Lo ngại bệnh nhân ung thư phổi ngày càng trẻ hóa

Không khí, môi trường sống ô nhiễm làm tăng nguy cơ ung thư phổi. (Ảnh minh họa)
Không khí, môi trường sống ô nhiễm làm tăng nguy cơ ung thư phổi. (Ảnh minh họa)
(PLO) - Chị Đ.H.Tr (25 tuổi, quê Hà Tĩnh) được bác sĩ chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn cuối đã di căn. Gia đình chị Tr. cho biết chị sống rất lành mạnh hàng ngày chị thường tập yoga để giữ gìn vóc dáng. Chị Tr. phát hiện ra mắc ung thư phổi khi thấy hạch nổi bất thường trên cổ. Một điều đáng chú ý là chị Tr. không hút thuốc và trong gia đình cũng không có ai nghiện thuốc lá.

Mỗi năm Việt Nam có khoảng trên 20.000 người mắc mới và hơn 17.000 người tử vong do ung thư phổi. Điều đáng nói, số người mắc căn bệnh nguy hiểm này đang ngày càng trẻ hóa.

Ung thư phổi khi không hút thuốc, ăn uống lành mạnh, chăm chỉ thể thao 

Ung thư phổi chiếm khoảng 12% những loại ung thư nói chung trên thế giới. Theo số liệu thống kê cho thấy, trên thế giới khoảng 1,8 triệu ca mắc ung thư phổi trong số đó có 1,6 người tử vong/năm vì căn bệnh hiểm nghèo này, trong đó ở châu Âu là 354.000 người, riêng ở Anh là 35.400 người, ở Mỹ trên 224.000 ca mắc ung thư phổi.

Tại Việt Nam, ung thư phổi được xếp hàng thứ nhất trong tổng số 10 loại ung thư thường gặp ở cả hai giới và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Bệnh nhân mắc bệnh ung thư phổi bị tử vong chỉ xếp sau ung thư gan. Theo thống kê của ngành y tế, năm 2000 mới chỉ có 6.905 ca mới phát hiện mắc bệnh ung thư phổi, đến nay con số này đã lên trên 20.000 ca, chỉ trong vòng 13 năm, tỷ lệ người mắc bệnh đã gia tăng gấp 4 lần.

Cho đến nay, số bệnh nhân nam giới mắc bệnh nguy hiểm chết người này cao hơn so với nữ giới, cứ 12 nam giới mắc ung thư phổi thì có 4 - 10 bệnh nhân nữ giới, với tỷ lệ khoảng 29,6/100.000 người (ở nam giới) và 7,3/100.000 người (ở nữ giới). 

Theo Bác sĩ Lê Thị Yến - Khoa Nội, Bệnh viện U bướu trung ương, ung thư phổi hầu như rất khó để phát hiện sớm. Các tế bào ung thư nằm sâu trong phổi một thời gian dài hàng chục năm. Khác với ung thư vùng khác, người ta có thể sờ thấy, nắn được, còn ung thư phổi hầu như bệnh nhân phát hiện khi đã có triệu chứng ho, đau tức ngực,… lúc này bệnh đã ở giai đoạn cuối, điều này làm ai cũng cảm thấy hoang mang. Hiện tại, bệnh ung thư phổi đang có xu hướng gia tăng mạnh ở những nước đang phát triển.

Trước đây, nhiều người vẫn cho rằng, chỉ đàn ông, những người hay hút thuốc lá mới bị ung thư phổi, thì nay tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới tăng cao rõ rệt. Hiện nay, ngày càng có nhiều những trường hợp bệnh nhân mắc ung thư phổi không hề hút thuốc, ăn uống lành mạnh, chăm chỉ thể thao.

Theo một thống kê tại Bệnh viện K cho thấy tỷ lệ hút thuốc lá thụ động tại Việt Nam rất cao, ước tính 67,6% người không hút thuốc bị phơi nhiễm với khói thuốc tại nhà và 49,0% phơi nhiễm tại nơi làm việc, hơn 96,8% số trường hợp mắc bệnh ung thư phổi là ở người nghiện thuốc lá. Và 3,2% nguyên nhân mắc ung thư phổi không phải do khói thuốc. Như vậy, người mắc ung thư phổi không nhất thiết là do hút thuốc lá.

Bệnh có thể liên quan do môi trường không khí và điều kiện sống bị ô nhiễm, có thể là từ hơi đốt ở gia đình, xí nghiệp, hơi xả ra từ các động cơ,...cuối cùng trở thành một phần của không khí mà chúng ta hít thở hàng ngày. 

Ngoài ra, các yếu tố gia đình liên quan đến một số đột biến gen, do gen chịu tác nhân gây ra đột biến như tia xạ cũng là nguyên nhân gây nên ung thư phổi. Những người từng mắc bệnh về phổi như tắc nghẽn phổi mãn tính, xơ phổi kẽ vô căn, lao phổi cũ để lại di chứng xơ ở phổi,… cũng có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư phổi.

Trao đổi về vấn đề này bác sĩ Yến cho biết: “Người mắc ung thư phổi không nhất thiết là do hút thuốc lá. Bệnh có thể liên quan tới yếu tố gen, do gen chịu tác nhân gây ra đột biến như tia xạ,… Hoặc người bệnh sống trong môi trường có người thân, đồng nghiệp hút thuốc lá đó chính là tác nhân gây ra ung thư phổi”.

Có thể điều trị dứt điểm

Hiện nay, một sự thật đáng buồn đó là sự gia tăng nhanh chóng về số lượng. Nếu như trước đây, người mắc ung thư phổi chủ yếu là ở nhóm người cao tuổi, thì nay người mắc có dấu hiệu trẻ hóa dần, độ tuổi từ 45 - 50 ngày càng nhiều người mắc. Câu chuyện bà mẹ mang thai bị ung thư phổi ở tuổi ngoài 20 không còn là chuyện hiếm.

Ung thư phổi chia làm 2 nhóm: ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không tế bào nhỏ, trong đó 80 - 85% là ung thư phổi không tế bào nhỏ. Đa số bệnh nhân mắc bệnh ung thư phổi tế bào nhỏ không sống được quá 9 tháng. Còn với các thể ung thư phổi không tế bào nhỏ thì tỷ lệ điều trị cho bệnh nhân sống trên 3 năm cao hơn. Số bệnh nhân điều trị sống qua 5 năm không nhiều (chiếm 15%).

Đa số bệnh nhân phát hiện ở giai đoạn sớm như tình cờ chụp Xquang thấy có u ở phổi, u còn nhỏ, khu trú. Nếu nghi ngờ ung thư phổi, bác sĩ sẽ chỉ định làm thêm xét nghiệm tế bào trong đờm (quan sát dưới kính hiển vi những tế bào lấy từ mẫu dịch nhầy ở phổi khi ho). Đây là một xét nghiệm đơn giản, có ích cho việc phát hiện ra bệnh ung thư.

Với ung thư phổi tế bào nhỏ, bệnh nhân chỉ được hoá trị và xạ trị vì thuốc nhắm đích không có giá trị nhiều, chỉ 4 - 5 % bệnh nhân đáp ứng được thuốc này. Trong khi đó, điều trị trúng đích là phương pháp dùng thuốc hoặc các chất để ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư bằng cách tác động vào các phân tử đặc hiệu cần thiết cho quá trình sinh ung thư và phát triển khối u. Phương pháp này bao gồm hai nhóm thuốc: kháng thể đơn dòng và các thuốc thuộc loại phân tử nhỏ. 

Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định, nếu phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời thì căn bệnh này có thể điều trị dứt điểm. “Ung thư phổi giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ ràng. Người mắc ung thư phổi được phát hiện sớm có cơ hội phẫu thuật thành công lên tới 70%. Bệnh phát hiện ở giai đoạn muộn thường không còn khả năng phẫu thuật, tỷ lệ tử vong trong vòng 6 tháng lên tới 90%. Tuy nhiên phương pháp điều trị của bệnh phụ thuộc và từng giai đoạn của bệnh nhân” – bác sĩ Yến cho biết thêm.

Mới đây, GS.TS Mai Trọng Khoa - Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai công bố công trình “Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật hiện đại về bức xạ ion hóa trong chẩn đoán, điều trị ung thư và một số bệnh lý khác”. Nhờ phương pháp này, bệnh viện đã phát hiện và điều trị cho hàng nghìn người mắc ung thư.

“Tuy nhiên, bất cứ bệnh ung thư nào ngoài tuân thủ phác đồ điều trị, bệnh nhân cần có một tinh thần lạc quan với bệnh tật. Do đó, mỗi người cần nâng cao ý thức tự giác chăm sóc sức khỏe bản thân, thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ để nhanh chóng, kịp thời phát hiện những bất thường của cơ thể cũng như tìm được hướng điều trị kịp thời, đúng đắn nhất. Đặc biệt cần sàng lọc để phát hiện sớm ung thư. Khi có dấu hiệu ho, sụt cân, khó thở, tức ngực cần đến ngay bệnh viện để kiểm tra” – bác sĩ Yến nhấn mạnh.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.