Nỗ lực chấm dứt dịch HIV/AIDS vào năm 2030

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLVN) - Cục Phòng, chống HIV/AIDS - Bộ Y tế vừa phối hợp với Đại học Y tế Công cộng tổ chức Hội thảo Khởi động dự án “Thúc đẩy quản lý nguồn nhân lực trong phòng chống HIV/AIDS để đạt được mục tiêu 90-90-90” do Expertise France tài trợ thực hiện trong 3 năm (2020-2022).

Hội thảo nhằm giới thiệu thông tin tổng quan, mô hình quản lý dự án, tăng cường chia sẻ thông tin và gắn bó hợp tác giữa các cá nhân, đơn vị tham gia và liên quan đến dự án. Báo cáo tổng quan các công cụ tính định biên nhân sự, thống nhất lựa chọn bộ công cụ và hướng dẫn áp dụng bộ công cụ tính định biên nhân sự cho các nhóm đối tượng trong lĩnh vực phòng chống HIV/AIDS.

Đồng thời, hướng tới xây dựng bộ công cụ hoàn chỉnh không chỉ giúp quản lý nguồn nhân lực trong hệ thống phòng, chống HIV/AIDS nói riêng mà còn trong toàn hệ thống y tế nói chung, thậm chí mở rộng trong các ngành nghề khác.

Tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, trong những năm gần đây, dịch HIV/AIDS ở Việt Nam đang có xu hướng giảm, tuy nhiên vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây truyền HIV cao trong cộng đồng, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa do người dân không có đủ kiến thức về phòng, chống HIV/AIDS và tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư cao nhưng chưa được xét nghiệm phát hiện.

Bên cạnh đó, hưởng ứng khuyến cáo của Liên Hợp quốc về phòng, chống HIV/AIDS, Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cam kết thực hiện các mục tiêu 90-90-90. Năm 2016, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định Việt Nam sẽ làm tất cả những gì cần thiết để đạt được sự kiểm soát dịch bệnh HIV vào năm 2020 và chấm dứt dịch bệnh này vào năm 2030 tại cuộc họp cấp cao của Đại hội đồng Liên Hợp quốc về HIV/AIDS.

Thực trạng trên đòi hỏi phải có sẵn nguồn nhân lực đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng để cung cấp dịch vụ HIV không chỉ để duy trì mức độ bao phủ hiện tại mà còn đáp ứng hơn nữa nhu cầu ngày càng cao để mở rộng việc tuân thủ điều trị ARV nhằm ức chế tải lượng virus trong thời gian dài và các dịch vụ khác trong phòng, chống HIV/AIDS trên cả nước khi đứng trước bối cảnh nguồn lực quốc tế ngày càng cắt giảm và việc tổ chức lại hệ thống y tế trong nước. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Phú Thọ: Trung tâm Y tế huyện Phù Ninh phẫu thuật thành công 2 ca bệnh u bì, áp xe buồng trứng

Các bác sĩ tại Trung tâm Y tế huyện Phù Ninh (tỉnh Phú Thọ) thăm khám, phẫu thuật cho bệnh nhân.
(PLVN) - Cả hai bệnh nhân nữ được nhập viện trong tình trạng đau bụng hạ vị, vùng bụng dưới bị căng tức, sốt, có dấu hiệu bị nhiễm khuẩn. Sau khi được các bác sĩ của Trung tâm Y tế huyện Phù Ninh thăm khám và phẫu thuật, tình trạng sức khỏe của cả hai bệnh nhân đều ổn định, các chỉ số sinh tồn đều tốt, ăn uống đi lại bình thường.

Tiêm vaccine COVID-19 giúp giảm nguy cơ tổn thương thận nghiêm trọng

Ảnh minh hoạ: health.harvard.edu.
(PLVN) - Biến chứng COVID-19 không chỉ gây tổn thương hệ hô hấp mà còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác như tim, não, phổi và đặc biệt là thận. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới cho thấy việc tiêm vaccine COVID-19 có thể giúp giảm đáng kể nguy cơ tổn thương thận nghiêm trọng ở những bệnh nhân phải nhập viện.

Bệnh sốt xuất huyết ngày càng khó lường

Ảnh minh họa
(PLVN) - Nhận định trên được đưa ra tại Tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Hướng tới không còn ca tử vong do sốt xuất huyết (SXH): Hiệp lực phòng bệnh bằng giải pháp tích hợp" vừa được tổ chức mới đây.

'Giảm hại' chỉ là vỏ bọc để 'ông lớn' thuốc lá duy trì lợi nhuận

TS. Nguyễn Thu Hương - Chuyên gia Tổ chức STOP (Ảnh: PV)
(PLVN) - Dưới vỏ bọc “giảm hại”, ngành công nghiệp thuốc lá đã và đang tiếp tục triển khai những chiến dịch truyền thông tinh vi nhằm duy trì thị phần và lợi nhuận. Từ việc quảng bá thuốc lá đầu lọc là “an toàn hơn” trong thế kỷ trước, đến các sản phẩm thuốc lá điện tử ngày nay, mục tiêu cuối cùng vẫn là khiến người dùng tin rằng họ đang lựa chọn một giải pháp “ít độc hại”.

Đưa Methadone về trạm y tế xã

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Thời gian qua, mô hình điều trị Methadone tại trạm y tế (TYT) xã sau khi được triển khai tại một số địa phương, được đánh giá đã mang lại một số kết quả tích cực, thiết thực trong công tác y tế cộng đồng.