Người nghiện ma túy tổng hợp ở TP HCM gia tăng

Các bác sĩ kiểm tra sức khỏe cho học viên cai nghiện.
Các bác sĩ kiểm tra sức khỏe cho học viên cai nghiện.
(PLVN) - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP HCM vừa cho biết, công tác điều trị, cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố trong thời gian vừa qua đã được triển khai một cách đồng bộ, hiệu quả, đa dạng hóa các loại hình cai nghiện từ cộng đồng đến các cơ sở cai nghiện ma túy.

Thành phố cũng từng bước thực hiện xã hội hóa công tác điều trị, cai nghiện ma túy nhằm đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của người dân, huy động được sự đóng góp của gia đình, cộng đồng và xã hội. Hiện thành phố có 15 cơ sở cai nghiện ma túy với tổng công suất tiếp nhận là 23.340 người.

Tuy nhiên, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) cũng nhìn nhận, bên cạnh mặt tích cực, thành phố phải đối mặt với tình hình phức tạp của tệ nạn ma túy; tình hình mua bán, vận chuyển và sử dụng các loại ma túy tổng hợp, các chất hướng thần gia tăng. Có nhiều loại ma túy mới xuất hiện, tiềm ẩn nhiều nguy cơ... 

Sở LĐ-TB&XH cho biết thêm, hiện nay, công tác điều trị nghiện còn nhiều hạn chế, chưa nghiên cứu bổ sung, đổi mới phương pháp điều trị nghiện để đạt được hiệu quả, đặc biệt là chưa có phác đồ điều trị cho người nghiện ma túy tổng hợp, trong khi người nghiện ma túy tổng hợp ngày càng gia tăng.

Mặt khác, theo Sở LĐ-TB&XH, công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức về tác hại của ma túy, dự phòng và điều trị nghiện cho người dân ở một số địa phương cũng chưa được quan tâm thường xuyên, chưa sâu rộng và cụ thể, tài liệu còn thiếu và phương pháp tuyên truyền chưa sáng tạo...

Trước tình hình này, lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH đã đề xuất lên cơ quan chức năng một số biện pháp, trong đó, cần nâng cao hơn nữa chất lượng dự phòng và điều trị nghiện ma túy. Tập trung nguồn lực cho các mô hình điều trị nghiện hiệu quả, chú trọng phát triển các hệ thống dịch vụ hỗ trợ xã hội dành cho người nghiện ma túy… để họ tái hòa nhập tốt với cộng đồng.

Cũng theo Lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH, các cơ quan chức năng cần sắp xếp, củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, lực lượng phòng chống ma túy. Xây dựng mạng lưới chuyên trách cơ sở đủ năng lực theo dõi, nắm bắt tình hình, quản lý các đối tượng. Tập trung đào tạo nâng cao năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, nhất là lực lượng trực tiếp đấu tranh phòng, chống ma túy và lực lượng tham mưu, quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy.

Một điểm quan trọng nữa là phải tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong công tác phòng, chống kiểm soát và cai nghiện ma túy trong tình hình mới. Quán triệt và triển khai kịp thời các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác phòng, chống, kiểm soát và cai nghiện ma túy. 

Cuối cùng, cơ quan chức năng phải xây dựng các chương trình hành động, kế hoạch thực hiện có trọng tâm, trọng điểm gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ chương trình phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, các chương trình an sinh xã hội của địa phương. Nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về tầm quan trọng của công tác đấu tranh, phòng, chống, kiểm soát và cai nghiện ma túy. 

Theo báo cáo của Sở LĐ-TB&XH TP HCM, số người nghiện ma túy khi có Quyết định của Tòa án về việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được thi hành kịp thời từ 2016 - 2020 là trên 29.000/30.298 người, đạt tỷ lệ 96% (vượt chi tiêu 6% so với mục tiêu đề ra là đến năm 2020 là 90%).

Tỷ lệ số người nghiện có hồ sơ quản lý được điều trị trong năm 2019 là trên 20.000/25.132 người, chiếm tỷ lệ 81,10% (mục tiêu đề ra đến năm 2020 là 80%).  Tỷ lệ người nghiện ma túy được dạy nghề là 17.500/25.132 người, chiếm tỷ lệ 69,64% (vượt 9,64% so với mục tiêu đề ra là đến năm 2020 là 60%).

Tin cùng chuyên mục

Việc hút thuốc lá ở độ tuổi thanh thiếu niên gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần.

Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

(PLVN) - Thuốc lá điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với hình thức hiện đại và hương vị đa dạng. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài “ vô hại ” ấy lại là hàng loạt nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và tâm thần. Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long, chuyên gia tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra những cảnh báo và biểu hiện giúp các bậc phụ huynh nhận biết và ngăn chặn kịp thời việc con em mình sử dụng loại sản phẩm nguy hiểm này.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.