Đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Bảo đảm vừa quản lý, vừa kiến tạo phát triển

Với quan điểm “nhìn thẳng sự thật, nói đúng sự thật” để tìm ra phương hướng, nhiệm vụ giải quyết căn bản những bất cập, tồn tại - nhất là công tác hoàn thiện thể chế, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã đề ra một hệ thống quan điểm sâu sắc, định hướng cho công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật; yêu cầu đặt ra là phải đổi mới mạnh mẽ tư duy trong xây dựng pháp luật (XDPL). Kết luận số 19-KL/TW của Bộ Chính trị về định hướng chương trình XDPL nhiệm kỳ Quốc hội (QH) khóa XV cũng nêu rõ: việc xây dựng, ban hành luật phải thận trọng, chắc chắn, làm tốt từng khâu, đặt yêu cầu cao về chất lượng, không chạy theo số lượng; phải bám sát và kịp thời đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV diễn ra mới đây, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước (nay là Tổng Bí thư) Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý Nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển. Bám sát thực tiễn, đứng trên mảnh đất thực tiễn Việt Nam để xây dựng các quy định pháp luật phù hợp. Đồng thời, tư duy quản lý không cứng nhắc, dứt khoát từ bỏ tư duy “không quản được thì cấm”. Các quy định của luật phải mang tính ổn định, có giá trị lâu dài…

Trên tinh thần này, ngày 25/10/2024, Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị quán triệt những định hướng, chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về công tác xây dựng và thi hành pháp luật. Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh khẳng định, những quan điểm, định hướng, phát biểu của Tổng Bí thư về xây dựng thể chế nói chung, xây dựng pháp luật nói riêng trong thời gian gần đây đã trở thành lời hiệu triệu, có sức lan toả rất lớn trong toàn Đảng, toàn dân, toàn xã hội. Những quan điểm, định hướng đó đều mang tầm nhìn chiến lược, hướng tới giải quyết bài toán thực tiễn của đất nước với cách tiếp cận thực tế, gắn với xu thế tiến bộ của thời đại.

“Những quan điểm, định hướng nêu trên sẽ tạo ra không ít thách thức, áp lực cho Bộ, ngành Tư pháp trong công tác tham mưu hoàn thiện pháp luật, thể chế. Song, cũng là cơ hội lớn để chúng ta khẳng định và nâng cao vị thế vì mục tiêu phát triển chung của đất nước”, Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh nhấn mạnh.

Sửa một luật, điều chỉnh nhiều luật

Trong thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đặc biệt chú trọng công tác xây dựng thể chế, số lượng các cuộc họp về công tác này rất nhiều, cách làm cũng có nhiều điểm mới. Đã rất nhiều lần Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các thành viên Chính phủ, lãnh đạo các Bộ, ngành trong quá trình hoàn thiện các dự án luật phải xuất phát từ thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo; bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân, doanh nghiệp (DN). Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành tập trung cao nhất cho việc hoàn thiện các luật, sửa đổi, bổ sung các quy định, nhằm đưa ra giải pháp mang tính đột phá để “cởi trói”, tháo gỡ “điểm nghẽn”, khơi thông mọi nguồn lực cho phát triển.

Chỉ tính riêng 9 tháng của năm 2024, Chính phủ đã tổ chức 9 phiên họp chuyên đề về XDPL, 3 phiên họp Ban Chỉ đạo về rà soát, xử lý các vấn đề, vướng mắc pháp lý, với mục tiêu hướng đến là kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, “nút thắt” về thể chế, khơi dậy mọi tiềm năng và khơi thông mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội. Những việc làm cụ thể đó, cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong công tác xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội thời gian qua. GDP quý III tăng 7,4%; 9 tháng đầu năm 2024, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm.

Trước một số khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện các văn bản pháp luật về tài chính, Chính phủ đã khẩn trương rà soát, tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện các Luật trong lĩnh vực tài chính - ngân sách và đã xác định 7 Luật cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Cụ thể, Chính phủ đã trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán; Luật Kế toán; Luật Kiểm toán độc lập; Luật Ngân sách nhà nước; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Quản lý thuế; Luật Dự trữ quốc gia (1 luật sửa 7 luật) theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Tại Kỳ họp thứ 8 đang diễn ra, bên cạnh việc thảo luận, cho ý kiến về 1 luật sửa đổi 7 luật nói trên, Quốc hội cũng dành nhiều thời gian thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công - tư và Luật Đấu thầu (1 luật sửa 4 luật). Các đại biểu QH nhất trí cho rằng, việc làm này nhằm bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng cường phân cấp gắn với kiểm tra, giám sát, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc có tính chất cấp bách, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh.

Nhiều chuyên gia pháp luật đánh giá, sử dụng công cụ một luật sửa nhiều luật là một trong nhiều việc chúng ta phải làm và làm thường xuyên hơn, chứng tỏ sự bức thiết từ cuộc sống và để đáp ứng yêu cầu từ cuộc sống. XDPL phải trên cơ sở thực tiễn phát triển của Việt Nam để huy động nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, các lĩnh vực đột phá phục vụ phát triển kinh tế, xã hội. Nói như Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các DN, tổ chức ngày 21/9/2024, đó là: “Tháo gỡ cho DN là góp phần tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, DN phát triển là đất nước phát triển, tinh thần là vướng ở đâu thì ở đó phải tháo gỡ, mắc ở đâu thì ở đó phải tháo gỡ, không đùn đẩy, né tránh; không gây phiền hà, sách nhiễu”.

“Đúng vai, thuộc bài”, sẵn sàng lắng nghe

Có thể nói, Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV có số lượng nội dung, đề án nhiều nhất kể từ đầu nhiệm kỳ, bởi vậy, cách làm luật và phương án tiếp cận có nhiều đổi mới. Theo đó, tài liệu được gửi đại biểu QH sớm hơn các phiên trước. QH cũng thống nhất giảm thời gian đọc tài liệu trên hội trường, dành thêm thời gian để QH thảo luận; tăng thời gian thảo luận ở tổ, đặc biệt là tinh thần sẵn sàng lắng nghe: “Chính phủ trình lúc nào, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem lúc đó” và “UBTVQH sẵn sàng làm cả buổi tối” - Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định thông tin tại họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV. Ông cho biết, Luật sắp tới sẽ rất ngắn nhưng cũng sẽ đủ cơ sở pháp lý để vừa quản lý tốt, vừa khơi thông nguồn lực, tạo hành lang để các cơ quan quản lý thoả sức sáng tạo, phát triển, “tránh tình trạng thay đổi một tí lại phải sửa luật”.

Vẫn theo Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định, trong quá trình xây dựng pháp luật có nhiều khâu, từ xây dựng chương trình đến dự thảo, thẩm tra, thẩm định, thảo luận rồi đến tiếp thu, hoàn chỉnh, ban hành…, đồng thời có rất nhiều cơ quan tham gia. Cơ quan nào làm tốt việc của cơ quan đó thì cơ quan sau đỡ “khổ”. Với tinh thần như vậy, QH làm đúng việc của QH, những việc của Chính phủ thì Chính phủ làm. “Tinh thần là việc của ai thì trả về cho người đó, ai làm tốt nhất thì giao cho người đó làm, kèm theo giao việc gắn với bảo đảm điều kiện thực hiện”, Phó Chủ tịch QH nói.

Với mong muốn cuối cùng là “luật, nghị quyết ra đời phải có chất lượng và tuổi thọ”, tại Phiên họp thứ 37 của UBTVQH (tháng 9/2024), Chủ tịch QH Trần Thanh Mẫn lưu ý, gốc XDPL phải từ các Bộ, ngành. Bộ trưởng, Thứ trưởng và các Vụ có liên quan phải ngồi nhiều lần, nhiều cuộc, phải xem từng khoản, từng điều, từng chương của luật, nghị quyết thì luật, nghị quyết mới có chất lượng. Phải làm tốt từng khâu, từng đoạn, đạt yêu cầu về chất lượng, không chạy theo số lượng, lấy quyền lợi, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, DN làm trọng tâm.

Nhắc lại Quy định số 178-QĐ/TW ngày 27/6/2024 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác XDPL, Chủ tịch QH Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh: “Chúng ta siết chặt kỷ luật, kỷ cương, không bị chi phối, tác động bởi bất cứ một lợi ích nhóm cục bộ nào trong XDPL”; đồng thời đề nghị làm rõ phương án để xử lý tình trạng chậm ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, gắn trách nhiệm nợ ban hành văn bản với trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan.

Phát biểu tại Phiên họp thứ 37 của UBTVQH, Chủ tịch QH Trần Thanh Mẫn lưu ý, gốc XDPL phải từ các Bộ, ngành. Bộ trưởng, Thứ trưởng, các Vụ có liên quan phải ngồi nhiều lần, nhiều cuộc, phải xem từng khoản, từng điều, từng chương của luật, nghị quyết thì luật, nghị quyết mới có chất lượng và tuổi thọ.

Đọc thêm

Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Một số chủng loại xe tăng tại Triển lãm.
(PLVN) -  9h hôm nay, 19/12, Triển lãm Quốc phòng quốc tế (QPQT) Việt Nam lần thứ hai năm 2024 chính thức khai mạc. Triển lãm được tổ chức nhằm tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đối ngoại quốc phòng, tạo dựng lòng tin giữa Việt Nam và các nước trên thế giới; chia sẻ chính sách, đường lối đối ngoại quốc phòng; chủ trương xây dựng quân đội và phát triển nền công nghiệp quốc phòng (CNQP) Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội: Hải Phòng tiếp tục có chính sách, cơ chế đặc thù để phát triển kinh tế - xã hội bước vào kỷ nguyên mới

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trao Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị TP Hải Phòng
(PLVN) - Chiều 18/12, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp - Hải Phòng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị công bố Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị TP Hải Phòng và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của TP Hải Phòng giai đoạn 2023-2025.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tuổi trẻ Việt Nam sẽ không ngừng vươn lên tự chủ tự cường, tự hào dân tộc

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu trong phiên Đại Hội trọng thể. (Ảnh: Như Ý).
(PLVN) -  Sáng 18/12, tại Hà Nội, đã diễn ra phiên trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ 9. Đại hội là sự kiện chính trị lớn của tuổi trẻ, ngày hội đoàn kết rộng rãi các tầng lớp thanh niên Việt Nam yêu nước, đánh dấu bước phát triển mới của tổ chức Hội và phong trào thanh niên.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị toàn quốc về tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị toàn quốc về tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp
Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 là cuộc tổng điều tra quy mô lớn, được thực hiện trên phạm vi cả nước đối với tất cả các đơn vị điều tra và quá trình điều tra sẽ ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong tất cả các công đoạn, từ công tác chuẩn bị, thu thập thông tin, xử lý số liệu và công bố kết quả nhằm nâng cao chất lượng thông tin thống kê, rút ngắn quá trình xử lý thông tin và công bố kết quả.

Thủ tướng dự hội nghị toàn quốc tổng kết năm 2024 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Sáng 18/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: "Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam".

Chế độ chính sách khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Bảo đảm công bằng, nhân văn, hài hòa và tương quan hợp lý

Chế độ chính sách khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Bảo đảm công bằng, nhân văn, hài hòa và tương quan hợp lý
(PLVN) - Chiều 17/12/2024, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” chủ trì Phiên họp lần thứ tư của Ban Chỉ đạo.

Phấn đấu đến năm 2030, 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến

Người dân thao tác sử dụng dịch vụ công trực tuyến. (Ảnh minh họa: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao chất lượng về cung cấp và sử dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đặt ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2030, trong đó mục tiêu quan trọng nhất là 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

Giảm 5 bộ và 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ, cơ bản bỏ tổng cục và tương đương

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. Ảnh tư liệu: Dương Giang/TTXVN
Liên quan đến sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ, sáng 17/12, trao đổi với phóng viên TTXVN, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, theo phương án hợp nhất, sáp nhập một số bộ, cơ quan, dự kiến bộ máy Chính phủ còn 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ, giảm 5 bộ và 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ; giảm 12/13 tổng cục và tổ chức tương đương tổng cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ.

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương
Chiều 16/12, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương đã tổ chức Hội nghị lần thứ mười hai, nhiệm kỳ 2020 - 2025, nhằm kiểm điểm, đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2024 và quyết nghị những chủ trương, giải pháp lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2025.

Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ tiếp tục lập nên những chiến công xuất sắc

Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo. (Ảnh trong bài: Tuấn Huy)
(PLVN) - Cuối tuần qua, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an và tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề “Quân đội nhân dân Việt Nam - Truyền thống hào hùng, sự nghiệp vẻ vang, lực lượng nòng cốt xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh”.