Vấn đề nan khó?
Như đã biết, ngành tư pháp làm nhiệm vụ tham mưu và trực tiếp giải quyết nhu cầu pháp lý của người dân ở cơ sở, giúp chính quyền địa phương thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước. Tuy nhiên với khối lượng công việc được giao hiện nay, các công chức tư pháp- hộ tịch của các xã, phường, thị trấn đang khá vất vả, khó khăn khi đảm đương nhiệm vụ của mình.
Nguyên nhân do 90% thông tin quan trọng được thể hiện trên giấy và chủ yếu được lưu trữ theo phương pháp truyền thống là để trên các giá kệ, kho lưu trữ. Điều này làm khó khăn đến công tác tìm kiếm, khai thác tài liệu dẫn tới việc ảnh hưởng tới kết quả công việc.
Ví dụ như để tìm kiếm hồ sơ trích lục sao y khai sinh, khai tử hoặc kết hôn tại phòng Tư pháp quận mất khoảng từ 2-4h với quy trình nhiều bước và ẩn chứa nhiều rủi ro như việc mất tài liệu hay, rò rỉ thông tinh hay tài liệu có thể bị hư hỏng do các yếu tố khách quan về vật lý hóa học như nhiệt độ và độ ẩm, nấm mốc…Tầm quan trọng của tạo lập cơ sở dữ liệu điện tử, một cách hiểu đơn giản: Cơ sở dữ liệu là tập hợp các dữ liệu được tổ chức theo một cấu trúc nhất định để có thể dễ dàng quản lý (đọc, thêm, xóa, sửa dữ liệu).
Việc xây dựng được cơ sở dữ liệu điện tử sẽ giúp cho ngành tư pháp: Tìm kiếm dữ liệu nhanh chóng, chính xác và thuận tiện hơn; Thông tin được cập nhật nhanh chóng và bảo mật tối đa; Cơ chế chia sẻ thông minh, và báo cáo thuận tiện giúp nâng cao hiệu quả quản trị.
Do đó việc ứng dụng công nghệ thông tin, phục vụ quản lý, điều hành ngành Tư pháp nhằm triển khai xây dựng Chính quyền điện tử, cơ sở dữ liệu điện tử là vấn đề vô cùng cần thiết, nhất là trong thời đại ngày nay khi mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tràn ngập tới khắp ngóc ngách cuộc sống của con người.
Tạo lập cơ sở dữ liệu điện tử như thế nào?
Để tạo lập cơ sở dữ liệu điện tử, một giải pháp đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới và cũng đã triển khai ở nhiều cơ quan, đơn vị, là giải pháp số hóa tài liệu.
Giải pháp số hóa tài liệu là việc chuyển đổi văn bản giấy sang văn bản điện tử, và có thể bóc tách các dữ liệu theo yêu cầu để tạo lập cơ sở dữ liệu điện tử cũng như chuẩn hóa dữ liệu khai thác phục vụ khai thác. Giải pháp số hóa của FSI- đơn vị số hóa hàng đầu trong xây dựng, tạo lập cơ sở dữ liệu (CSDL) hộ tịch. Giải pháp số hóa tài liệu đòi hỏi sự chính xác cao cùng quy trình kiểm tra, giám sát nghiêm ngặt bởi tất cả các thông tin đều cần được chính xác và bảo mật tuyệt đối nếu không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến dữ liệu được số hóa khai thác về sau. Vì vậy, nó đòi hỏi nhiều ở đơn vị triển khai phải đáp ứng đủ yêu cầu về năng lực, trình độ, kinh nghiệm.
Hiện nay, công ty CP Đầu tư thương mại và Phát triển công nghệ FSI được biết đến là đơn vị số hóa hàng đầu trong xây dựng tạo lập CSDL hộ tịch và xây dựng chính phủ điện tử tại Việt Nam với nhiều dự án xây dựng cơ sở dữ liệu trọng điểm đã triển khai như: Số hóa xây dựng CSDL ngành hộ tịch, số hóa xây dựng CSDL đất đai, số hóa xây dựng CSDL đầu tư kinh doanh tại TP. HN và TP.HCM,… và rất nhiều dự án tại các tỉnh thành khác.
Giải pháp số hóa tài liệu của FSI được xây dựng trên tình hình thực tế của các khách hàng Việt Nam và tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn an ninh thông tin ISO/IEC 27001:2013 cùng tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001:2015. Bên cạnh đó, Quy trình số hóa tài liệu của FSI được thực hiện khép kín thông qua nền tảng Phần mềm số hóa dữ liệu Docpro do công ty phát triển đảm bảo tối tính vẹn toàn của dữ liệu.
Giải pháp số hóa tài liệu của FSI đã được sự đánh giá cao của UBND Thành phố HCM và được UBND thành phố đồng ý FSI phối hợp cùng Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tư pháp TP.HCM tổ chức hội thảo chuyên đề “Giải pháp tổng thể số hóa tạo lập cơ sở dữ liệu và ứng dụng CNTT chuyên ngành tư pháp” diễn ra vào ngày 26/7 vừa qua.