Bác sĩ BV Nhi TW khuyến cáo: Nắng nóng gia tăng các ca mắc viêm não ở trẻ nhỏ

Sau 10 ngày điều trị, bé trai ở Hải Dương đã có thể xuất viện song vẫn còn di chứng yếu một nửa người. Ảnh: BVCC
Sau 10 ngày điều trị, bé trai ở Hải Dương đã có thể xuất viện song vẫn còn di chứng yếu một nửa người. Ảnh: BVCC
(PLVN) - TS Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em (BV Nhi TW), cho biết, từ đầu năm đến nay, Trung tâm tiếp nhận gần 100 trường hợp trẻ bị viêm não, trong đó có 2 trường hợp mắc viêm não Nhật Bản, còn lại viêm não do herpes, virus khác. Tuy nhiên, cha mẹ cần hết sức cảnh giác vì mùa hè là mùa cao điểm của viêm não Nhật Bản (tháng 5-7).

Để lại di chứng nặng nề

Thông tin từ BV Nhi Trung ương, vừa qua bệnh viện đã khám và điều trị cho bệnh nhi 10 tuổi ở Hải Dương bị yếu nửa người do viêm não Nhật Bản.

Thấy con trai 10 tuổi kêu sốt, đau đầu, nôn, chị Vân (Hải Dương) nghĩ con chỉ bị ho sốt bình thường. Cho con uống thuốc hạ sốt, chị thấy cơn sốt hạ, con hết đau đầu nên nghĩ con chỉ bị bệnh thông thường. Tuy nhiên, đến ngày thứ 3 trẻ có biểu hiện sốt cao trở lại, kèm theo co giật. Lúc này gia đình vội đưa con đến BV Nhi Hải Dương. Được một ngày, trẻ được chuyển đến BV Nhi TW.

Bé trai đang hiện được điều trị tại Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em, BV Nhi TW. Tình trạng của trẻ đã ổn nhưng có di chứng giảm chức năng vận động, cần 6 tháng đến 1 năm mới có thể phục hồi.

Ths.Bs Đào Hữu Nam - Trưởng khoa Điều trị tích cực, Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em (BV Nhi TW) - cho biết, trẻ nhập viện trong tình trạng rất nặng, thở oxy qua mặt nạ, ý thức li bì, bắt đầu có xu hướng hôn mê, tăng áp lực sọ não. Trẻ được điều trị theo phác đồ viêm não, chống phù não, hạ sốt chống co giật…

Hai ngày đầu, dù được điều trị tích cực nhưng tình trạng của trẻ vẫn nặng lên, phải thở máy, đặt máy đo áp lực nội sọ liên tục nhằm phát hiện sớm các cơn tăng áp lực nội sọ, điều trị can thiệp tránh tổn thương não.

Sau 10 ngày điều trị tại BV Nhi TW về viêm não, bé trai ở Hải Dương đã có thể xuất viện song vẫn còn di chứng yếu một nửa người.

Đây chỉ là một trong nhiều trường hợp cha mẹ chủ quan không phân biệt rõ giữa sốt virus với sốt do viêm màng não. Theo TS Nguyễn Văn Lâm - Giám đốc Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em (BV Nhi TW), sốt virus có triệu chứng sốt, nôn, đau đầu. Nhưng sốt do viêm màng não thường sốt rất cao, cấp tập 1-2 ngày, đau đầu nhiều, thường nôn vọt không liên quan đến bữa ăn. Thêm nữa, trẻ viêm não cũng kèm theo rối loạn ý thức từ ngủ gà, lơ mơ, li bì, thậm chí hôn mê.

“Tùy mức độ rối loạn ý thức của bệnh nhân mà thể hiện bệnh nặng hay nhẹ. Những di chứng của viêm não virus nói chung rơi vào 25-40%, nặng khiến trẻ mất chức năng vận động, nằm tại chỗ và gần như phải có người chăm sóc suốt đời, nhẹ là động kinh, điếc, kém giao tiếp.

Những trẻ có biểu hiện co giật, liệt khu trú để lại di chứng nặng nề hơn. Với di chứng nhẹ, sau đó trẻ có thể phục hồi nhưng với di chứng nặng, nếu trẻ có thể phục hồi thì cũng chỉ đạt được mức độ trẻ tự phục vụ sinh hoạt cá nhân”, BS Lâm cảnh báo

Cần cho trẻ tiêm chủng đầy đủ và đúng thời gian

Theo TS Nguyễn Văn Lâm, tại nhiều nước, đặc biệt là các nước phát triển, viêm não do virus herpes chiếm hàng đầu. Tại Việt Nam, trong những năm gần đây cũng nổi lên nhiều bệnh nhân viêm não do herpes, tuy nhiên số liệu phân tích và nghiên cứu cho thấy viêm não Nhật Bản vẫn đứng hàng đầu.

“Điều đáng nói trong những năm gần đây ghi nhận bệnh ở một số trẻ lớn, tình trạng nặng. Qua khai thác, hầu hết trẻ đều chưa tiêm phòng hoặc tiêm phòng không đầy đủ. Có trường hợp trẻ lớn tuổi đã tiêm 3 mũi nhưng chưa tiêm nhắc lại”,TS Lâm nói.

Theo TS Lâm, thường sau khi tiêm đủ ba mũi phòng viêm não Nhật Bản, trẻ phải tiêm nhắc lại 3-5 năm cho đến khi 15 tuổi. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp đã lớn lại bỏ qua mũi tiêm nhắc lại này.

Hiện nay, có khoảng 50-60% ca viêm não có thể xác định được căn nguyên, còn lại tới 40% không tìm ra nguyên nhân. Di chứng cao nhất hiện nay gặp là di chứng trong viêm não herpes và viêm não Nhật Bản. Tỷ lệ tử vong do viêm não là 5-7%.

Với viêm não herpes, hiện đã có thuốc điều trị, nên nếu bệnh nhi đến sớm sẽ được điều trị tốt nhất, hạn chế tối đa di chứng. Với viêm não Nhật Bản, hiện chưa có thuốc đặc trị đặc hiệu nhưng đã có vắc xin phòng bệnh, vì thế cần cho trẻ đi tiêm chủng đúng và đủ thời gian.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.