INTERPOL Việt Nam và hành trình truy bắt tội phạm xuyên quốc gia

Với những người lính Interpol Việt Nam, công cụ đấu tranh với các loại tội phạm của họ không chỉ là súng đạn mà còn bằng cả kỹ thuật cao, trí thông minh, sự am hiểu luật pháp các nước cùng những thông báo nhiều màu sắc được gửi từ ICPO - Interpol...

Với những người lính Interpol Việt Nam, công cụ đấu tranh với các loại tội phạm của họ không chỉ là súng đạn mà còn bằng cả kỹ thuật cao, trí thông minh, sự am hiểu luật pháp các nước cùng những thông báo nhiều màu sắc được gửi từ ICPO - Interpol, như: thông báo đỏ (thường gọi truy nã đỏ) yêu cầu truy bắt các đối tượng phạm tội nguy hiểm nhằm mục đích dẫn độ; thông báo vàng: truy tìm người mất tích ở bên ngoài tổ quốc; thông báo xanh nhằm cảnh báo về các đối tượng tội phạm xuyên quốc gia thâm nhập vào VN hoặc đối tượng từ VN trốn ra nước ngoài…

dgđtgh
Luyện tập phương án tấn công tội phạm

Thượng tá Chử Văn Dũng - Phó chánh văn phòng - cho biết: Lực lượng Interpol ở các nước thuộc Tổ chức Cảnh sát Hình sự quốc tế, gọi tắt là ICPO - Interpol (International Criminal Police Organization - Interpol) luôn tiếp cận với những thông tin mới nhất về các phương thức, thủ đoạn lừa đảo kinh tế, hành tung của tội phạm hoạt động xuyên quốc gia, của những “bố già” với hàng ngàn chân rết và phương thức rửa tiền, các “hợp đồng” thanh toán lẫn nhau, các đối tượng khủng bố. Interpol Việt Nam (VN) cũng thế. Với những thông tin từ ICPO - Interpol, VPI đã “vẽ” ra đường đi của bọn tội phạm và “dẫn đường” để các đơn vị nghiệp vụ của Công an VN truy bắt tội phạm bằng những con đường nhanh nhất.

20 năm qua, văn phòng đã tiếp nhận và xử lý một khối lượng lớn công việc: 30.863 vụ việc vi phạm về kinh tế với 33.834 đối tượng (trong đó 415 đối tượng cầm đầu là người nước ngoài); xử lý 12.714 lượt thông tin liên quan tội phạm hình sự xuyên quốc gia; xử lý 2.990 lượt thông tin về tội phạm ma túy; phối hợp các lực lượng khác bắt giữ và trao trả 200 đối tượng truy nã cho cảnh sát các nước và phối hợp cảnh sát các nước dẫn độ về VN gần 50 đối tượng truy nã toàn cầu.

edgs
Nhiều đối tượng cho đến tận khi đã tra tay vào còng vẫn không thể nào lý giải được vì sao chúng lại bị phát hiện và bắt giữ.

Theo đánh giá của Interpol Việt Nam, ở nước ta, tại các tỉnh phía bắc, Hải Phòng là một trong những địa phương chủ động phối hợp với lực lượng Interpol Việt Nam đấu tranh, lần theo dấu vết bọn tội phạm thực sự hiệu quả. Dù đối tượng núp dưới vỏ bọc nào từ nước ngoài trốn về Hải Phòng hay ngược lại đều bị Interpol Việt Nam, Công an Hải Phòng phối hợp bắt giữ, trong đó hiệu quả nhất là các đối tượng liên quan đến các quốc gia ở khu vực Đông Âu, Anh, Canada, Trung Quốc. Chỉ tính từ tháng 1-2010 đến nay, Interpol Việt Nam đã phối hợp với Công an Hải Phòng điều tra, xác minh 74 vụ việc với gần 100 đối tượng liên quan đến các lĩnh vực kinh tế, công nghệ cao, khủng bố, ma túy, hình sự, truy nã, dẫn độ.

Theo thượng tá Vũ Tiến Sơn, Phó trưởng phòng PC45 - CATP Hải Phòng, tâm sự: những đối tượng hình sự sau khi gây án bỏ trốn luôn tạo vỏ bọc, rất khó phát hiện. Chúng ít khi ở một nơi nào cố định, thậm chí sáng ở Việt Nam, chiều đã trốn ra nước ngoài khiến việc truy bắt như đuổi hình bắt bóng... Điển hình như vụ tên David Lai Van Mai, bị cáo buộc lạm dụng tình dục 2 bé gái ở Mỹ. Tên này bỏ trốn về Việt Nam núp dưới vỏ bọc thương nhân kinh doanh gỗ. Tuy nhiên, mọi di biến của nghi phạm nguy hiểm bị FBI truy tìm suốt 3 năm đã không qua mắt được Interpol Việt Nam và Công an thành phố Hải Phòng.

David Lai Van Mai, sinh 1950, với số hộ chiếu 056293420, sống cùng gia đình tại số 128 Mangels AVE, San Francisco, CA 94131, Hoa Kỳ. Theo tài liệu của Cảnh sát Hoa Kỳ, David Lai Van Mai đã liên tiếp gây ra các vụ lạm dụng tình dục trẻ em nên đã bị Tòa án Tối cao Hạt Alamede, Oakland, Caniforna, Hoa Kỳ truy nã theo Quyết định số 83290. Ngày 28-8-2007, sau khi bị phát hiện hành vi phạm tội, David Lai Van Mai đã bỏ trốn về Việt Nam.

Cảnh sát Hoa Kỳ nghi vấn đối tượng này đang lẩn trốn tại số 70 Lý Thánh Tông, quận Đồ Sơn, TP Hải Phòng. Qua thông tin xác minh, Công an Hải Phòng phát hiện đối tượng này đang có ý định xuất cảnh khỏi Việt Nam. Do vậy ngày 20-7-2010, Văn phòng Interpol Việt Nam đã có công văn số 1341, đề nghị các Cục A62, A72 - Bộ Công an phối hợp đưa đối tượng vào diện cấm xuất cảnh khỏi Việt Nam.

Đồng thời qua khẩn trương xác minh, Công an huyện Kiến Thụy đã làm rõ chân tướng của David Lai Van Mai có tên thật là Mai Văn Lai, sinh 1950, từng ĐKNKTT tại xã Đại Đồng, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng. Khi còn ở Việt Nam, Lai đã lấy vợ và có 2 con gái, làm công nhân. Luôn mơ tưởng đến "miền đất hứa", năm 1979, Lai xuất cảnh trái phép sang Hồng Kông và đến năm 1980 sang định cư tại Hoa Kỳ. Do đã từng làm công nhân xây dựng nên tại Mỹ, Lai tiếp tục theo đuổi nghề này. Đến cuối năm 2007, bị truy nã trên đất Mỹ, Mai Văn Lai xuất cảnh vào Việt Nam dưới hình thức thăm người thân.

Khi về Hải Phòng, Việt Nam, Lai ở tại nhà người em trai là Mai Văn Hùng, sinh 1968, ở thôn Đức Phong, xã Đại Đồng, huyện Kiến Thụy. Để tạo vỏ bọc cho mình, Lai đã làm quen với chị Nguyễn Thị L, sinh 1971, ở đường Lý Thánh Tông, phường Vạn Hương, quận Đồ Sơn và chỉ vài tháng đã kết hôn rồi ở nhờ bên nhà vợ. Sau đó vợ Lai sinh một con trai.

Tiếp tục chui sâu trong “kén”, đầu năm 2010, Lai vào tỉnh Bình Dương mở một cơ sở sản xuất gỗ và sống dưới vỏ bọc một Việt kiều giàu có. Tuy nhiên, do làm ăn không được thuận buồm xuôi gió, David Lai quay về Hải Phòng ở hẳn bên nhà vợ. Gần đây, linh tính thấy chân tướng sắp bị bại lộ, Lai lên kế hoạch xuất cảnh khỏi Việt Nam và luôn thay đổi địa điểm ẩn náu. Tuy nhiên, vỏ quýt dày đã có móng tay nhọn, sau một thời gian ngắn triển khai các biện pháp nghiệp vụ, đến 11h ngày 24-7-2010, Công an huyện Kiến Thụy đã phối kết hợp với Công an tỉnh Hưng Yên bất ngờ kiểm tra hành chính phòng 204 nhà nghỉ Hải Vân tại xã Trưng Trắc, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên và bắt giữ Mai Văn Lai.

Thấy lực lượng công an, Lai vẫn leo lẻo cho rằng mình bị “bắt nhầm”, rồi chìa passport ra khoe là Việt kiều yêu nước về Việt Nam làm ăn. Chỉ đến khi, trinh sát đưa ra lệnh truy nã thì Lai mới chịu cúi đầu. Một trung úy, cán bộ Văn phòng Interpol Việt Nam - người đưa David Lai ra sân bay Nội Bài bàn giao cho hai sỹ quan FBI - cho biết, sau khi bị bắt, người đàn ông này luôn tỏ ra hối hận việc mình đã gây ra và mong sau khi mãn hạn tù sẽ được quay lại Việt Nam sống nốt quãng đời còn lại.

sdgvd
20 năm qua, văn phòng đã tiếp nhận và xử lý một khối lượng lớn công việc: 30.863 vụ việc vi phạm về kinh tế với 33.834 đối tượng...

Nhiều đối tượng cho đến tận khi đã tra tay vào còng vẫn không thể nào lý giải được vì sao chúng lại bị phát hiện và bắt giữ. Đơn cử như vụ bắt giữ tên sát thủ Đỗ Thanh Sơn, sinh 1992, ở Hải Phòng, đinh cư tại Cộng hòa Séc, là một minh chứng. Vào ngày 9-1-2011, VP Interpol Việt Nam nhận được công văn của Đại sứ quán Cộng hòa Séc tại Hà Nội, đề nghị xác minh nơi cư trú của đối tượng bị nước bạn ra lệnh tầm nã về tội giết người là Đỗ Thanh Sơn, sinh 1992, định cư tại 1171 Kosmonautu, Cheb. Nhiều khả năng đối tượng đang ẩn náu tại Hải Phòng.

Theo tài liệu điều tra của cảnh sát nước bạn, trưa 14-1-2010, tên sát thủ này trèo cổng sắt vào nhà số 8, Parague, 16 phố Stejskalova, dùng dao đâm nhiều nhát vào cổ, ngực chị Nguyễn Thị Tuyết, sinh 1981. Sau đó, tên sát nhân này kéo xác nạn nhân giấu vào trong phòng tắm, quay ra cậy phá tủ sắt lấy đi 10.000 Curon (tiền Séc) và 3,000 USD rồi bỏ trốn khỏi hiện trường…

Ngay sau đó, bằng các biện pháp nghiệp vụ, cảnh sát nước bạn đã xác định Đỗ Thanh Sơn chính là hung thủ và ra lệnh tầm nã. Quá trình điều tra cũng cho thấy, Đỗ Thanh Sơn nhập cư vào Cộng hòa Séc từ năm 2004 bằng giấy khai sinh giả. Trong giấy khai sinh, thông tin về “cha mẹ” của đối tượng là Đỗ Thành Nam, sinh 1960 và Nguyễn Thị Tuyết, sinh 1962, tuy nhiên thực tế bố đẻ của hắn lại là Đỗ Văn Quý, sinh 1962, ở Hải Phòng, Việt Nam, cư trú tại Công hòa Séc là Vysoke MyTo, số 81 Jiriho Zporebrad. Mẹ đẻ là Trần Thị Minh Loan, sinh 1969, ở Hải Phòng, đang định cư tại Nhật Bản.

Sau khi Sơn gây án thì điện thoại di động của hắn nhận được tin nhắn  từ Việt Nam. Với những thông tin ít ỏi trên, phán đoán nhiều khả năng Sơn đang ở Hải Phòng, VP Interpol Việt Nam kết hợp cùng Phòng CSĐT tội phạm về TTXH - CATP Hải Phòng đã tập trung rà soát, xác minh được hiện Sơn đang có mặt tại Hải Phòng và làm nghề xây dựng cùng cậu ruột hắn. Vào ngày 12-3-2011, biết không có cơ hội lẩn trốn, Đỗ Thanh Sơn đã đến Phòng PC45 - CATP Hải Phòng đầu thú…

Vừa tham gia xác minh bắt giữ những tên tội phạm gây án ở nước ngoài rồi trốn về Việt Nam, Interpol Việt Nam còn phối hợp cùng công an các địa phương tầm nã tội phạm ngoài biên giới. Chiến công gần đây nhất là kết hợp cùng Công an Hải Phòng bắt giữ tên tội phạm nguy hiểm Tộ “tích” (tức Mai Đức Vượng), sinh 1981, ở phố Nguyễn Hữu Tuệ, phường Gia Viên, quận Ngô Quyền, Hải Phòng. Với các hoạt động trong “thế giới ngầm” như cá độ bóng đá, mở hiệu cầm đồ, cho vay nặng lãi, bảo kê nhà hàng, đòi nợ thuê, giải quyết các mâu thuẫn bằng súng, Tộ “tích” và hàng chục tên côn đồ đã gây ra hàng loạt vụ trọng án tại đất cảng và một số tỉnh phía nam.

Khi bị Công an thành phố ra lệnh truy nã, hắn đã trốn ra nước ngoài và tiếp tục chỉ đạo đàn em trong nước hoạt động. Đến tháng 9-2011, Interpol Việt Nam và Phòng PC45 - Công an thành phố xác định Mai Đức Vượng đã trốn sang Trung Quốc cùng một đàn em là Nguyễn Thành Thuận và đã bị Công an Thẩm Quyến, Trung Quốc, bắt giữ vì nhập cảnh trái phép, thu trong người Vượng 1 súng ngắn, 1 súng bắn đạn hoa cải, 1 áo giáp cùng nhiều tang vật khác. Sau khi Interpol Việt Nam thông tin trao đổi với Trung Quốc, ngày 21-10, tại cửa khẩu Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, Vượng cùng Thuận đã bị CATP Hải Phòng và Interpol Việt Nam bắt giữ.

Một mùa xuân nữa lại về, xin chúc những chiến sĩ  Interpol Việt Nam luôn vượt qua những khó khăn, nỗ lực hết mình, góp phần cùng toàn lực lượng CAND bảo vệ ANQG - TTATXH của đất nước và nâng cao vị thế của Cảnh sát Việt Nam trên trường quốc tế.           

Theo ANHP
 

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.