Sở Công Thương TP HCM gây phiền hà cho nhà đầu tư?

EVN HMC cho rằng, do quy định không hợp lý nên việc cung cấp điện để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh tại TP HCM gặp khó khăn.
EVN HMC cho rằng, do quy định không hợp lý nên việc cung cấp điện để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh tại TP HCM gặp khó khăn.
(PLO) - Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) vừa có bản kiến nghị lên UBND UBND TP HCM bãi bỏ những quy định gây phiền hà trong thủ tục hành chính, gây cản trở cho nhà đầu tư, làm chậm trễ việc thực hiện các dự án trên địa bàn. 

Hiệp hội Bất động sản thành phố (HoREA) đã gửi đề xuất tới Sở Công Thương TP HCM đề nghị xem xét bãi bỏ thủ tục hành chính về thỏa thuận phù hợp quy hoạch các dự án lưới điện phân phối, để giúp đơn giản hóa thủ tục hành chính góp phần nâng cao chỉ số tiếp cận điện năng theo chủ trương cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ và của Bộ Công Thương. 

Tuy nhiên, ngày 30/08/2016, Sở Công Thương TP HCM bất ngờ có văn bản báo cáo lãnh đạo thành phố và cho rằng các ý kiến đề nghị của HoREA là không đúng.

Sở này bảo lưu quan điểm tiếp tục yêu cầu phải thỏa thuận phù hợp quy hoạch tất cả các dự án lưới điện phân phối. Phải có xác nhận sự phù hợp quy hoạch (thực hiện trong vòng 3 ngày làm việc) đối với các dự án đã có trong quy hoạch chi tiết theo quy định tại Thông tư 33/2014/TT-BCT ngày 10/10/2014.

Trước động thái này của Sở Công Thương, HoREA cho rằng đòi hỏi của ngành Công Thương là gây phiền hà, thêm thủ tục hành chính không cần thiết. “Hiệp hội kiến nghị UBND thành phố xem xét chỉ đạo Sở Công Thương bãi bỏ thủ tục hành chính về thỏa thuận phù hợp quy hoạch các dự án lưới điện phân phối, để thực hiện nâng cao chỉ số tiếp cận điện năng của thành phố theo đúng tinh thần cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ, giảm bớt thủ tục hành chính cho nhà đầu tư”, kiến nghị của HoREA gửi lên thành phố sau khi bị Sở Công Thương khước từ đề xuất. 

Sở dĩ HoREA cho rằng Sở Công Thương đi “ngược chiều” là vì: Từ ngày 01/6/2015, Bộ Công Thương đã có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ kiến nghị chỉ đạo UBND các tỉnh thành “nghiên cứu bỏ các quy định không đúng” (ví dụ như thủ tục xác nhận phù hợp quy hoạch kinh tế - xã hội) hoặc không cần thiết nhằm rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng”. 

Thế nhưng, theo HoREA, Sở Công Thương TP HCM vẫn cố tình ra văn bản yêu cầu Tổng Công ty Điện lực TP HCM lập thủ tục điều chỉnh bổ sung quy hoạch 9 công trình cấp điện chuyên dùng cho khách hàng theo Thông tư 43/2013/TT-BCT do chưa có trong quy hoạch phát triển điện lực TP HCM giai đoạn 2011-2015 được duyệt, trong khi ngay quy hoạch này đã không còn phù hợp và hết hiệu lực.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho biết: Các chủ đầu tư trên địa bàn TP HCM đề nghị cấp điện chuyên dùng sau khi đã được cấp phép đầu tư, cấp phép xây dựng cho công trình chính, nghĩa là đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sự phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, cũng như phù hợp với quy hoạch phát triển đô thị của thành phố, trong đó bao gồm các công trình hạ tầng kỹ thuật (điện, nước, viễn thông, giao thông...) 

“Do đó, họ có quyền được yêu cầu đảm bảo việc cung cấp điện để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, việc xem xét điều chỉnh quy hoạch là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước”, ông Châu cho hay. 

Đáng nói là liên quan đến vấn đề này, mới đây, Tổng Cty Điện lực TP HCM (EVN HMC) cũng có văn bản gửi Thường trực Thành ủy, Thường trực UBND TP và HoREA tỏ thái độ không tán thành việc Sở Công Thương thực hiện cấp thỏa thuận sự phù hợp quy hoạch phát triển điện lực để thực hiện quy trình cấp điện cho khách hàng qua lưới điện trung áp. 

Một báo cáo phát đi hồi đầu năm, EVN HCMC thậm chí kiến nghị UBND TP xem xét chỉ đạo các Sở chức năng phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư để xem xét tổng thể sự phù hợp quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển đô thị của thành phố, trong đó bao gồm các công trình hạ tầng kỹ thuật (điện, nước, viễn thông, giao thông...) khi tiếp nhận cấp phép đầu tư cho công trình chính của nhà đầu tư. 

Quan điểm của ngành Điện là sau khi có quy hoạch tổng rồi, trên cơ sở đó, sẽ không cần thiết phải thực hiện các bước thủ tục thỏa thuận quy hoạch theo chuyên ngành về sau, và tạo điều kiện cho các đơn vị quản lý hạ tầng chuyên ngành (điện, nước, viễn thông...) thực hiện nhanh nhất việc cung cấp các dịch vụ cho nhà đầu tư theo giấy phép đã được cấp của cơ quan thẩm quyền. 

Chưa biết UBND TP HCM có đồng thuận theo đề xuất của ngành Điện và HoREA hay không? Nhưng đặt trong bối cảnh Chính phủ đang ra sức cải cách thủ tục hành chính, cam kết lấy doanh nghiệp là đối tượng phục vụ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh và phát triển để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế chung của đất nước thì cách làm của Sở Công Thương TP HCM dường như là “ngược chiều”.

Đọc thêm

GDP quý I/2023 tăng 3,32%, thách thức mục tiêu 6,5% năm 2023

GDP quý I/2023 tăng 3,32%, thách thức mục tiêu 6,5% năm 2023
(PLVN) - Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2023 ước tính tăng 3,32% so với cùng kỳ năm trước, chỉ cao hơn tốc độ tăng 3,21% của quý I/2020 trong giai đoạn 2011-2023. Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, bà Nguyễn Thị Hương, mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5% năm 2023 là một thách thức lớn...

Nguồn đất đắp cho cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây được tháo gỡ

Thi công cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây
(PLVN) - UBND tỉnh Đồng Nai đã có văn bản chấp thuận gia hạn với 4 dự án cải tạo đất nông nghiệp kết hợp thu hồi vật liệu san lấp (mỏ đất) để phục vụ xây dựng đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây. Theo đó, các mỏ đất san lấp nằm trên địa bàn huyện Xuân Lộc và Cẩm Mỹ.

Ngành Hải quan nỗ lực thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu

Công chức Hải quan đang làm nhiệm vụ. (Ảnh minh họa)
(PLVN) -  Kim ngạch xuất nhập khẩu trong 2 tháng đầu năm tại nhiều địa phương trên cả nước giảm sâu, kéo số thu ngân sách của ngành Hải quan sụt giảm. Trong bối cảnh đó, toàn ngành Hải Quan đã thực hiện nhiều giải pháp gỡ khó, nỗ lực bảo đảm hoàn thành chỉ tiêu được giao.

Hơn 1,1 tỷ USD vốn FDI 'chảy' vào Bắc Giang trong 3 tháng đầu năm

Bắc Giang là địa phương đầu tiên ghi nhận tổng vốn FDI đăng ký vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2023.
(PLVN) - Trong 3 tháng đầu năm 2023, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ghi nhận số dự án mới tăng mạnh. Trong đó, Bắc Giang dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 1,1 tỷ USD, chiếm gần 20,3% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng gấp 5,2 lần so với cùng kỳ năm 2022.

'Cửa' nào cho hệ thống bán lẻ xăng dầu tiếp tục kinh doanh?

DN BLXD mong muốn có quy định cụ thể về định mức kinh doanh xăng dầu.
(PLVN) -  Hiện nay, trên nhiều tỉnh, thành đã xuất hiện tình trạng một số chủ doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu (DN BLXD) làm đơn xin giải thể, sang nhượng cây xăng vì kinh doanh thua lỗ. Dự thảo Nghị định quản lý về kinh doanh xăng dầu sắp đến hạn trình Chính phủ. Liệu có “cửa” nào sáng để hệ thống bán lẻ tiếp tục kinh doanh?

80 doanh nghiệp tỉnh Quảng Tây tìm cơ hội hợp tác với doanh nghiệp Việt

Nhiều hội nghị kết nối với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) được tổ chức để tăng cường kết nối, hợp tác giữa doanh nghiệp 2 bên
(PLVN) - Khoảng 80 doanh nghiệp của Quảng Tây trong các lĩnh vực như dịch vụ logistics, sản xuất và thương mại nông lâm thủy sản, du lịch, vật liệu xây dựng, thương mại điện tử, đầu tư, dịch vụ công trình, sản phẩm cơ khí, ô tô, xe điện, đồ gia dụng… sẽ tham dự Hội nghị kết nối hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Trung Quốc (Quảng Tây) trong thời kỳ mới.

Ngân hàng nhà nước chỉ đạo đẩy mạnh cho vay thu mua, kinh doanh thóc, gạo

Ngân hàng nhà nước chỉ đạo đẩy mạnh cho vay thu mua, kinh doanh thóc, gạo
(PLVN) - Nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn của các thương nhân, doanh nghiệp (DN), người sản xuất, kinh doanh thóc, gạo, đặc biệt trong vụ thu hoạch Đông - Xuân năm 2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng (TCTD), NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thực hiện một số nội dung đẩy mạnh cho vay thu mua, kinh doanh thóc, gạo.

Tái định vị doanh nghiệp: Thời cơ để doanh nghiệp bứt tốc!

Tái định vị doanh nghiệp: Thời cơ để doanh nghiệp bứt tốc!
(PLVN) - Khẳng định tái định vị doanh nghiệp không phải là lựa chọn mà trở thành yêu cầu bắt buộc, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công nhấn mạnh, đây là thời cơ để DN tạo ra đột phá, nền tảng để “bứt tốc” trong tương lai.