Con bệnh nhẹ thành nặng vì sai lầm của bố mẹ

Ảnh minh họa từ internet.
Ảnh minh họa từ internet.
(PLO) - Theo các bác sĩ, rất nhiều bậc cha mẹ vẫn giữ quan niệm sai lầm khi chăm sóc trẻ bị bệnh tay - chân - miệng, làm cho bệnh của trẻ trầm trọng hơn.

Bệnh nặng vì kiêng tắm

Những ngày này, chị Hoàng Thị Loan (ở Cát Linh, Hà Nội) luôn cảm thấy lo lắng vì cậu con trai 11 tháng tuổi xuất hiện những vết mẩn đỏ, trong có những mụn nước nhỏ li ti ở nhiều vị trí trên tay và chân. 

Sau một vài ngày, những mụn nước xuất hiện thêm ở miệng khiến bé khó chịu và lười ăn. Đi khám bác sĩ cho biết con trai chị bị bệnh tay - chân - miệng (TCM). Bác sĩ dặn chị Loan phải cho con uống thuốc và bôi thuốc đầy đủ, ăn uống đủ chất dinh dưỡng và quan trọng nhất phải luôn giữ vệ sinh cho con được sạch sẽ. 

Vì chị Loan phải đi làm cả ngày nên việc chăm sóc con chị đều phải nhờ cậy mẹ chồng trông nom hộ. Với quan niệm khi mắc bệnh TCM phải kiêng nước, kiêng gió nên trong mấy ngày liền con trai chị đều không được bà nội tắm rửa. 

“Trời mùa hè nóng bức, cháu lại nô đùa hoạt động nhiều nên mồ hôi ra cộng với các chất bụi, bẩn nhưng không được tắm nên người cháu càng bẩn. Hàng ngày, cháu chỉ được vệ sinh hai lần vào buổi sáng và buổi tối. Mỗi lần vệ sinh, cháu chỉ được lau mặt và lau hai bàn tay bàn chân. Vì thế mà sau vài ngày uống thuốc, tình trạng của cháu vẫn không đỡ mà các mụn nước ngày càng lan rộng và loét sâu hơn khiến cháu mệt mỏi khó chịu” - chị Loan cho biết. 

Chưa kể, mẹ chồng chị Loan còn nghe bạn bè mách nước về lấy kim nhể những mụn nước trên người cháu cho vỡ ra. Khi thấy những vết mụn nước của con đã có biến chứng chị Loan đưa con đi khám lại. 

Tại bệnh viện, chị đã chứng kiến không ít đứa trẻ giống con chị cũng bị bệnh TCM nhưng bị biến chứng nặng do những quan niệm sai lầm của phụ huynh trong quá trình chăm sóc. 

Xà phòng là cách hữu hiệu

Theo các bác sĩ Khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, TCM là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thuộc nhóm Enterovirus gây ra. Bệnh lây từ người sang người, dễ gây thành dịch, thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh TCM xuất hiện quanh năm nhưng tăng mạnh vào tháng 3, tháng 5 và tháng 9, tháng 10. 

Hiện nay bệnh TCM chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ có điều trị hỗ trợ Cách hữu hiệu nhất giúp đẩy lùi bệnh TCM chính là việc trẻ được tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày bằng xà phòng và nước sạch. 

Các bậc phụ huynh cần tuyệt đối tránh những quan niệm sai lầm như kiêng tắm, kiêng gió, châm chích cho mụn vỡ ra khi chăm sóc trẻ bị bệnh TCM. Vì đây chính là nguyên nhân làm cho bệnh của trẻ trầm trọng hơn và là con đường ngắn nhất dẫn đến tình trạng bội nhiễm vi khuẩn rất nguy hiểm. 

Ngoài ra, người lớn cần theo dõi sát sao diễn biến bệnh tình của trẻ để được điều trị đúng hướng, tránh xảy ra biến chứng. Trẻ bị bệnh cần được bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ nhằm tạo ra sức đề kháng. 

Về phía Bộ Y tế, Cục Y tế dự phòng cũng khuyến cáo người dân chủ động phòng chống bệnh TCM. Theo đó, phần vệ sinh cá nhân được đặc biệt chú trọng. Cha mẹ cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày cho cả mình và con trẻ, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.