Có loại thuốc mới có thể ngăn chặn đại dịch mà “không cần vắc-xin'?

Có loại thuốc mới có thể ngăn chặn đại dịch mà “không cần vắc-xin'?
(PLVN) - Một phòng thí nghiệm của Trung Quốc đã phát triển một loại thuốc mà họ tin rằng có khả năng ngăn chặn đại dịch COVID-19 mà không cần chờ vắc-xin.

Trong cuộc đua quốc tế tìm ra phương pháp điều trị và vắc-xin, các nhà nghiên cứu cho biết, một loại thuốc đang được các nhà khoa học tại Đại học Bắc Kinh danh tiếng của Trung Quốc thử nghiệm không chỉ có thể rút ngắn thời gian phục hồi cho những người bị nhiễm mà còn cung cấp khả năng miễn dịch ngắn hạn khỏi virus.

Sunney Xie, giám đốc Trung tâm cải tiến gen của Trường đại học Bắc Kinh, nói với AFP rằng loại thuốc này đã thành công ở giai đoạn thử nghiệm trên động vật.

"Khi chúng tôi tiêm kháng thể trung hòa vào chuột bị nhiễm bệnh, sau 5 ngày, tải lượng virus đã giảm đi khoảng 2.500", Xie nói, "Điều đó có nghĩa là loại thuốc tiềm năng này có hiệu quả điều trị."

Sử dụng kháng thể trong điều trị bằng thuốc không phải là một phương pháp mới và nó đã thành công trong việc điều trị một số loại virus khác như HIV, Ebola và Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS).

Thuốc sử dụng các kháng thể trung hòa - được sản xuất bởi hệ thống miễn dịch của con người để ngăn chặn các tế bào lây nhiễm virus - mà nhóm Xie phân lập từ máu của 60 bệnh nhân đã hồi phục.

Một nghiên cứu về nghiên cứu của nhóm, được công bố vào Chủ nhật – 18/5 trên tạp chí khoa học Cell, cho thấy rằng việc sử dụng các kháng thể mang lại một "phương thuốc" tiềm năng cho căn bệnh này và rút ngắn thời gian phục hồi.

Xie cho biết nhóm của anh đã làm việc "cả ngày lẫn đêm" để tìm kiếm kháng thể.  Ông hy vọng rằng loại thuốc này sẽ sẵn sàng để sử dụng vào cuối năm nay và kịp thời để điều trị cho bất kỳ đợt bùng phát virus mùa đông nào.

"Kế hoạch cho thử nghiệm lâm sàng đang được tiến hành", Xie nói và cho biết nó sẽ được thực hiện ở Úc và các quốc gia khác vì các trường hợp đã giảm dần ở Trung Quốc. "Hy vọng là những kháng thể trung hòa này có thể trở thành một loại thuốc chuyên dụng ngăn chặn đại dịch", ông nói.

Trung Quốc đã có 5 loại vắc-xin virus corona tiềm năng ở giai đoạn thử nghiệm ở người, một quan chức y tế cho biết vào tuần trước. Nhưng Tổ chức Y tế Thế giới đã cảnh báo rằng việc phát triển một loại vắc-xin có thể mất từ 12 đến 18 tháng.

Các nhà khoa học cũng đã chỉ ra những lợi ích tiềm năng của huyết tương - một chất lỏng trong máu - từ những người đã hồi phục để phát triển kháng thể chống lại virus. Hơn 700 bệnh nhân đã được điều trị bằng huyết tương ở Trung Quốc, và được cho biết "hiệu quả điều trị rất tốt".

Tuy nhiên, huyết tương bị hạn chế về nguồn cung, còn 14 kháng thể trung hòa được sử dụng trong thuốc có thể được đưa vào sản xuất hàng loạt một cách nhanh chóng.

Loại thuốc mới này thậm chí có thể cung cấp sự bảo vệ ngắn hạn chống lại virus. Nghiên cứu cho thấy rằng nếu kháng thể trung hòa được tiêm trước khi chuột bị nhiễm virus, thì chuột không bị nhiễm trùng và không phát hiện thấy virus. 

Điều này có thể cung cấp sự bảo vệ tạm thời cho nhân viên y tế trong một vài tuần, mà Xie nói rằng họ đang hy vọng "kéo dài đến một vài tháng".

Hơn 100 loại vắc-xin cho COVID-19 đang được nghiên cứu trên toàn cầu, nhưng vì quá trình phát triển vắc-xin đòi hỏi khắt khe hơn, Xie hy vọng rằng loại thuốc mới này có thể là cách nhanh hơn và hiệu quả hơn để ngăn chặn sự lây lan toàn cầu của virus corona.

"Chúng tôi sẽ có thể ngăn chặn đại dịch bằng một loại thuốc hiệu quả, ngay cả khi không có vắc-xin", ông nói.

Tin cùng chuyên mục

Chấn động thế giới những vụ tai nạn cuối tuần qua

Chấn động thế giới những vụ tai nạn cuối tuần qua

(PLVN) - Thế giới vừa trải qua một cuối tuần nhiều biến động với loạt tai nạn thảm khốc xảy ra ở nhiều nơi: Xe khách lao xuống vực ở Brazil, máy bay Nga bốc cháy khi hạ cánh ở Thổ Nhĩ Kỳ, lũ quét kinh hoàng ở Indonesia và cháy lớn thiêu rụi khu ổ chuột ở Philippines...

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.