SGK Tiếng Việt lớp 1 của NXB Giáo dục Việt Nam: Biên soạn cẩu thả, nội dung nhạt nhẽo

(PLVN) - Thời gian qua, dư luận  xôn xao nhiều về bộ sách Cánh Diều lớp 1, tôi quyết tìm mua đủ 5 bộ sách về đọc xem sao. Vừa giở một cuốn SGK “Tiếng Việt 1, tập một” của NXB Giáo dục VN, tôi giật mình trước sự nhạt nhẽo, cẩu thả, phi logic của cuốn sách này. Hóa ra sách của NXB Giáo dục Việt Nam không chỉ có “sạn” mà còn rất nhiều “sỏi”.
 

Một bài tập đọc viết thế này:

“Chị em hoẵng

Trong khu rừng nọ, có hai chị em nhà hoẵng. Nhà của hai chị em ở trên một khoảnh đất rộng. Một hôm, thấy hoẵng chị hoảng hốt, hoẵng em hỏi:

– Có việc gì vậy chị?

Hoẵng chị mếu máo:

– Cháy rừng rồi, ngôi nhà của chúng ta đổ rồi.

Hoẵng em an ủi hoẵng chị. Rồi hai chị em chạy khỏi cánh rừng.”

(Trang 163, “Tiếng Việt 1, tập một”, (Trang 163, “Tiếng Việt 1, tập một”, sách Cùng học để phát triển năng lực, Nguyễn Thị Hạnh chủ biên)
(Trang 163, “Tiếng Việt 1, tập một”, (Trang 163, “Tiếng Việt 1, tập một”, sách Cùng học để phát triển năng lực, Nguyễn Thị Hạnh chủ biên) 

Câu chuyện cực phi lý: Nhà đổ rồi, hai chị em hoẵng “đứng ngồi” ở đâu để an ủi nhau? Nhà cháy, đổ rồi mà còn an ủi nhau xong mới chạy thì chạy sao kịp? Dạy trẻ thế này mà gặp lúc cháy nhà thì chết dở!                  

Vẫn đọc bộ sách “Tiếng Việt 1” trên, tôi rất bất bình vì nhiều truyện dân gian, thơ, câu đố bị cắt xén tùy tiện. Hậu quả là dẫn tới việc phản tác dụng giáo dục.

Xin dẫn 4 ví dụ từ tập 1.

Một mẩu Tấm Cám có phải là Tấm Cám?

Đây là truyện ở trang 109, sách “Tiếng Việt 1, tập một”: “Tấm Cám”

Tấm mồ côi mẹ, phải ở với mẹ kế là mẹ của Cám.

Tấm rất chăm chỉ. Ngày ngày, Tấm mò cua, bắt cá, chăn trâu, cắt cỏ,… Còn Cám ham chơi, chả chịu làm gì. Có lần, cả hai đi bắt cá. Cám nghĩ kế lấy hết cá ở giỏ của Tấm để mẹ khen.”

Đây chỉ đoạn mở đầu của truyện “Tấm Cám”. Cắt ra một mẩu mà lấy tên truyện là “Tấm Cám” thì  không hiểu tác giả SGK có biết như vậy là xuyên tạc không? Họ dạy mẫu truyện này nhằm giáo dục  trẻ lớp 1 điều gì?

Bài tập “giải đố” (lẽ ra phải viết là “giải câu đố”) ở trang 139:

“Tròn vành vạnh, trắng phau phau.

Ăn no tắm mát rủ nhau đi nằm.”

Theo gợi ý từ tranh vẽ, có thể đoán đây là bát ăn cơm. Nhưng không rõ là 1 cái bát hay nhiều cái bát. Tranh không vẽ cái đĩa nào. Nhưng đĩa mới “tròn vành vạnh”, chứ bát thì chỉ có cái miệng mới tròn thôi. Câu đố dân gian gốc vốn là:

“Một đàn cò trắng phau phau.

Ăn no tắm mát rủ nhau đi nằm.”

Nói là “một đàn” thì mới có thể đoán đó là một chạn bát đĩa. Còn ra câu đố như sách Tiếng Việt 1 thì dù có tranh vẽ gợi ý cũng không thể trả lời đúng. Nhân nói về câu đố, tôi xin các tác giả tránh đưa vào SGK những câu đố nhạt nhẽo như thế này:

“Cái gì bật sáng trong đêm

Làm cho nhà dưới, nhà trên sáng ngời?” 

Trang 156 có bài tập đọc “Hoa khoe sắc” của Thu Hà. Thực ra, tên bài thơ là “Hoa kết trái”. Khổ thơ cuối trong nguyên gốc là:

“Này các bạn nhỏ

Đừng hái hoa tươi

Hoa yêu mọi người.

Nên hoa kết trái”.

Không rõ vì sao tác giả SGK tùy tiện đổi thành “Nên hoa khoe sắc”. Tác giả có biết rằng thông điệp của hình ảnh “hoa kết trái” khác hẳn với “hoa khoe sắc” không?

Không biết đặt dấu câu

Đọc cuốn sách, tôi ngạc nhiên thấy tác giả cũng dùng sai dấu câu: “Bạn chả thấy sau đó trời mưa à!” (trang 117). Đây rõ ràng là một câu hỏi. Không hiểu tại sao tác giả không dùng dấu chấm hỏi mà lại dùng dấu chấm than.

Nhân trong câu có từ “chả”, xin kê hàng loạt từ địa phương và từ khó hiểu được dùng trong cuốn sách: “muỗm” (trang 114), “lá trang” (trang 149), “bắc kim thang” (trang 177), “té” (trang 177), “con trích cồ” (trang 178) …

Tôi không phản đối việc dùng từ địa phương. Ngược lại, tôi còn cho rằng việc dùng một vài từ địa phương là cần và cũng là một cách tăng cường vốn từ cho trẻ em. Nhưng dùng những từ mà người lớn cũng không hiểu như “con trích cồ”, “bắc kim thang” thì rất không nên.

Dạy trẻ em mách lẻo?

Đây là bài tập đọc “Sách vở sạch sẽ” ở trang 70, cuốn “Tiếng Việt 1, tập một” – bộ sách “Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục” của NXB Giáo dục Việt Nam:

 

Bài tập đọc mở đầu như sau: “Hạnh mách mẹ: Mẹ à, anh Mạnh làm rách sách.” Câu hỏi trong bài tập đọc cũng lặp lại ý này: “Hạnh mách gì?”. Hai tranh minh họa còn vẽ bé Hạnh nấp ở một bên ghế để mách mẹ nữa!

Như vậy, thì không biết giữa lời khuyên giữ gìn sách vở với chuyện xúi bẩy trẻ mách lẻo, tác dụng nào mạnh hơn?

Sở thú là nơi nuôi ngan, gà và chó?: Bài tập đọc “Đi sở thú” (trang 73) kể chuyện một em bé tên là Lam đi sở thú. Đây có lẽ là sở thú kỳ lạ nhất thế gian: chỉ có ngan, gà và “có anh chó vàng đua xe đạp”. Các vị phụ huynh nên hỏi tác giả để xin địa chỉ này. Nhưng nếu các cháu đến thì chớ thất vọng: vì cả sở thú chỉ có một mình anh chó thì anh đua xe đạp với ai?

Những bài văn làm hỏng thẩm mỹ của trẻ

Bộ sách “Tiếng Việt 1, tập một” Vì sự bình đẳng… có nhiều bài văn rất dở, ảnh hướng đến thẩm mỹ trẻ. Chỉ tạm lấy mấy bài thơ ở phần cuối sách, như “Đổ rác” (trang 153), “Làm đẹp hè phố” (trang 157) cũng thấy lo ngại, nếu học sinh phải thuộc những bài “thơ” này.

Ở nhiều bài văn xuôi, tác giả SGK không biết mở đầu câu chuyện. Ví dụ, truyện “Hưng và Lực” (trang 159) mở đầu: “Phú ông bảo ai có món đồ chất hết gian nhà, sẽ gả con gái cho. Lập tức, chàng Lực mang đến một đống cỏ khô to”. 

Các nhân vật cứ như từ trên trời rơi xuống!

Nhan nhản những câu ngô nghê

Nếu ai không thích từ địa phương thì cuốn “Tiếng Việt 1, tập một” này của NXB GDVN không thiếu những từ như: “phố (đường)”, “hộ”, “té (ngã)”, “bò bía”,…

Nếu ai thích săn những câu ngô nghê hay những hình ảnh nhạy cảm thì sách này cũng đầy: “Dì Tư có củ từ.” (trang 35), “Nhà có 5 quả gì?” (trang 60), “Các bạn nam chăm chỉ lắm, sắp bàn tăm tắp.” (trang 117) v.v…

Thách đố học sinh

Quê Hà, Quê A Pá có đủ thứ quả. Quê Hà có chôm chôm, dưa đỏ…Quê A Pá có sim, có trám…Chôm chôm đo đỏ, ngòn ngọt. Dưa ruột mềm, xôm xốp. Sim tím rịm, ngọt lừ. Trám om cá thật ngon.  Dưa đỏ là dưa nào? Nếu là dưa hấu như hình vẽ sao không nói ngay là dưa hấu cho trẻ đỡ hình dung? Trám là loại quả ở miền núi, trẻ em lớp 1 khá xa lạ với loại quả này. Tuy nhiên, “om cá” , là việc chế biến món ăn càng khó khăn trong nhận thức với trẻ. Nhiều người lớn ở thành thị cũng chưa biết việc “om” thế nào. Chứ đừng nói đến trẻ lớp 1. Rất tiếc, người biên soạn đã làm rắc rối hóa ngôn từ, khiến trẻ em …không thể nào hiểu được. Thiết nghĩ, với trẻ lớp lớn hơn như lớp 4, hoặc 5 may ra các em mới có thể và hiểu được những từ ngữ này. (Quả các miền -trang 133)

 

Tối nghĩa

-Mẹ à, mẹ nghe bài thơ về các chú lợn con nhé !

“Ủn à ủn ỉn

Bốn chú lợn con

Ăn đã no tròn

Cả đàn đi ngủ”

-Ồ, bé nhớ cừ ghê, chỉ sai có một chữ “bốn”.

(Các chú lợn con-Trang 105)

Đây là cuộc đối thoại của mẹ và bé. Bé đọc bài thơ về các chú lợn, mẹ khen bé nhớ cừ, chỉ sai chữ “bốn”. Vậy thế nào mới đúng? Mấy chú lợn mới là chính xác trong bài thơ bé đọc cho mẹ nghe ?

Bài cho trẻ học mà phi logic. Biên soạn ẩu. Thách đố học sinh theo kiểu này, có lẽ chỉ có một không hai –của những “nhà biên soạn”.

Tóm lại, sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 của NXB Giáo dục Việt Nam còn rất nhiều sạn. Đây mới là vài chi tiết mà tôi rất băn khăn. Chẳng lẽ, con trẻ học cứ phải phán đoán, với những nội dung nhạt nhẽo, vô bổ, chấp nhận các câu chuyện dân gian nửa vời kia rồi mặc định trong suy nghĩ các em là những câu chuyện, như Tấm Cám chẳng hạn, chỉ có như vậy mà thôi.

Rất cần sự cẩn trọng, trách nhiệm  của người biên soạn sách, nhất là cuốn sách Tiếng Việt dành cho trẻ em lớp 1.

Nếu Bộ GD&ĐT có chủ trương nhặt “sạn” của sách Cánh Diều, thì những bộ sách còn quá nhiều “sỏi” của NXB Giáo dục Việt Nam cũng cần phải được sớm nhặt để các con, cháu chúng ta được hưởng thành quả của việc cải cách Sách giáo khoa, mà chúng ta đang thực hiện“Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục”. Và, như vậy, mới công bằng trong chủ trương rà soát lại các bộ sách, cùng sửa lỗi các bộ SGK không chỉ trong thời gian này.

Đọc thêm

Vận chuyển đá quý trái phép bị xử lý như thế nào?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Vụ việc vận chuyển trái phép hơn 700 viên kim cương trị giá hàng chục tỷ đồng vừa được phát hiện đã làm dấy lên nhiều thắc mắc về quy định pháp luật liên quan đến việc mang theo kim loại, đá quý khi xuất nhập cảnh. Theo quy định hiện hành, hành lý vượt định mức miễn thuế mà không khai báo hải quan sẽ bị coi là xuất khẩu, nhập khẩu bất hợp pháp. Việc xử lý sẽ căn cứ vào mức độ vi phạm và ý thức của người thực hiện trong trường hợp cụ thể.

Con đường tại Hà Nội bị 'thắt cổ chai' vì vướng khu đất bị cho là “lấn chiếm”: UBND xã Tri Thủy (Phú Xuyên) xác nhận khu đất có nguồn gốc đất công

Con đường bị “thắt cổ chai” khi đi đến khu đất được cho là lấn chiếm đất đình làng. (Ảnh: Vy Hương)
(PLVN) - Sự việc xảy ra tại thôn Vĩnh Ninh, xã Tri Thủy, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, đã kéo dài nhiều năm. UBND xã xác nhận khu đất bị khiếu kiện tập thể có nguồn gốc đất công và UBND huyện đã có văn bản chỉ đạo, nên hàng chục hộ dân trong thôn đề nghị cơ quan chức năng sớm có các động thái xử lý dứt điểm.

Hàng loạt vi phạm xây dựng tại cơ sở Quê Nhà (TP HCM): Phường Thảo Điền cho biết đang đôn đốc lên phương án cưỡng chế

Hàng loạt vi phạm xây dựng tại cơ sở Quê Nhà (TP HCM): Phường Thảo Điền cho biết đang đôn đốc lên phương án cưỡng chế
(PLVN) - Kết luận thanh tra (KLTT) của Thanh tra TP Thủ Đức (TP HCM) đã nêu rõ một số công trình xây dựng, trong đó có cơ sở kinh doanh Quê Nhà trên đường Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, là không phép, sai phép, phải cưỡng chế buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả. Nhưng đến nay, một số cơ sở đã không chấp hành các quyết định xử phạt, cưỡng chế, thậm chí còn xuất hiện dấu hiệu vi phạm mới.

Diễn biến sự việc liên quan Công ty Nhựt Phát - Tây Ninh: Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM) có văn bản trả lời

Diễn biến sự việc liên quan Công ty Nhựt Phát - Tây Ninh: Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM) có văn bản trả lời
(PLVN) - Liên quan sự việc Cty TNHH Sản xuất Tinh bột khoai mì Nhựt Phát - Chi nhánh Tây Ninh khiếu nại Kết luận thanh tra 987/KL-UBND (KLTT) của UBND tỉnh Tây Ninh cho rằng mình không trốn thuế; mới đây, Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM, là đơn vị quản lý số hóa đơn liên quan vụ việc) đã có văn bản trả lời Báo PLVN.

Sắp phúc thẩm vụ “làm giả con dấu” tại Công ty Hoàng Long (Nam Định): Một số tình tiết cần làm rõ

Bản án 83/2024/HS-ST (bên trái) và Đơn của gia đình bị cáo Long gửi PLVN. (Ảnh: Hà Sơn)
(PLVN) - Dự kiến ngày mai (9/1), TAND Cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên phúc thẩm vụ án bị cáo Lưu Văn Long (SN 1955, ngụ TP Nam Định, tỉnh Nam Định) “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức” và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Trước đó, tại phiên sơ thẩm, bị cáo Long bị TAND tỉnh Nam Định tuyên lần lượt 3 năm 6 tháng tù và 2 năm 6 tháng tù về hai tội danh này.

Chuyển nơi cư trú có phải đổi đăng ký xe ô tô không?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bạn đọc hỏi: "Trước đây tôi cư trú tại Hà Nội, hiện giờ tôi mới chuyển vào TP Hồ Chí Minh. Tôi muốn hỏi Bộ Công an, trường hợp của tôi có phải đổi đăng ký xe ô tô khi chuyển nơi cư trú không? Nếu phải đổi thì tôi phải làm những thủ tục gì?".

Mức phạt lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe từ 1/1/2025

Luật sư Lê Hiếu.
(PLVN) - Bạn Huy Phong (Hà Nội) hỏi: Do nhiều lúc phải giải quyết công việc gấp nên tôi hay sử dụng điện thoại khi đang lái xe. Xin hỏi, theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ 1/1/2025 thì hành vi sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông sẽ bị xử phạt như thế nào?