Còn gì đau đớn, xót xa hơn khi bản thân chị sau khi đã hoàn thành trách nhiệm của một người mẹ đã vội vàng thực hiện biện pháp triệt sản. Và niềm hy vọng có con thực sự đã tắt ngấm trong họ…
Theo GS. TS. Nguyễn Đức Vy, nguyên Giám đốc BV Phụ sản Trung ương, và cũng là chủ nhiệm của đề tài khoa học đầy nhân văn này cho biết, không chỉ các trường hợp đã triệt sản, tình trạng tắc vòi trứng hai bên dẫn đến vô sinh thứ phát (từng mang thai nay không mang thai được) đang gia tăng ở mức báo động. 
Theo bác sỹ Vy, trước đây, vô sinh thứ phát chỉ chiếm trên 40% trong tổng số vô sinh nhưng hiện tại chiếm tới hơn 67%. Nguyên nhân chủ yếu là do viêm nhiễm, do nạo hút thai, triệt sản... Ngoài ra, có tới 26% phụ nữ chưa hề có thai sau lấy chồng cũng bị tắc. 
“Có những người sinh đủ 2 con rồi mới tính đến chuyện triệt sản. Thế nhưng không may do tai nạn giao thông, chết đuối, lũ cuốn... mà cả hai con đều chết nên họ muốn có cơ hội nữa được làm cha, làm mẹ. Có chị em thì bị dính, tắc vòi trứng bẩm sinh hoặc là biến chứng của việc nạo, hút thai hay bị chửa ngoài dạ con...” – GS. TS. Nguyễn Đức Vy cho biết.
Niềm vui được làm mẹ của vợ chồng chị Đ
Niềm vui được làm mẹ của vợ chồng chị Đ 
Đừng vội tắt hy vọng!
Tưởng chừng ước mơ có thêm con của vợ chồng chị Đ sẽ không bao giờ thực hiện được, nhưng thật may mắn khi có người khuyên chị lên BV Phụ sản Trung ương khám và lại được đích thân GS. Nguyễn Đức Vy khám cho. “Khi nghe bác sỹ nói “cái này chữa được”, mình vui như mở cờ, cứ ngỡ mình đang mơ...” – chị  Đ chia sẻ. 
Sau khi phẫu thuật nối lại 2 vòi trứng, chị Đ lên Hà Nội để khám lại, đồng thời tiến hành luôn các biện pháp cần thiết để hỗ trợ việc thụ thai. Thật kỳ diệu, chỉ sau đó 2 tháng chị đã mang thai và sinh ra một đứa con hoàn toàn khỏe mạnh. Vậy là niềm mơ ước bấy lâu nay của vợ chồng chị đã trở thành sự thật.
Cũng giống như chị Đ, nghe mọi người mách bảo, chị Ng tìm đến BV Phụ sản Trung ương để “vớt vát” niềm hy vọng cuối cùng. Thấu hiểu cảnh ngộ của hai vợ chồng chị, GS. TS. Nguyễn Đức Vy đã trực tiếp thực hiện ca phẫu thuật khó khăn này, vì chị Ng khi đó đã lớn tuổi, tỷ lệ thành công sẽ không cao, thời gian triệt sản cũng đã khá lâu rồi. 
Và cuối cùng hạnh phúc cũng đã mỉm cười với gia đình chị N., khi một em bé bụ bĩnh, kháu khỉnh chào đời, dưới sự hỗ trợ của khoa học và các bác sỹ BV Phụ sản Trung ương…
GS. Nguyễn Đức Vy cho biết, lần đầu ông thực hiện kỹ thuật này là vào năm 1999 tại Hải Dương. Chị Đ và chị Ng chỉ là 2 trong hơn số hơn 1.000  trường hợp được phẫu thuật thành công bằng phương pháp vi phẫu nối tắc vòi trứng. Đến nay kỹ thuật này đã trở thành thường quy tại BV. 
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ về thông tin này để nhờ hỗ trợ, thậm chí không ít người trước khi được phẫu thuật tại BV Phụ sản Trung ương đã phải chạy chữa khắp mọi nơi nhưng không có kết quả. 
Cho đến thời điểm này, kỹ thuật này cũng chỉ mới được triển khai đại trà và có hiệu quả tại BV Phụ sản Trung ương. GS. Nguyễn Đức Vy cũng cho biết thêm, hiện nay BV Phụ sản Trung ương tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho rất nhiều các trường hợp phụ nữ bị bán sang Trung Quốc trở về, đã từng sinh con, triệt sản có mong muốn sinh con…
Ông Vy cũng cho hay, không chỉ những người phụ nữ đã từng triệt sản, mà rất nhiều phụ nữ bị vô sinh vì tắc vòi trứng cũng đã có được hạnh phúc nhờ kỹ thuật vi phẫu này. Đặc biệt, hiện nay kỹ thuật này còn được mở rộng và phát triển hơn nữa bằng việc nghiên cứu áp dụng mổ vô sinh cho các trường hợp bị tắc vòi tử cung, ở đoạn bóng và eo với tỷ lệ thành công tương tự như kỹ thuật nối tắc vòi trứng ở các đoạn khác đã thực hiện trước đó, và độ tuổi càng trẻ tỷ lệ thành công càng cao. 
Đặc biệt, so với phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm, kỹ thuật nối tắc vòi trứng chi phí thấp hơn rất nhiều (chỉ dưới 10 triệu đồng), tỷ lệ trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh cũng rất ít bởi đây vẫn là phương pháp sinh tự nhiên, trứng không phải lọc rửa nhiều lần nên hiệu quả sẽ cao hơn rất nhiều – bác sỹ Nguyễn Đức Vy khẳng định. 
Vòi tử cung (hay vòi trứng) nhỏ đúng bằng sợi tóc, chỉ khoảng 0,5-1mm, nên phải dùng kính hiển vi để nối. Để thực hiện kỹ thuật này, các chuyên gia sẽ phải cắt bỏ phần dính quanh vòi tử cung gây ra những cản trở sự lưu thông của trứng, sau đó nối lại.
Thành công của kỹ thuật nối tắc vòi trứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có kiểu tắc như thế nào, điểm tắc ở đâu, có dài không...? Tỷ lệ thành công của kỹ thuật này lên đến trên 90% nếu người được can thiệp dưới 30 tuổi, 75% nếu dưới 40 tuổi và 45% nếu trên 40 tuổi. Thời gian có thai trở lại sau vi phẫu trung bình từ 4 - 10 tháng, cá biệt có trường hợp có thai ngay tháng đầu sau mổ.

Tin cùng chuyên mục

Bệnh nhân bị viêm phổi đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Thanh Thanh

Hàng loạt ca viêm phổi nặng nhập viện cấp cứu

(PLVN) - Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho gần 20 bệnh nhân viêm phổi, trong đó có những ca bệnh nặng phải thở máy và lọc máu liên tục. Các ca bệnh viêm phổi được ghi nhận ở nhiều độ tuổi khác nhau, từ người già, người có bệnh nền đến những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch và trẻ em.

Đọc thêm

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa
(PLVN) - Trong 3 tháng đầu tiên, Trung tâm Giảm cân BVĐK Tâm Anh đã đón tiếp hơn 1.000 khách hàng, trong đó nhiều nam giới đã không còn “bụng bia” nhờ giảm cân chuẩn y khoa quốc tế.

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.