Tai biến y khoa nỗi ám ảnh của năm 2016

Tai biến y khoa có thể do sai sót chuyên môn, cũng có thể do rủi ro ngoài ý muốn. Ảnh minh họa
Tai biến y khoa có thể do sai sót chuyên môn, cũng có thể do rủi ro ngoài ý muốn. Ảnh minh họa
(PLO) - Trước hàng loạt các ca tử vong do tai biến y khoa, nhiều người cho rằng cần thiết phải có một tổ chức đánh giá chất lượng bệnh viện một cách khách quan. Bởi nguyên nhân dẫn đến tai biến y khoa không phải chỉ do sai sót chuyên môn kỹ thuật, mà có thể còn do rủi ro xảy ra ngoài ý muốn trong khám chữa bệnh.

Nỗi sợ hãi của cả bác sĩ và bệnh nhân

Chỉ trong vòng một tháng, liên tiếp các trường hợp tử vong do tai biến y khoa đã xảy ra khiến nhiều người không khỏi băn khoăn, lo lắng. Đầu tiên phải kể đến trường hợp về một bé sơ sinh gần 5kg tử vong bất thường sau 3 ngày chào đời.

Cụ thể, vào sáng 17/12/2016, sản phụ N.T.H (23 tuổi, Ứng Hòa, Hà Nội) mang thai lần đầu, thai đa ối nên được các bác sĩ tiến hành sinh mổ. Lúc chào đời, bé nặng 4.9kg, hồng hào, khỏe mạnh nhưng có lúc khò khè nên được các bác sĩ hút đờm, rãi, nhỏ nước muối sinh lý. Đêm đó, trẻ vẫn bú được bình thường.

Nhưng đến 8h sáng hôm sau, trẻ bắt đầu bú kém, tím quanh môi nên tiếp tục được hút đờm, rãi, thở oxy thì lại hồng hào trở lại. Sau đó 4 tiếng, trẻ lại có hiểu hiện tương tự nhưng sau khi xử trí thì trẻ lại đỡ. Cho đến 16h chiều cùng ngày trẻ tiếp tục lặp lại các triệu chứng, được các bác sĩ hội chẩn, nghi viêm phổi do sặc sữa nên chuyển tiếp lên bệnh viện đa khoa Xanh Pôn cấp cứu.

Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị suy hô hấp độ 3, viêm phế quản phổi nặng, theo dõi nhiễm trùng huyết, bệnh chuyển hoá. Trẻ da tái, môi tím, co kéo cơ hô hấp, phổi có ran ẩm, bụng mềm. Điều

trị tại Bệnh viện Xanh Pôn đến ngày 20/12, tình trạng trẻ không cải thiện, gia đình xin đưa về, trẻ tử vong. Nguyên nhân ban đầu được xác định do mắc bệnh lý bẩm sinh, có thể do thiếu enzym để chuyển hoá đường hoặc cường hocmone gây hạ đường huyết (insulin) khiến đường máu liên tục giảm mặc dù đã bù đường.

Trường hợp tiếp theo, hai bệnh nhân tử vong sau khi gây mê ở Bệnh viện Đa khoa Trí Đức (Hà Nội) vào ngày 25/12/2016. Hai nạn nhân tử vong là anh H.V.T (SN 1982, Hoàng Mai, Hà Nội) và chị Q.T.M.P (SN 1979. Q. Ba Đình, Hà Nội). Anh T. đến Bệnh viện Đa khoa Trí Đức để cắt amidan, còn chị P. làm tiểu phẫu tuyến giáp, trước khi vào bệnh viện hai bệnh nhân hoàn toàn khỏe mạnh. Tuy nhiên, sau khi tiêm thuốc gây mê, cả hai bệnh nhân đều có dấu hiệu sốc phản vệ, được tiến hành cấp cứu tại phòng mổ sau đó chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu nhưng không qua khỏi. 

Tiếp sau đó, ngày 27/12/2016, tại Long An tiếp tục xảy ra một trường hợp tử vong sau khi tiêm thuốc kháng sinh. Và mới đây nhất là vụ quên panh trong bụng bệnh nhân 18 năm mới được phát hiện. Đó là trường hợp của ông Ma Văn Nhật, 54 tuổi, ở Bắc Kạn vào Bệnh viện Gang thép Thái Nguyên khám sau một lần thấy đau nhói ở bụng. Kết quả siêu âm phát hiện một chiếc panh dài khoảng 15 cm trong bụng.

Theo ông Nhật, trừ lần phẫu thuật cách đây 18 năm, ông chưa phải vào viện mổ lần nào nữa. Khi đó là tháng 6/1998, ông bị tai nạn giao thông khiến ghi đông xe đâm vào mạng sườn, được chuyển từ bệnh viện huyện ra Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn và được chỉ định phẫu thuật. Sau mổ, ông vẫn ăn uống và sinh hoạt bình thường. Thi thoảng ông có thấy đau bụng nhưng vẫn chịu được, cộng thêm cứ 1-2 ngày là hết đau nên ông không đi khám.

Có nhiều nguyên nhân

Trong những trường hợp tai biến y khoa, nhất là với những trường hợp nặng dẫn đến tử vong thì phản ứng của đại đa số người nhà bệnh nhân là nghi ngờ và đổ lỗi cho các y bác sĩ. Khi ấy, nhẹ thì gia đình nạn nhân kéo đến gặp Ban Giám đốc Bệnh viện đòi giải thích, nặng hơn thì nộp đơn tố cáo lên Sở Y tế, lên Bộ Y tế, đến cơ quan công an yêu cầu vào cuộc điều tra, nặng hơn nữa là hành hung các y bác sĩ ngay tại bệnh viện. Ít người biết, hoặc biết nhưng không chấp nhận rằng nguyên nhân dẫn đến tai biến cũng có thể do rủi ro ngoài ý muốn.

Luật Khám chữa bệnh 40/2009/QH12 đã nêu rõ tai biến trong khám bệnh, chữa bệnh là hậu quả gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh do sai sót chuyên môn kỹ thuật trong khám, chữa bệnh như nhầm thuốc, nhầm phẫu thuật (người bệnh, vị trí, phương pháp, xót dụng cụ…), chẩn đoán sai, chậm...

Bên cạnh đó, tai biến cũng có thể là do rủi ro xảy ra ngoài ý muốn trong khám, chữa bệnh mặc dù người hành nghề đã tuân thủ các quy định chuyên môn kỹ thuật. Một bác sĩ (xin giấu tên) khi chứng kiến phản ứng của người nhà bệnh nhân và dư luận trước một ca tai biến y khoa, dù chưa biết nguyên nhân thế nào đều vội vàng quy chụp đổ lỗi cho bệnh viện, bác sĩ đã phải thốt lên rằng: “Phải có một tổ chức am hiểu về ngành y, được chuẩn hóa thực hiện việc giám sát, kiểm định chất lượng các ca tai biến y khoa một cách khách quan. Có như vậy mới đúng người đúng tội, người dân mới lấy lại được niềm tin vào bác sĩ”.

Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng cho biết Bộ đang tiếp tục xây dựng Thông tư hướng về quản lý rủi ro, sự cố y khoa tự nguyện, trong đó chú trọng việc thiết lập hệ thống thu thập, báo cáo rủi ro sự cố bắt buộc và tự nguyện trong bệnh viện, dự kiến sẽ ban hành trong năm 2017. Trong đó đặc biệt chú trọng việc thiết lập tổ chức chứng nhận chất lượng bệnh viện độc lập thực hiện việc đánh giá, giám sát, kiểm định chất lượng bệnh viện một cách khách quan và được chuẩn hóa.

Đọc thêm

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.

Nhập viện cấp cứu, điều trị tâm thần do hút thuốc

Bệnh nhân nhập viện do bị tràn khí màng phổi. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Ông N.B.T (sinh năm 1969, ở Đông Anh, Hà Nội) mới được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, đau chói vùng ngực phải, khi hít vào càng đau quặn hơn không chịu được.

Mối nguy 'bánh mì bẩn'

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Sự việc hơn 300 người nghi ngộ độc thực phẩm, 1 người không qua khỏi sau khi ăn bánh mì mua từ một tiệm tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, khiến chúng ta buộc phải nhìn thẳng vào một sự thật. Đó là món ăn đường phố nói chung và bánh mì thịt nói riêng, nét “ẩm thực độc đáo” của Việt Nam; nếu không được chế biến, bảo quản kỹ lưỡng, không được quản lý chặt chẽ đầu vào, người bán không có tâm; thì đã, đang và sẽ là một mối nguy cho xã hội.