Sơn La: Bồi thường “nhỏ giọt”, sai số liệu, người dân ở Vân Hồ kêu cứu

Sơn La: Bồi thường “nhỏ giọt”, sai số liệu, người dân ở Vân Hồ kêu cứu
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Quá trình phê duyệt bồi thường, giải phóng mặt bằng để thực hiện Dự án Đường Quốc lộ 6 đi Trung tâm hành chính huyện Vân Hồ (tỉnh Sơn La), hai gia đình bà Nguyễn Thị Thắm, bà Nguyễn Thị Bao (cùng ở Tiểu khu Sao Đỏ 2, xã Vân Hồ) gửi đơn kêu cứu cho rằng, huyện bồi thường “nhỏ giọt”, sai số liệu và chưa thỏa đáng.

Nhiều điểm chưa rõ ràng

Tiếp tục phản ánh đến báo Pháp Luật Việt Nam, bà Nguyễn Thị Thắm, bà Nguyễn Thị Bao cho biết, khi UBND huyện Vân Hồ triển khai dự án Đường Quốc lộ 6 đi Trung tâm hành chính huyện Vân Hồ, hai hộ gia đình đã chấp hành theo chủ trương của nhà nước. Nhưng trong quá trình triển khai dự án, một số thông tin họ chưa được nắm rõ, trong đó có việc, không nhận được các văn bản liên quan, do đó hoàn toàn bị động. Ngoài ra, quá trình phê duyệt bồi thường chưa rõ ràng, chưa thỏa đáng.

Theo hồ sơ, ngày 23/5/2016, UBND huyện Vân Hồ có Thông báo thu hồi đất số 878/TB-UBND thu hồi đất của khoảng 196 hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng, tổ chức trên địa bàn xã Vân Hồ với tổng diện tích đất thu hồi dự kiến hơn 214 ngàn m2. Trong đó, hộ gia đình bà Nguyễn Thị Thắm bị thu hồi 1324,5m2 đất cây lâu năm, hộ bà Nguyễn Thị Bao (cùng ở Tiểu khu Sao Đỏ 2, xã Vân Hồ) bị thu hồi 149,3m2 đất ở nông thôn.

Ngày 4/1/2018, UBND huyện Vân Hồ có quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án và ngày 30/3/2018 có quyết định phê duyệt điều chỉnh hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và tổng dự toán xây dựng công trình. Ngày 9/4/2018, UBND huyện có thông báo số 880/TB-UBND “thông báo chủ trương” thu hồi đất để thực hiện xây dựng dự án (bổ sung). Theo đó, hộ gia đình bà Nguyễn Thị Thắm bị thu hồi 208,8m2 đất ở nông thôn và 101,0m2 đất cây lâu năm. 

Tới ngày 2/12/2019, UBND huyện Vân Hồ có văn bản số 3601/UBND-TNMT (bản photo đưa cho người dân có chữ ký của chủ tịch Nguyễn Huy Anh nhưng không đóng dấu) có nội dung nhất trí thu hồi đối với diện tích đất ở còn lại nằm ngoài phạm vi giải phóng mặt bằng đối với 2 hộ gia đình bà Nguyễn Thị Thắm (khoảng 125m2) và hộ bà Nguyễn Thị Bao (khoảng 98m2). 

Bà Nguyễn Thị Thắm phản ánh sự việc với Báo Pháp luật Việt Nam.
 Bà Nguyễn Thị Thắm phản ánh sự việc với Báo Pháp luật Việt Nam.

Tới ngày 23/6/2020, UBND huyện Vân Hồ mới có quyết định số 723/QĐ-UBND thu hồi đất (đoạn điều chỉnh tuyết đợt 6). Theo đó, tổng diện tích đất bị thu hồi của 2 hộ gia đình nói trên là 1682,3m2, trong đó có 400m2 đất ở và 1282,3m2 đất cây lâu năm.

Trong quá trình triển khai dự án, ngay từ khi kiểm đếm, hộ gia đình bà Thắm, bà Bao đã nhiều lần có đơn kiến nghị, trong đó có nêu việc cơ quan giải phóng mặt bằng không lên phương án bồi thường một số hạng mục tài sản, vật kiến trúc của gia đình như: nhà khung cột sắt, mái lợp tôn, thưng tôn, nền láng xi măng, 2 bể nước tường xây gạch, bán mái trước cửa nhà, khung cột sắt, nền láng xi măng, lợp tôn; trụ cổng, cánh cổng sắt…

Trả lời những thắc mắc mà người dân kiến nghị, UBND huyện Vân Hồ cho rằng, các tài sản, vật kiến trúc của hai gia đình trên không được bồi thường. Sau khi người dân có đơn kiến nghị thì tại văn bản trả lời ngày 30/10/2020, UBND huyện Vân Hồ lại “bổ sung” đường lên cổng, phần tường xây gạch block 110mm, không trát, dưới chân bán mái với diện tích 9,5m2; cửa sắt ra công trình phụ khung sắt, thép lưới B40, nằm trong bán mái khung cột sắt với diện tích 5m2 với lý do được đưa ra là: chưa có trong phương án đền bù được phê duyệt tuy nhiên “đoàn kiểm tra xác minh nhận thấy phần tài sản trên đủ điều kiện đền bù”, đồng thời nêu: “căn cứ kết quả xác minh của Thanh tra huyện, UBND huyện nhận thấy có đủ cơ sở để được hưởng đền bù theo quy định”. 

Như vậy, qua việc này, có thể thấy quá trình triển khai dự án, phê duyệt bồi thường của UBND huyện Vân Hồ chưa được nhất quán ngay từ đầu. 

Sai số liệu trong văn bản bổ sung?

Đáng nói, ngày 6/10/2020, UBND huyện Vân Hồ đã tiến hành cưỡng chế, việc làm này cũng khiến người dân chưa đồng tình. Bà Thắm cho biết: “Sáng ngày 6/10/2020, sau khi ban cưỡng chế đọc quyết định cưỡng chế thì yêu cầu chúng tôi ra khỏi khu vực cưỡng chế. Sau khi tài sản của chúng tôi bị đưa ra ngoài, tập kết ở chân cầu thì ban cưỡng chế gọi gia đình tôi ra nhận lại tài sản. Nhận thấy tài sản không được bảo quản khi vận chuyển, tháo dỡ (các đồ điện tử bị di chuyển khi trời mưa, khi tháo dỡ có làm rơi...), gia đình tôi đã hỏi về những thiếu hụt và hỏng hóc tài sản nếu có, ai là người chịu trách nhiệm, thì cán bộ phụ trách ghi biên bản kiểm kê tài sản không trả lời và kết luận luôn là gia đình không nhận tài sản.

Trong biên bản kiểm kê, niêm phong tài sản thiếu phần kiểm kê vật nuôi, nhiều tài sản chưa được tháo dỡ, di dời. Cán bộ phụ trách kiểm kê thiếu trách nhiệm, ghi chép tài sản không đầy đủ, không rõ ràng. Tài sản được ghi là “đồ lặt vặt”, “đồ linh tinh”. Chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị việc này nhưng chưa được giải quyết công tâm, đúng đắn.

Nay chứng kiến ngôi nhà, tài sản bao năm gây dựng giờ bị đập phá tan hoang, tôi thực sự suy sụp. Từ cuộc sống yên bình của một công chức về hưu, nuôi con gà, trồng vườn rau để cải thiện cuộc sống thì nay tôi rơi vào hoàn cảnh hết sức khó khăn. Từ ngày cưỡng chế đến nay, đã là hơn 7 tháng, đồng lương hưu ít ỏi không đủ thuê nhà và chi phí sinh hoạt cho 2 mẹ con”.

Về việc tại sao không được bố trí nhà ở sau khi cưỡng chế, bà Thắm cho hay: “8 giờ sáng ngày 5/10/2020, trước 1 ngày cưỡng chế, gia đình tôi mới nhận được thông báo số 16/TB BCC ngày 1/10/2020 về phương án bố trí nơi ở cho 2 hộ gia đình sau khi thực hiện cưỡng chế thu hồi đất, giải phóng mặt bằng. Trong thông báo nêu rõ thời gian có thể ở và cất giữ tài sản từ ngày 2/10/2020. Nếu hộ gia đình có nhu cầu thì liên hệ đống chí Nguyễn Quốc Toản – Phó chánh văn phòng HĐND – UBND để được hỗ trợ, sắp xếp nơi ở.

Tuy nhiên, sau những liên lạc cũng như có đề cập đến vấn đề nhận tiền đền bù, anh Toản nói sẽ trả lời gia đình. Nhưng sau đó, gia đình tôi không nhận được thêm phản hồi gì từ anh Toản và UBND huyện Vân Hồ”. 

Không những gây băn khoăn trong vấn đề cưỡng chế, bố trí chỗ ở cho người dân, mới đây, ngày 5/5/2021, bà Thắm nhận được Quyết định số 258/QĐ UBND ngày 14/4/2021, do ông Nguyễn Hợp Cường – Chủ tịch UBND huyện Vân Hồ ký, có kèm theo phương án bồi thường hỗ trợ và tái định cư bổ sung những tài sản còn thiếu. Theo bà Thắm, trong phương án bồi thường hỗ trợ và tái định cư này đã ghi sai số liệu.

Theo bà Thắm, trong phương án bồi thường hỗ trợ và tái định cư này đã ghi sai số liệu. (vùng khoanh đỏ).
 Theo bà Thắm, trong phương án bồi thường hỗ trợ và tái định cư này đã ghi sai số liệu. (vùng khoanh đỏ).

“Quyết định này ghi phần tài sản “sân láng xi măng” có diện tích 4.28m2 là không đúng. Phần diện tích “sân láng xi mắng” chính là đường bê tông lên cổng nhà tôi có diện tích là 28.12m2. Đây không phải là lần đầu tiên trong các văn bản huyện gửi cho nhà tôi có sự sai sót. Những sai sót này gây không ít hoang mang, bức xúc, mất thời gian cho đình tôi. Trong khi đó, gia đình bà Bao vẫn chưa được đền bù những tài sản còn thiếu”, bà Thắm cho biết. 

Báo Pháp luật Việt Nam đã nhiều lần đề cập các vấn đề này với UBND tỉnh Sơn La thì được đại diện tỉnh này cho biết, đã giao UBND huyện Vân Hồ giải quyết, làm việc. Nhưng không hiểu vì lý do gì mà UBND huyện Vân Hồ không cung cấp cho báo chí bất kỳ một văn bản liên quan nào đến vụ việc. 

Báo Pháp luật Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này.

Tin cùng chuyên mục

TP Từ Sơn, Bắc Ninh: Bất thường tại dự án Trung tâm dịch vụ thương mại Long Châu

TP Từ Sơn, Bắc Ninh: Bất thường tại dự án Trung tâm dịch vụ thương mại Long Châu

(PLVN) -  Được cấp phép xây dựng từ năm 2017, tiến độ phải hoàn thành vào tháng 10/2022 nhưng dự án Trung tâm dịch vụ thương mại Long Châu tới thời điểm hiện tại vẫn còn nhiều ngổn ngang, phần thô xây dựng các hạng mục còn chưa được hoàn thành. Dù vậy, ở dự án này đã xuất hiện vài hộ gia đình được chủ đầu tư cho phép vào sử dụng, biến những căn ki- ốt thành nhà ở.

Đọc thêm

Chàng trai dùng lửa vẽ tranh

Chàng trai dùng lửa vẽ tranh
(PLVN) - Lửa và giấy là hai vật liệu để Huỳnh Quốc Tuấn (quận 8, TP Hồ Chí Minh) tạo nên những bức tranh đầy tính nghệ thuật. Không chỉ thế, hiện tại chàng trai sinh năm 1994 còn phát triển thành kỹ thuật vẽ tranh lửa có màu, tạo nên một “trường phái” vẽ tranh rất độc đáo.

Vụ lấn chiếm hàng ngàn m2 đất ở Bình Định: Đã có quyết định xử phạt, người dân mong xử lý đến nơi đến chốn

2.717m2 đất nằm cạnh đường quốc lộ do UBND xã Cát Tường quản lý bị ông Tuấn xây dựng, lấn chiếm.
(PLVN) -  Vụ việc một cá nhân ngang nhiên xây dựng, lấn chiếm hàng ngàn m2 đất xảy ra ở xã Cát Tường (huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) có trách nhiệm của chính quyền địa phương trong thực hiện quản lý nhà nước về đất đai. Dư luận đang chờ kết quả xử lý cán bộ để xảy ra sai phạm của UBND huyện Phù Cát.

Sữa non Grow ra mắt dòng sản phẩm cao cấp thế hệ mới “Sữa Non Hạt Óc Chó” giúp trẻ phát triển toàn diện.

Sữa non hạt óc chó cung cấp dinh dưỡng đặc biệt giúp trẻ phát triển toàn diện.
(PLVN) - Làm thế nào để trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí não luôn là nỗi bận tâm của các mẹ. Là sản phẩm được nhiều bà mẹ tin dùng và chia sẻ, sữa non hạt óc chó Grow colostrum là một trợ thủ đắc lực giúp trẻ ăn ngon, cao lớn vượt trội và tăng cường đề kháng.

Lả lướt cùng thư pháp trên lá sen khô

Lả lướt cùng thư pháp trên lá sen khô
(PLVN) - Tại không gian Thư pháp lá sen của Lễ hội Sen tỉnh Đồng Tháp lần thứ nhất diễn ra hồi cuối tháng 5 vừa qua, đã có rất nhiều lượt khách tham quan, thưởng ngoạn nét thư pháp lả lướt, độc đáo của “thầy đồ trẻ” - Trịnh Phi Long. Nhiều du khách đã được “thầy đồ” Phi Long giao lưu, tặng chữ trên lá sen khô…

Men theo tiếng Quảng, anh về…

Men theo tiếng Quảng, anh về…
(PLVN) - Lẽ thường, khi quý thương và muốn sẻ chia, tỷ như viết một chút gì đó, kể một chuyện nào đó, người ta ít ra phải có thời gian gắn bó hoặc cưu mang, ám ảnh bằng dăm ba kỷ niệm với đất, với người...

Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng: Điểm đến duy nhất, hấp dẫn và khác biệt

Vẻ đẹp kỳ vĩ, huyền ảo tại động Tiên Sơn.
(PLVN) - Di sản thiên nhiên thế giới - Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Bình) là một trong những mẫu hình riêng biệt, đẹp nhất ở Việt Nam và thế giới. Những giá trị ngoại hạng về địa chất, địa mạo, cảnh quan, sinh thái đã tạo ra một Di sản duy nhất, hấp dẫn, khác biệt là trái tim của du lịch Quảng Bình.

Phát triển kinh tế từ văn hóa bản làng

Homestay đang tạo ra sinh kế mới cho phụ nữ A Lưới.
(PLVN) - Đến huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế đầy hấp dẫn với màu xanh miên man từ đại ngàn đến những bản làng trù mật, du khách được khám phá miền đất đưa con người về gần với thiên nhiên cùng những trầm tích văn hóa...

Chuyện "lạ" ở Phù Cát (Bình Định): Lấn chiếm hàng ngàn m2 đất ngay đường quốc lộ, gần trụ sở xã

Nhận chuyển nhượng 1.860,3m2 nhưng ông Tuấn xây dựng tường, rào với diện tích lên tới 5.768,1m2, trong đó có hàng ngàn m2 do UBND xã quản lý.
(PLVN) -  Một cá nhân ngang nhiên xây dựng, lấn chiếm hàng nghìn m2, rồi trồng cây, trên đất do UBND xã quản lý nhưng vị chủ tịch UBND xã lại "đổ lỗi" cho nhiệm kỳ trước?! Điều đáng nói, khu đất này nằm cạnh đường quốc lộ, gần trụ sở UBND xã. Sai phạm giữa ban ngày khiến người dân địa phương đặt dấu chấm hỏi: Chính quyền địa phương ở đâu?

Lạnh gáy lời khai của người đàn bà sát hại chồng câm điếc

 Bị cáo Hoàng Thị Ngân.
(PLVN) - Cuộc hôn nhân vợ khỏe mạnh - chồng câm điếc từng được hàng xóm ngưỡng mộ. Sau 16 năm chung sống, những mâu thuẫn tích tụ: bất đồng ngôn ngữ, chồng trái tính trái nết, đời sống vợ chồng không hòa hợp, vợ ngoại tình... là những nguyên nhân khiến thảm kịch xảy ra... 

Người dân kiến nghị làm rõ văn bản của Tòa Bình Dương

Người dân kiến nghị làm rõ văn bản của Tòa Bình Dương
(PLVN) -  Bất đắc dĩ phải “đáo tụng đình”, người dân mong muốn vụ việc sẽ được hội đồng xét xử phán xét một cách công minh, thỏa đáng. Thế nhưng, trong vụ án này, sau nhiều lần xét xử, những khúc mắc lại… có phần còn rắc rối hơn.