Sinh viên năm cuối và nỗi lo chuẩn đầu ra ngoại ngữ

Sinh viên miệt mài ôn thi chuẩn đầu ra ngoại ngữ. Ảnh T.H
Sinh viên miệt mài ôn thi chuẩn đầu ra ngoại ngữ. Ảnh T.H
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Để xét tốt nghiệp, sinh viên năm cuối tại các trường đại học không chỉ phải đáp ứng kết quả các môn chuyên ngành mà còn đảm bảo đạt chuẩn đầu ra tin học và ngoại ngữ. Tuy nhiên, ngoại ngữ đang là “nỗi sợ” với không ít sinh viên.

Chật vật ôn thi

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chuẩn đầu ra ngoại ngữ được xác định theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam ban hành từ năm 2016. Trong đó, yêu cầu với người có bằng đại học là năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam, tương đương trình độ B1 theo khung châu Âu. Tuy nhiên, tùy theo từng trường sẽ có những yêu cầu khác nhau.

Đáng nói, dù chuẩn đầu ra ở mức độ cao hay thấp thì vẫn là nỗi lo trong việc xét tốt nghiệp của nhiều sinh viên năm cuối, khi ngoại ngữ không phải là thế mạnh. Nguyễn Ngân (sinh viên năm 4, Học viện Báo chí và Tuyên truyền) đang miệt mài ôn tập tiếng Anh để có thể đáp ứng chuẩn đầu ra của trường. Yêu cầu của Học viện Báo chí và Tuyên truyền đối với các ngành thuộc khối lý luận là chứng chỉ tiếng Anh mức B1 hoặc chứng chỉ tiếng Trung HSK3, với khối nghiệp vụ là chứng chỉ tiếng Anh mức B2 hoặc bằng HSK4.

Hiện tại, Ngân phải dành ra 2 buổi/tuần để học thêm tiếng Anh gia sư nhưng vẫn rất lo lắng trong quá trình ôn tập. “Bản thân tôi rất sợ tiếng Anh và thậm chí từng phải học lại môn này. Hiện tại tôi cảm thấy rất bối rối, không biết phải bắt đầu từ đâu. Trong những tháng cuối này vừa đi thực tập vừa làm khóa luận nên tôi chưa biết phải xoay xở thế nào để có thể ôn thi hiệu quả”.

Tương tự, Thảo Nguyên (sinh viên năm 4, Đại học Quốc gia Hà Nội) chia sẻ: “Tôi cảm thấy bối rối khi đa số chứng chỉ ngoại ngữ đều chỉ có giá trị trong khoảng thời gian nhất định. Chính vì vậy phải cân nhắc và lựa chọn thời điểm thi cho phù hợp, tốt nhất thường là năm 3 và 4 vì nếu thi sớm hơn thì chứng chỉ sẽ hết giá trị”.

Tuy nhiên, 2 năm cuối thường là khoảng thời gian sinh viên bận rộn nhất bởi tập trung học các môn chuyên ngành và đa số đi thực tập, chưa kể một số còn làm thêm. Thảo Nguyên cũng đang rơi vào tình trạng như vậy. Mỗi ngày, Thảo Nguyên thường đến trường học từ 7 giờ sáng và kết thúc công việc làm thêm lúc tối muộn. Để tiết kiệm thời gian di chuyển và chi phí, Thảo Nguyên chọn cách tự học tiếng Anh tại nhà. “Đôi lúc tôi thấy mệt mỏi, muốn từ bỏ ôn tập ngoại ngữ vì có quá nhiều phần việc cần phải giải quyết trong khi quỹ thời gian lại ít ỏi” - Thảo Nguyên chia sẻ.

Bên cạnh đó, cũng có không ít sinh viên chọn đăng ký luyện thi chứng chỉ quốc tế tại các trung tâm ngoại ngữ. Trong hoàn cảnh nhiều bạn vẫn phụ thuộc vào gia đình, chưa thể tự chủ về tài chính thì số tiền phải chi trả trong suốt quá trình ôn luyện và lệ phí thi các chứng chỉ cũng tạo áp lực rất lớn đến sinh viên. Bởi phần đông các bạn vẫn phụ thuộc vào gia đình, chưa thể tự chủ về tài chính. Tuy nhiên, nếu không có chứng chỉ ngoại ngữ thì sinh viên chưa thể ra trường.

Cần kế hoạch ôn tập rõ ràng

Đánh giá về thực trạng và chuẩn trình độ tiếng Anh của sinh viên hiện nay, cô Nguyễn Thanh Hà, giảng viên tiếng Anh khoa Quan hệ quốc tế, Học viện Ngoại giao cho rằng có sự chênh lệch rất lớn giữa các sinh viên trong nền tảng ngoại ngữ. “Sinh viên học chuyên ở cấp 3, khi lên Đại học tiếng Anh thường khá hơn hẳn. Đồng thời giữa các ngành học với nhau cũng có sự chênh đáng kể về trình độ. Với các ngành đòi hỏi phải thường xuyên tiếp xúc, sử dụng ngoại ngữ như Kinh tế, Truyền thông, Ngôn ngữ… khả năng thu nạp kiến thức và điểm số của đa phần sinh viên thường ở mức khá, giỏi”.

Lý giải nguyên nhân nhiều sinh viên học đến năm cuối nhưng trình độ tiếng Anh vẫn không được cải thiện, cô Hà cho rằng có nhiều sinh viên “mất gốc” ngay từ bậc phổ thông, khi lên đại học lại thiếu tập trung, dành nhiều thời gian cho công việc và các môn khác. Dẫn đến việc trong quá trình ôn luyện tiếng Anh, các bạn dễ nảy sinh cảm giác sợ hãi, chán nản vì không hiểu gì, không biết bắt đầu từ đâu. Ngoài ra, nhiều cá nhân ý thức tự giác không cao, không thể tự học cộng với việc luyện thi tại các trung tâm kém chất lượng khiến cho trình độ ngoại ngữ ngày càng đi xuống.

Thời lượng giảng dạy tiếng Anh trong một số trường ĐH hiện nay phân bố chưa hợp lý cũng ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng học tập của sinh viên. Phần lớn chương trình hiện nay vẫn chỉ bố trí thời gian học tiếng Anh từ 18 - 24 tín chỉ/năm học, tương đương 270 - 360 tiết. Trong khi đó, đào tạo cho sinh viên đạt trình độ TOEIC 450 điểm cần đến trên 400 tiết.

Theo cô Thanh Hà, để có thể ôn tập tiếng Anh một cách hiệu quả, sinh viên cần có lộ trình rõ ràng. Trước hết, sinh viên cần đánh giá đúng trình độ, năng lực của bản thân từ đó xây dựng kế hoạch luyện thi phù hợp, tránh tâm lý buông xuôi, chán nản. Các bạn nên có ý thức tự học cao hơn, đặc biệt là chăm chỉ học vững ngữ pháp, luyện đề và học thuộc từ vựng. Để cải thiện kĩ năng nghe nói, không thể bỏ qua việc tăng cường giao tiếp tiếng Anh sau mỗi bài học.

Trong hoàn cảnh hội nhập quốc tế, thị trường Việt Nam ngày càng phát triển, thu hút nhiều vốn đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngoài, mở ra cơ hội việc làm lớn cho giới trẻ. Với xu thế trên, việc sử dụng thành thạo ngoại ngữ sẽ là một trong những yêu cầu tối thiểu dành cho người lao động. Chính vì vậy, các trường ĐH quy định chuẩn đầu ra trình độ ngoại ngữ là đúng đắn và cần thiết, giúp sinh viên có thêm một kênh tự đánh giá năng lực, trên cơ sở đó hoàn thiện bản thân nhằm đáp ứng các đòi hỏi của thị trường tuyển dụng.

Tuy nhiên, việc nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ tại các trường ĐH là vẫn luôn là vấn đề nan giải. Từ việc thay đổi phương pháp, chương trình đào tạo sao cho phù hợp và hấp dẫn hơn đến việc cải thiện ý thức của sinh viên trong việc học ngoại ngữ... đều không hề dễ dàng.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa.

Bắt đầu đăng ký thi tốt nghiệp THPT, thí sinh cần lưu ý điều này

(PLVN) - Sau khi đăng ký thành công, từ ngày 11/5 đến 17/5, tất cả thí sinh phải sử dụng tài khoản và mật khẩu được cấp đăng nhập vào Hệ thống quản lý thi qua địa chỉ http://thisinh.thitotnghiepthpt.edu.vn để kiểm tra thông tin đăng ký dự thi, phản hồi các sai sót và đề xuất duyệt minh chứng đối tượng ưu tiên (nếu có) với đơn vị đăng ký dự thi...

Đọc thêm

'Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh' trong thế giới đa cực

Ngày hội Tư vấn tuyển sinh - Hướng nghiệp tại Hà Nội. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Theo báo cáo nghiên cứu vào năm 2019 của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP Hồ Chí Minh (FALMI), khoảng 75% học sinh THPT thiếu hiểu biết cần thiết về các ngành nghề mà mình lựa chọn, theo đuổi sau khi tốt nghiệp. Vấn đề này dẫn đến có khoảng 60% học sinh nhận thấy bản thân mình đã có lựa chọn sai lầm trong định hướng nghề nghiệp.

Sỹ tử lớp 12 quyết tâm đạt kết quả thi tốt nhất

Trước kỳ thi THPT quốc gia, các thí sinh “quay cuồng” tham gia hàng loạt kỳ thi để mong có một suất vào đại học sớm. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa sẽ diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2024. Đây là năm cuối cùng thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2006, dự kiến năm sau có nhiều thay đổi. Điều này khiến các “sĩ tử” quyết tâm đạt được kết quả tốt nhất cho kỳ thi sắp tới.

Căng thẳng chuẩn bị kỳ thi vào lớp 10

Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. (Ảnh: Anh Nhi)
(PLVN) - Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ, nhiều sự thay đổi về phương thức, chỉ tiêu xét tuyển khiến học sinh (HS), phụ huynh lo lắng. Đặc biệt, chỉ còn hơn tháng nữa kỳ thi sẽ diễn ra, nên đây là thời điểm HS cấp tốc ôn tập...

Sau bài viết nam sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết tại Quảng Bình: Rà soát chất lượng học sinh toàn huyện Minh Hóa

Trường THCS Hồng Hóa. (Ảnh: Nguyên Phong)
(PLVN) - UBND huyện Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình), Phòng GD&ĐT huyện cho biết sẽ rà soát lại kiến thức cơ bản của học sinh ở tất cả các trường học trên địa bàn để phân loại và có phương án nâng cao chất lượng giáo dục. Riêng trường hợp học sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết, sẽ đưa về cấp tiểu học để phụ đạo thêm.

'Thổi hồn' vào thư viện trường học

Nhiều trường học ở Việt Nam đã áp dụng các mô hình thư viện mới để thu hút học sinh. (Ảnh minh họa, nguồn: lamdong.gov.vn)
(PLVN) - Công nghệ thông tin phát triển, những thú vui trên mạng xã hội khiến học sinh không còn mặn mà với những thư viện truyền thống nữa. Hiện nay, nhà trường và ngành Giáo dục đang có những nỗ lực đổi mới sáng tạo các mô hình, hoạt động ở thư viện, nâng cao văn hóa đọc cho học sinh.

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.