Phát hiện sốc: Ung thư miệng vì nhai trầu

Phát hiện sốc: Ung thư miệng vì nhai trầu
Theo thống kê của Cơ quan Y tế và Sức khỏe Đài Loan năm 2012, mỗi năm có hơn 5.700 người dân Đài Loan được chẩn đoán ung thư miệng, trong đó, 90% người có thói quen nhai trầu.

Từ thời xưa, quả cau được dùng rộng rãi vì nghi thức giao tiếp, văn hóa và tôn giáo. Người sử dụng thường xem nó vô hại và nghĩ rằng nó có lợi cho sức khỏe, tạo sự phấn khích và làm ấm cơ thể... Tuy nhiên, có bằng chứng cho thấy nó rất tai hại.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trầu cau là chất kích thích phổ biến thứ tư sau thuốc lá, đồ uống có cồn và đồ uống chứa cafein, được 1/10 dân số thế giới sử dụng,

Tại Đài Loan (Trung Quốc), dọc các con phố và đường cao tốc ở những cửa hàng nhỏ với các cô gái bán trầu xinh đẹp là điểm dừng chân quen thuộc của các tài xế.

Nhiều người nói rằng những miếng cau được cuốn trong lá trầu và đưa vào miệng nhai như kẹo cao su mang lại cho họ cảm giác hưng phấn.

Tuy nhiên, không giống như uống một cốc cà phê mỗi ngày, việc nhai trầu thường xuyên có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.

Theo thống kê của Cơ quan Y tế và Sức khỏe Đài Loan năm 2012, mỗi năm có hơn 5.700 người dân Đài Loan được chẩn đoán ung thư miệng với 90% trong số đó có thói quen nhai trầu.

Nhiều người bán và tiêu thụ trầu cau nói rằng chỉ có lá trầu là gây hại còn quả cau thực sự tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, Hiệp hội Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) cho rằng việc ăn trầu có thể gây ung thư. Hóa chất chính là từ lá trầu làm tăng tỷ lệ ung thư miệng gấp 8,4 lần so với người không ăn trầu. Nếu ăn kèm với thuốc lào tỷ lệ tăng lên 9,9 lần.

Bên cạnh đó, Cơ quan phòng chống ma túy cũng cho rằng chất an-ca-lô-ít trong trầu cau có thể gây nghiện. Một số người ăn 50 miếng trầu một ngày! Sau một thời gian, răng của họ biến màu và có thể mắc bệnh về nướu.

Theo tạp chí Oral Health, những người có thói quen ăn trầu có thể mắc bệnh niêm mạc miệng, khiến miệng đổi màu nâu đỏ và lớp màng nhầy bị gấp nếp. Họ cũng có thể bị bệnh “niêm mạc miệng mạn tính ngày càng trầm trọng, để lại sẹo”. Đó là tình trạng xơ hóa màng nhầy của miệng.

Việc ăn trầu còn liên quan đến một dạng ung thư miệng gọi là ung thư biểu mô tế bào vảy trong miệng, và cũng có thể xảy ra ở phần sau của họng. Ở Đông Nam Á, nhiều người trưởng thành bị ung thư miệng dường như liên quan đến thói quen này. Tại Đài Loan, khoảng 85% trường hợp ung thư miệng là do ăn trầu. Ngoài ra, tờ The China Post cho biết: “Bệnh ung thư miệng tại Đài Loan là một trong mười nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất ở đảo này, và tỷ lệ mắc bệnh tăng gần bốn lần trong 40 năm qua”.

Tình trạng này cũng xảy ra tương tự ở những nơi khác. Tờ Papua New Guinea Post-Courier cho biết: “Theo Hiệp hội Y khoa PNG, nhai trầu là một trong những sở thích của dân Papua New Guinea khiến ít nhất 2.000 người chết mỗi năm và gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe”. Một bác sĩ và là người chuyên viết bài về y khoa nói: “Tác hại mãn tính của việc ăn trầu cũng đa dạng như việc hút thuốc, hoặc thậm chí có thể hơn”, bao gồm bệnh tim mạch.

Ông Hahn Liang-Jiunn, chủ tịch Liên minh Kiểm soát Trầu cau và Ngăn ngừa Ung thư miệng, cho biết có một số lý do khiến việc nhai trầu vẫn phổ biến ở Đài Loan mặc dù nó gây hại cho sức khỏe.

Nhiều người làm việc ngoài trời như các công nhân xây dựng, lái xe đường dài hoặc ngư dân thường có cảm giác tỉnh táo khi nhai trầu. Nó cũng giúp họ giữ ấm và không cảm thấy khát.

Ngoài ra, thói quen ăn trầu còn liên quan tới khía cạnh văn hóa.

"Thực sự dễ dàng hơn để kết bạn thông qua việc nhai trầu hơn là hút thuốc", ông Hahn nói. "Đó là lý do tại sao nhiều người trẻ bắt đầu nhai trầu từ rất sớm".

Do việc nhai trầu ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe nên chính quyền Đài Loan đã đẩy mạnh chiến dịch giúp người dân từ bỏ thói quen này.

Từ năm 2014 trở đi, bất kỳ ai bị bắt gặp nhổ bã trầu tại thành phố Đài Bắc sẽ bị phạt và được yêu cầu tham gia các lớp cai nghiện. Đài Loan cũng cố gắng thuyết phục nông dân thay đổi mùa màng và cắt giảm sản lượng trầu cau. Khoảng 4.800 hecta trồng trầu, cau sẽ được chuyển sang trồng chè, cam hoặc xoài, theo ông Hahn.

Đọc thêm

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.