Theo thống kê, hiện tại trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có trên 8.300 người ở 27/27 huyện thị, thành phố đang lao động trái phép tại Trung Quốc chủ yếu tập trung ở một số địa bàn như: Nông Cống, Hậu Lộc, Quảng Xương, Hoằng Hóa, Thạch Thành...trong số đó đã có 585 người bị Trung Quốc bắt, trao trả, đẩy trở lại qua biên giới. 9 người bị Trung Quốc đưa ra xét xử, 16 người bị tai nạn chết, nhiều phụ nữ bị mất tích. Dịp tết nguyên đán Bính Thân vừa qua có 4.145 người trở về quê ăn tết, còn 4.176 người vẫn ở lại Trung Quốc.
Ngày 19/2, Công an huyện Quảng Xương và Phòng An ninh điều tra (Công an tỉnh Thanh Hóa) đã tiến hàng bắt giữ Nguyễn Văn Chiến (SN 1990), trú tại xã Quảng Thạch, huyện Quảng Xương, đang tổ chức đưa 12 người (chủ yếu là người địa phương) ra Quảng Ninh để vượt biên qua Trung Quốc.
Ngày 24/2, Công an huyện Hậu Lộc phát hiện, tạm giữ 3 xe ô tô BKS14B – 006.32, 36B – 013.42, 36B – 013.87, đang chở theo 47 công dân do Nguyễn Viết Hào (SN 1971), trú tại xã Minh Lộc, huyện Hậu Lộc lôi kéo qua Trung Quốc làm thuê. Hiện tại, 47 lao động trên đã được trả về địa phương, 2 người môi giới đang bị cơ quan công an tạm giữ để điều tra, mở rộng đường dây đưa người vượt biên trái phép sang Trung Quốc làm thuê.
Thực tế cho thấy. Hầu hết số lao động “chui” sang Trung Quốc làm ăn đều có điều kiện gia đình khó khăn, trình độvăn hóa thấp, thiếu hiểu biết, không có việc làm hoặc nghề nghiệp không ổn định. Số lao động này lại được một số đối tượng môi giới, hoặc lao động “chui” từ Trung Quốc về quê ăn Tết rủ rê, lôi kéo. Để sang được Trung Quốc, mỗi người dân phải đóng một khoản tiền cho các “cò lao động”. Sau khi nhận tiền, người môi giới sẽ dẫn “con mồi” sang Trung Quốc bằng đường bộ, sau đó đưa vào các vùng sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp, may mặc… để làm việc. Với mức lương hấp dẫn mà “cò” hứa hẹn, nhiều người bất chấp nguy hiểm, rủi ro, ra đi tìm miền đất hứa. Thời gian trong năm, đa phần các lao động “chui” làm việc tại Trung Quốc rất ít khi về, chỉ vào dịp cuối năm họ mới trở về quê ăn Tết. Khi về, nhiều lao động còn mang theo các tệ nạn xã hội, thói côn đồ, gây ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình an ninh, trật tự địa phương.
Để giải quyết thực trạng trên. Chính quyền tỉnh Thanh Hóa đã ban hành nhiều giải pháp đồng bộ nhằm phòng ngừa và đấu tranh ngăn chặn tình trạng trên. Ngày 10/03 chủ tịch tỉnh Thanh Hóa đã ban hành văn bản yêu cầu các ban ngành liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, vận động quần chúng nhân dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật và chủ quyền biên giới. Nhận thức rõ các phương thức, thủ đoạn và hậu quả của việc xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc làm thuê, không nghe theo lời rủ rê của các đối tượng xấu. Đồng thời tổ chức điều tra, xử lý nghiêm các hành vi môi giới tổ chức người xuất cảnh trái phép sang biên giới lao động.
Các đồn Biên phòng tăng cường các biện pháp nghiệp vụ tuần tra kiểm soát khu vực biên giới. Chủ động ngăn chặn, xử lý các trường hợp công dân Việt Nam vượt biên trái phép sang Trung Quốc làm thuê. Bên cạnh đó đẩy mạnh công tác dạy nghề giới thiệu việc làm xuất khẩu lao động, chú trọng những nghành nghề truyền thống tại địa phương, triển khai thực hiện các dự án phát triển kinh tế nông thôn liên quan đến nông nghiệp, nông dân.
Bình luận
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu