Tăng cường ứng dụng các thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0 trong hoạt động công chứng

Quang cảnh Hội thảo
Quang cảnh Hội thảo
(PLVN) -​Ngày 9/5, Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo khoa học “Thực trạng pháp luật và việc ứng dụng các thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 trong tổ chức và hoạt động công chứng”.

TS Chu Thị Hoa, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý và ông Dương Bạch Long, Trưởng Ban nghiên cứu Chiến lược xây dựng, thi hành pháp luật và quản lý ngành đồng chủ trì Hội thảo.

Phát biểu dẫn đề Hội thảo, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý Chu Thị Hoa cho biết, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu; cùng với đó là sự phát triển của một số công nghệ mang tính đột phá như: công nghệ sinh học, kết nối vạn vật (IoT), công nghệ nano, công nghệ kỹ thuật số (ADP), trí tuệ nhân tạo (AI),… Các công nghệ này đã đặt ra yêu cầu nghề công chứng phải thay đổi phương thức làm việc nhằm bắt kịp xu thế chung để tồn tại, phát triển bền vững. Vì vậy, đồng chí hy vọng các đại biểu tham dự Hội thảo sẽ tích cực trao đổi, thảo luận, nhận diện những khó khăn, thách thức của việc thực hiện công chứng trong bối cảnh mới; từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện pháp luật về công chứng nói chung và công chứng điện tử nói riêng.

Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý Chu Thị Hoa phát biểu khai mạc

Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý Chu Thị Hoa phát biểu khai mạc

Tại Hội thảo, ông Dương Bạch Long, Trưởng Ban nghiên cứu Chiến lược xây dựng, thi hành pháp luật và quản lý ngành trình bày nội dung về pháp luật công chứng và yêu cầu đặt ra trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Theo đó, sau hơn 9 năm triển khai thực hiện, Luật Công chứng đã đi vào cuộc sống, đóng góp tích cực vào việc thực hiện chủ trương xã hội hoá hoạt động công chứng. Đội ngũ công chứng viên, các tổ chức hành nghề công chứng và tổ chức xã hội – nghề nghiệp của công chứng viên phát triển mạnh mẽ, góp phần bảo đảm an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch, giá trị sử dụng bản dịch và tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi, tin cậy cho hoạt động đầu tư, kinh doanh, thương mại, đẩy mạnh cải cách hành chính và cải cách tư pháp.

Ông Dương Bạch Long trình bày nội dung về pháp luật công chứng và yêu cầu đặt ra trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Ông Dương Bạch Long trình bày nội dung về pháp luật công chứng và yêu cầu đặt ra trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, thực tiễn triển khai thực hiện Luật Công chứng năm 2024 cũng cho thấy hoạt động công chứng đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập; nhất là trong việc bắt kịp tiến độ và ứng dụng công nghệ thông tin trong bối cảnh nền kinh tế đang chuyển đổi số. Từ chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước và việc triển khai thực tiễn, đồng chí cho rằng pháp luật công chứng cần được tiếp tục hoàn thiện, bổ sung một số quy định về: khái niệm, nguyên tắc, điều kiện thực hiện công chứng điện tử; xác thực danh tính trực tuyến; ký điện tử; gửi, nhận tài liệu trực tuyến; thanh toán điện tử…

Ông Đào Duy An, Tổng Thư ký Hiệp hội công chứng viên Việt Nam nhận định việc thực hiện chuyển đổi số hoạt động công chứng sẽ còn gặp nhiều thách thức, khó khăn. Một trong số đó đến từ chính văn hoá, thói quen của người cung cấp, sử dụng dịch vụ. Theo ông An chuyển đổi số trong lĩnh vực này sẽ kéo theo những thay đổi về văn hoá, thói quen; từ cách thức giao tiếp đến quy trình thực hiện công việc; các công cụ thực thi và cả môi trường pháp lý cũng cần phải có sự điều chỉnh.

Ông Đào Duy An, Tổng Thư ký Hiệp hội công chứng viên Việt Nam chia sẻ tại Hội thảo

Ông Đào Duy An, Tổng Thư ký Hiệp hội công chứng viên Việt Nam chia sẻ tại Hội thảo

Bên cạnh đó, thông tin công chứng sẽ được tập hợp và cập nhật vào cơ sở dữ liệu công chứng. Vì vậy, ông Đào Duy An đề nghị vấn đề bảo mật và quyền riêng tư cần được quan tâm, khắc phục trong hoạt động công chứng truyền thống và công chứng môi trường kỹ thuật số trong tương lai...

Một số đại biểu trao đổi tại Hội thảo.

Một số đại biểu trao đổi tại Hội thảo.

Tại Hội thảo, các đại biểu tham luận, trao đổi các nội dung cụ thể về các thách thức của việc thực hiện công chứng trong bối cảnh xây dựng và phát triển Chính phủ số, xã hội số; các yếu tố ảnh hưởng, tác động đến tổ chức và hoạt động công chứng trong môi trường số; kiến nghị hoàn thiện pháp luật về công chứng và công chứng điện tử…

Đọc thêm

Đảng bộ Báo Pháp luật Việt Nam thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ được giao năm 2024

Đ/c Vũ Hoài Nam, Bí thư Đảng ủy, Tổng biên tập Báo PLVN tặng Giấy khen cho các đảng viên được xếp loại "Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ" năm 2024.
(PLVN) -Ngày 27/12, Đảng bộ Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Đảng năm 2024 và triển khai công tác năm 2025. Tham dự Hội nghị có đồng chí Cao Xuân Thuỷ, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra, Phó Chánh Văn phòng Đảng uỷ Bộ Tư pháp; đồng chí Vũ Hoài Nam, Bí thư Đảng uỷ, Tổng Biên tập Báo PLVN; các đồng chí Phó Tổng Biên tập: Hà Ánh Bình, Phó Bí thư Đảng uỷ; Trần Ngọc Hà, Ủy viên BCH Đảng bộ, Vũ Hồng Thuý, Ủy viên BCH Đảng bộ.

Xây dựng doanh nghiệp dân tộc cần có chương trình phát triển thương hiệu quốc gia mạnh mẽ

Ông Nguyễn Xuân Phú, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn SUNHOUSE.
(PLVN) - Nghị quyết 41-NQ/TW về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới tiếp tục khẳng định và đề cao vai trò, vị trí của đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân, trong đó có doanh nghiệp dân tộc (DNDT), là một trong những lực lượng nòng cốt góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế; xây dựng và phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Xuân Phú, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn SUNHOUSE về những đón nhận của các doanh nghiệp đối với Nghị quyết này.

Chia sẻ kinh nghiệm hoàn thiện quy định pháp luật về trách nhiệm hình sự của pháp nhân

Bà Lê Thị Vân Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Hình sự - hành chính và ông Chinone Koichi, Cố vấn trưởng Dự án pháp lý và tư pháp JICA đồng chủ trì Hội thảo.
(PLVN) -Ngày 26/12, Vụ Pháp luật Hình sự - hành chính, Bộ Tư pháp phối hợp với Dự án JICA tổ chức Hội thảo trao đổi kinh nghiệm của Nhật Bản về hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự về trách nhiệm hình sự của pháp nhân. Bà Lê Thị Vân Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Hình sự - hành chính và ông Chinone Koichi, Cố vấn trưởng Dự án pháp lý và tư pháp JICA đồng chủ trì Hội thảo.

Siết chặt chế tài xử lý để hạn chế tình trạng vỡ “họ”

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Đây là ý kiến được nhiều đại biểu nêu lên tại Hội nghị sơ kết 05 năm thực hiện Nghị định số 19/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về họ, hụi, biêu, phường do Bộ Tư pháp tổ chức sáng 26/12. Hội nghị do Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế Lê Thị Hoàng Thanh chủ trì.

Nữ thanh tra viên tỉnh Bắc Kạn “dân vận khéo” giúp kiến thức pháp luật gần gũi với người dân

 Chị Nguyễn Thị Vợi - Thanh tra viên đồng thời là báo cáo viên pháp luật tỉnh Bắc Kạn
(PLVN) - Hơn một thập kỷ gắn bó với ngành Thanh tra tỉnh Bắc Kạn, chị Nguyễn Thị Vợi - Thanh tra viên đồng thời là báo cáo viên pháp luật để lại dấu ấn qua những thành tích đáng nể. Chị trở thành người truyền cảm hứng mạnh mẽ về pháp luật trong cộng đồng các dân tộc thiểu số tại Bắc Kạn.

Ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái: “Điều cốt lõi là phải tạo ra một môi trường pháp lý minh bạch, ổn định”

Ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái: “Điều cốt lõi là phải tạo ra một môi trường pháp lý minh bạch, ổn định”
(PLVN) -Trao đổi với Báo PLVN về vấn đề phát triển doanh nghiệp dân tộc, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái Phạm Đình Đoàn khẳng định:  "Để doanh nghiệp dân tộc Việt Nam phát triển vươn tầm quốc tế,  cần phải có những cơ chế, chính sách vượt trội, mang tính chiến lược dài hạn" 

Doanh nghiệp dân tộc là động lực phát triển nền kinh tế

Một dây chuyền sản xuất ô tô của Tập đoàn Trường Hải. (Ảnh: Thacoauto.vn)
(PLVN) - Doanh nghiệp dân tộc không chỉ là trụ cột của nền kinh tế mà còn là biểu tượng của tinh thần tự cường và bản sắc văn hóa Việt Nam. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ, việc xây dựng các doanh nghiệp dân tộc đủ tầm vóc để cạnh tranh với những doanh nghiệp trong khu vực và trên thế giới là nhiệm vụ cấp thiết. Những doanh nghiệp này không chỉ góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng, dẫn dắt các ngành kinh tế trọng yếu mà còn nâng tầm thương hiệu Việt, thúc đẩy hội nhập và khẳng định vị thế đất nước trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Phát triển doanh nghiệp dân tộc: Cần cộng hưởng nguồn lực từ nhiều phía

Bà Phạm Thị Ngọc Thủy - Giám đốc Văn phòng Ban IV, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân.
(PLVN) -   Làm thế nào để xây dựng thêm được nhiều công ty lớn hơn, hình thành được những doanh nghiệp dân tộc để dẫn dắt từng ngành, lĩnh vực luôn là bài toán mà nhiều bên cùng phải hợp tác giải quyết. Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn bà Phạm Thị Ngọc Thủy - Giám đốc Văn phòng Ban IV, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân.

Thiết chế luật sư công tại Việt Nam mang ý nghĩa chiến lược

 Luật sư Nguyễn Văn Tuấn - Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật sư TP Hà Nội)
(PLVN) -   Một trong những lợi ích nổi bật khi xây dựng thiết chế luật sư công là thể hiện cam kết của Việt Nam trong việc tuân thủ các chuẩn mực quốc tế về bảo vệ quyền con người và tiếp cận công lý. Đây là quan điểm của Luật sư Nguyễn Văn Tuấn - Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam xung quanh việc nghiên cứu xây dựng quy định về luật sư công.