Sốc phản vệ - nỗi hãi hùng của cả bác sĩ, bệnh nhân

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) -  Theo các bác sĩ, sốc phản vệ là một trong những phản ứng dị ứng tức thì nguy hiểm nhất, có thể gây tử vong nhanh chóng trong vòng một vài phút, nhưng nếu được cấp cứu kịp thời, đúng cách 80 - 90% bệnh nhân sốc phản vệ sẽ được cứu sống.

Chết vì một hạt lạc

Nói đến sốc phản vệ, các bác sĩ gây mê hồi sức không còn lạ lẫm với việc bệnh nhân có thể tử vong bất cứ lúc nào. Chia sẻ câu chuyện về một bác sĩ nội trú không may qua đời vì sốc phản vệ, PGS.TS Nguyễn Gia Bình - Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai đã không giấu nổi sự nuối tiếc khi kể về trường hợp bác sĩ bị nhiễm lao từ bệnh nhân, mắc bệnh lao nên việc chỉ định dùng thuốc lao là đúng, trong đó có tiêm Streptomycin.

Trước đó, bệnh nhân đã được thử test sau một vài phút tiêm không có vấn đề gì. Tuy nhiên, điều dưỡng quay đi làm việc khác, quay lại mấy phút thì người bác sĩ này đã ngừng tim, cấp cứu không có tác dụng. 

Điển hình cách đây chưa lâu, một trường hợp bệnh nhân nữ, hơn 20 tuổi có tiền sử bị dị ứng với dọc mùng. Qua khai thác bệnh sử được biết, bệnh nhân này thích ăn bún dọc mùng, trong lần ăn dọc mùng thứ nhất, bệnh nhân thấy ngứa họng, miệng, nhưng đến lần hai thấy khó thở, co thắt như bị hen nặng. Người chủ quán bún phải nhờ xe ôm đưa bệnh nhân này đến Bệnh viện Bạch Mai. Tuy nhiên, chưa đến bệnh viện thì bệnh nhân đã thiếu oxy não, ngừng tim nên dù được các bác sĩ nỗ lực cấp cứu nhưng bệnh nhân không qua khỏi.

Và gần đây nhất, đây, vụ hai bệnh nhân tử vong tại Bệnh viện Đa khoa Trí Đức một lần nữa làm dư luận chú ý nhiều hơn về câu chuyện sốc phản vệ. Đáng nói, những cái chết đau đớn này có thể tránh được nếu bệnh nhân được cấp cứu đúng phác đồ sốc phản vệ trong vòng 10 giây. 

Sốc phản vệ là một trong những tai biến nghiêm trọng nhất mà việc dùng thuốc có thể gây ra. Tại các nước phát triển, tỷ lệ tử vong mỗi năm do sốc phản vệ là 5- 6 người/1 triệu dân. Ở Việt Nam, tuy Bộ Y tế chưa có công bố số tử vong do sốc phản vệ tại các bệnh viện nhưng theo ý kiến của các giáo sư đầu ngành, sốc phản vệ vẫn xảy ra thường xuyên, gặp ở mọi nơi, các bệnh viện và cơ sở y tế. Có người khi được tiêm thuốc kháng sinh như penicillin, streptomycin và một số kháng sinh khác, chỉ 1 - 2 phút sau là tím tái, co thắt khí quản, mạch nhanh, suy hô hấp và rồi trụy tim mạch, tụt huyết áp, hôn mê và nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ tử vong. 

Cũng theo PGS.TS Nguyễn Gia Bình, mấy năm trở lại đây, tình trạng dị ứng, sốc phản vệ xảy ra nhiều hơn, diễn biến nguy hiểm hơn. Khi xảy ra sốc phản vệ chỉ cho phép xử lý cấp cứu trong vòng 10 giây, nếu chậm bệnh nhân sẽ tử vong. Các tình huống sốc phản vệ không chỉ xảy ra ở bệnh viện mà ở ngoài cộng đồng rất nhiều. Đặc biệt, có những trường hợp phản vệ do dị ứng thức ăn, dù đơn giản chỉ ăn một hạt lạc, một vài cọng dọc mùng cũng bị sốc phản vệ và tử vong.

Nhân viên y tế phải có chuyên môn xử trí sốc phản vệ

Tại các bệnh viện, vấn đề sốc phản vệ được quan tâm hàng đầu khi sử dụng thuốc cho bệnh nhân. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia y tế, sốc phản vệ là một dạng phản ứng dị ứng cực kỳ nặng, tác động rất lớn trên cơ thể, xảy ra rất nhanh, cả ở liều dùng rất thấp và hầu như không thể dự báo trước. Điều đáng nói là sốc phản vệ xảy ra ngay cả khi người bệnh được thử test, tức là được tiêm thuốc với một liều lượng rất nhỏ. Nhiều trường hợp bệnh nhân đã tử vong ngay sau khi làm test. 

Triệu chứng của sốc phản vệ bao gồm: phản ứng da nổi mề đay ngứa, và da đỏ rực hoặc tái nhợt gần như luôn luôn biểu hiện với phản vệ. Người bệnh có cảm giác ấm, bốc hỏa, nghẹn cổ họng, co thắt đường thở và lưỡi hoặc họng sưng nề có thể gây thở khò khè và khó thở, mạch nhanh và yếu, buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy, chóng mặt hoặc ngất xỉu.

Biến chứng của phản ứng phản vệ xuất hiện có thể đe dọa tính mạng, nó có thể gây ngừng thở hoặc ngừng tim. Trong trường hợp này, cần phải tiến hành hồi sinh tim phổi cũng như thực hiện các biện pháp xử trí cấp cứu khác ngay lập tức. Khi có hiện tượng sốc phản vệ, người thân và những người ở cạnh bệnh nhân cần gọi số cấp cứu 115 hoặc bất cứ sự giúp đỡ về y tế nào.

“Nếu bệnh nhân bị sốc phản vệ cấp cứu ngay, xử lý trong vòng 10 giây thì 80-90%  có thể cứu được. Đây là những cái chết hoàn toàn không mong muốn và xảy ra đột ngột, đặc biệt là ở những người khỏe mạnh, chỉ vài phút huyết áp tụt, mạch không bắt được mà không đưa mạch được trở về bình thường, bệnh nhân có nguy cơ ngừng tuần hoàn. Vì thế, nhân viên y tế phải có chuyên môn xử trí sốc phản vệ, có kinh nghiệm lâu năm, kèm theo đó là phương tiện, dụng cụ cấp cứu tại chỗ” – GS. Bình nhấn mạnh. 

Theo các chuyên gia, để phòng ngừa và giảm thiểu các tai biến, tử vong do sốc phản vệ gây ra, các thầy thuốc và các cơ sở y tế cần thực hiện một số yêu cầu như: khi khám bệnh, thầy thuốc phải khai thác kỹ tiền sử dị ứng của bệnh nhân, lưu ý các bệnh như hen phế quản, viêm mũi dị ứng, mẩn ngứa hoặc sốc phản vệ do thuốc. Khi phát hiện người bệnh có tiền sử dị ứng hoặc sốc phản vệ với một loại thuốc hoặc di nguyên, thầy thuốc phải cấp cho người bệnh phiếu theo dõi dị ứng ghi rõ thuốc và di nguyên gây dị ứng, nhắc người bệnh đưa phiếu này cho thầy thuốc mỗi khi khám bệnh.

Tin cùng chuyên mục

Bệnh nhân bị viêm phổi đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Thanh Thanh

Hàng loạt ca viêm phổi nặng nhập viện cấp cứu

(PLVN) - Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho gần 20 bệnh nhân viêm phổi, trong đó có những ca bệnh nặng phải thở máy và lọc máu liên tục. Các ca bệnh viêm phổi được ghi nhận ở nhiều độ tuổi khác nhau, từ người già, người có bệnh nền đến những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch và trẻ em.

Đọc thêm

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa
(PLVN) - Trong 3 tháng đầu tiên, Trung tâm Giảm cân BVĐK Tâm Anh đã đón tiếp hơn 1.000 khách hàng, trong đó nhiều nam giới đã không còn “bụng bia” nhờ giảm cân chuẩn y khoa quốc tế.

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.