Kiến ba khoang đang 'lộng hành' ở nhiều địa phương, gây ra những tổn thương về da, ảnh hưởng đến sức khỏe, thẩm mỹ của người bệnh.
Thông tin này được đăng trên báo Tri Thức trẻ: PGS Nguyễn Văn Chấu - Khoa Côn trùng, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng Trung ương cho biết, bình thường kiến ba khoang có rất nhiều ở ruộng lúa, chúng ăn con rầy nâu.
Khi người dân thu hoạch lúa thì loài kiến này sẽ "di cư" vào các khu vực có bãi cỏ, vườn cây, cỏ mục, bãi rác thải, công trình đang xây dựng để sinh sống nên năm nào vào thời điểm này Hà Nội cũng xuất hiện nhiều kiến ba khoang.
Đặc điểm, loài kiến ba khoang rất thích ánh sáng đèn ban đêm. Sau những cơn mưa, nước ngập không còn nơi cư trú, chúng bay vào trong nhà theo ánh đèn, đậu vào khăn mặt, quần áo, giường chiếu, chăn màn.
Kiến ba khoang thường tiết ra chất dịch có thể làm tổn thương da người nếu tiếp xúc với dịch này.
Theo nghiên cứu, dịch từ thân con kiến ba khoang rất độc, nó độc hơn nọc độc của rắn hổ mang từ 12 – 13 lần nhưng do tiếp xúc ở da nên gây tổn thương cho da là chính.
GS Châu cho biết trong thân kiến có chất Pederine (C24H43O9N), có thể gây cháy, bỏng da giống như chất cangtadin của sâu ban miêu và chất phospho ở "con giời" gây viêm da.
Kiến ba khoang không đốt mà nó độc ở chất dịch vì thế theo PGS Châu, nên phòng bằng cách không được giết kiến, di kiến để thân con kiến dập ra, mà nên tìm cách bắt nó, đuổi nó ra khỏi nhà.
Khi tiếp xúc với kiến nên đeo găng tay hoặc có các vật dụng phòng hộ tránh chất độc tiếp xúc với da.
Dân Trí đăng ý kiến của ThS. BS Hoàng Văn Hội, Giám đốc Trung tâm Phòng chống sốt rét Ký sinh trùng – Côn trùng tỉnh Thừa Thiên – Huế: "“Trong cơ thể của kiến ba khoang có chứa Pederin, có độc tính gấp 12-15 lần nọc rắn hổ… Nhưng may mắn là tuy độc tính cao, nhưng với lượng tiếp xúc nhỏ và ngoài da nên không đủ để gây chết người như nọc rắn...”,"