Hoại tử chân vì tự “chữa bệnh” qua google

Hoại tử chân vì tự “chữa bệnh” qua google
(PLO) -Thời đại công nghệ thông tin rồi mạng xã hội phát triển, cộng thêm việc ngại đi khám bệnh khiến nhiều người thấy cơ thể không khỏe hoặc có người thân được chẩn đoán bệnh gì là lên google để tra cứu.

Đây là trường hợp hoại tử chân trái sau viêm mô tế bào trên nền hội chứng Cushing do thuốc/ viêm khớp dạng thấp ở một bệnh nhân nữ 42 tuổi vào khoa khoảng 3 tuần trước. Điều đáng nói là sau khi đi khám chuyên khoa Nhiễm với chẩn đoán viêm mô tế bào/viêm khớp dạng thấp, bệnh nhân về nhà tìm hiểu trên báo mạng và tự ý thay đổi liều corticoid và kháng sinh bác sĩ đã kê, kết hợp đắp thêm nhiều loại lá quý hái trên rừng. Và kết quả là phải quay vào bệnh viện.

Thời đại công nghệ thông tin rồi mạng xã hội phát triển, cộng thêm việc ngại đi khám bệnh khiến nhiều người thấy cơ thể không khỏe hoặc có người thân được chẩn đoán bệnh gì là lên google để tra cứu. Vấn đề là với một nguồn dữ liệu khổng lồ trên đó cộng thêm thiếu hiểu biết về chuyên môn dẫn tới việc tìm kiếm ra những thông tin về sức khỏe không chính xác nhưng họ vẫn đặt niềm tin một cách khó hiểu vào đó.

Mình từng điều trị cho một chú bệnh nhân cũng là người có học thức, thông thạo công nghệ. Được nhận bất cứ thuốc nào chú cũng ghi lại rồi tra cứu, thấy có nhiều tác dụng phụ là chú nhất quyết không dùng, đòi đổi thuốc. Sáng nào mình qua khám chú cũng mở đầu câu hỏi bằng: "Tôi đọc trên mạng thấy...", và mặc sức mình giải thích cho chú hiểu thì với chú google giống như là một dạng kinh thánh mới mà chú cần tôn thờ vậy. Vì không tuân thủ điều trị mà bệnh chú điều trị mãi không thuyên giảm, mình mệt quá thở dài với chú: "Nếu chú còn cứ không tuân thủ điều trị như vậy con sẽ cho chú ký hồ sơ rồi chuyển chú qua Chợ Rẫy điều trị đó!". Thế là chú lại google thấy bệnh viện Chợ Rẫy là tuyến cuối, chỉ có bệnh nặng mới lên đó, chú gọi ngay cho con cháu họ hàng: "Bệnh của tôi nặng lắm rồi chắc không chữa nổi! Bác sĩ đang định chuyển lên Chợ Rẫy này."

Việc quá lạm dụng và tin tưởng vào các thông tin chữa bệnh tràn lan trên mạng khiến tâm lý của mọi người càng thêm hoang mang. Rất nhiều bệnh nhân được chẩn đoán ung thư giai đoạn sớm mà nhất định xin về nhà điều trị theo các phương pháp "Chữa khỏi bệnh ung thư chỉ nhờ cắt nguồn dinh dưỡng tế bào ung thư", uống lá này, ăn củ kia,... tiêu diệt tế bào ung thư tận gốc. Để đến lúc giai đoạn muộn, di căn hết cả rồi, mặc sức bác sĩ khuyên nên nhập viện điều trị, họ vẫn tin tưởng vào bài viết "Tôi đã khỏi ung thư giai đoạn cuối chỉ nhờ...". Thôi thì biết làm sao?

Dẫu biết việc điều trị hiệu quả muốn thành công cần phải có sự phối hợp giữa cả các y bác sĩ và bệnh nhân, và nhiều khi thầy thuốc tốt nhất là chính bản thân mình. Nhưng hãy là chính mình một cách tỉnh táo! Việc tìm hiểu bệnh tình qua báo mạng là điều có thể làm, nhưng hãy xin ý kiến và lắng nghe các bác sĩ có chuyên môn, họ cũng học từ mạng rất nhiều nhưng đã có cả chục năm tiếp cận với những tài liệu chính thống cũng như thực tiễn lâm sàng để chắt lọc được điều gì là đúng đắn và tốt nhất cho người bệnh.

Như một câu chuyện hài hước mình từng đọc nhưng rất đúng thế này: Khi một bệnh nhân tìm đến bác sĩ để hỏi rằng ông coi báo đài và thấy giờ ung thư, bệnh tật khắp nơi, ăn uống gì cũng bệnh, đến hít thở thôi cũng bệnh thì giờ ông có thể làm gì để sống khỏe? Vị bác sĩ vỗ vai ông cười: "Chỉ còn một cách duy nhất là chú không coi báo đài nữa thôi!"./.

Đọc thêm

Đau đầu kéo dài, bé gái 9 tuổi được phát hiện có khối u não lớn

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi.
(PLVN) - Bệnh viện E vừa phẫu thuật thành công cho một bệnh nhi nữ 9 tuổi, có khối u màng não lớn. Đây là ca bệnh khó vì người bệnh nhỏ tuổi, kích thước khối u lớn, nằm ở vị trí nguy hiểm, buộc phải phẫu thuật nếu không sẽ đe dọa đến chức năng thần kinh và tính mạng người bệnh.

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông
(PLVN) - Trước thông tin AstraZeneca lần đầu tiên thừa nhận vaccine COVID-19 có thể gây cục máu đông, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, đây là tác dụng phụ hiếm gặp mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã từng cảnh báo khi tiêm vaccine COVID-19 của AstraZeneca.

"Không gian cho em” dành cho các bệnh nhi đang xạ trị

Khánh thành khu vui chơi và học tập cho bệnh nhi tại Trung tâm Ung bướu.
(PLVN) - Chiều 3/5, Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ khánh thành khu vui chơi và học tập với tên gọi “Không gian cho em” dành cho các bệnh nhi đang điều trị tại khoa Xạ trị 2, Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Trung ương Huế.

Suýt tử vong vì mắc căn bệnh thường gặp rồi đi uống thuốc nam

Các xét nghiệm cho thấy có tình trạng rối loạn đông máu trầm trọng, số lượng tiểu cầu giảm sâu, men gan tăng cao, suy các cơ quan. Ảnh: BVCC
(PLVN) - Thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Khoa Cấp Cứu của đơn vị vừa tiếp nhận bệnh nhân nữ 17 tuổi, đến từ Bắc Giang. Cách vào viện 5 ngày, bệnh nhân xuất hiện mụn nước nhiều vùng lưng, ngực không rõ sốt kèm theo mệt nhiều. Đặc biệt, trước đó, bệnh nhân có tiếp xúc với em gái ruột bị thủy đậu đã khỏi.