Sau phủ quyết đường “lưỡi bò”: Nước lớn càng phải có nghĩa vụ tuân thủ luật quốc tế

Hội thảo “Những vấn đề pháp lý liên quan đến phán quyết của Tòa trọng tài thành lập theo Phụ lục VII Công ước Liên Hiệp quốc về luật biển 1982” diễn ra vào ngày 23/07 tại TP.HCM.
Hội thảo “Những vấn đề pháp lý liên quan đến phán quyết của Tòa trọng tài thành lập theo Phụ lục VII Công ước Liên Hiệp quốc về luật biển 1982” diễn ra vào ngày 23/07 tại TP.HCM.
(PLO) -Các nhà nghiên cứu, chuyên gia trong lĩnh vực luật quốc tế trong và ngoài nước đã đưa ra nhiều bằng chứng và lý lẽ khẳng định phán quyết của tòa trọng tài PCA mang tính lịch sử và có giá trị pháp lý quốc tế. Đặc biệt, trong tình hình tranh chấp trên Biển Đông giữa các nước trong khu vực ngày càng trở nên phức tạp như hiện nay. 

Tòa trọng tài (PCA) được thành lập theo Phụ lục VII của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS) chiều 12/7 đã công bố phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc.

Phán quyết dài gần 500 trang sau hơn ba năm thụ lý vụ kiện đã phản bác lại yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc ở biển Đông, mở ra một hy vọng mới giải quyết tranh chấp biển Đông trong những năm tới cho Việt Nam cũng như một số nước trong khu vực ASEAN.

Hội thảo quốc tế ngày 23/7/2016 “Những vấn đề pháp lý liên quan đến phán quyết của Tòa trọng tài thành lập theo Phụ lục 7 Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982” mới đây đã làm sáng tỏ thêm những vấn đề này. 

Trung Quốc “diễu võ giương oai” 

Là một quốc gia thành viên Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), ngày 22/01/2013, Philippines đã đệ đơn kiện về việc Trung Quốc đã giải thích và áp dụng sai UNCLOS lên Tòa Trọng tài thành lập theo phụ lục VII UNCLOS.

Vào ngày 12/7/2016, các thẩm phán đã cùng nhất trí ủng hộ phần lớn quan điểm của Philippines trong vụ kiện yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông. Phán quyết này gần như ủng hộ hoàn toàn Philippines.

Phán quyết của Tòa trọng tài khẳng định yêu sách của Trung Quốc về “các quyền lịch sử” đối với các vùng biển nằm trong “đường 9 đoạn” là trái với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 ; Trung Quốc không có “tư cách lịch sử” đối với các vùng biển ở Biển Đông và không có cơ sở pháp lý để đưa ra những tuyên bố về “các quyền lịch sử” đối với những nguồn tài nguyên trong “đường 9 đoạn”.

Theo Tòa trọng tài, không một đảo nào thuộc quần đảo Trường Sa tạo cho Trung Quốc quyền có vùng đặc quyền kinh tế. Trung Quốc không có quyền hạn đối với vùng đặc quyền kinh tế trong phạm vi 200 hải lý của bãi Mischief (Vành Khăn) hay bãi Thomas (Cỏ Mây). PCA cũng khẳng định thực thể Itu Aba (Ba Bình) thuộc quần đảo Trường Sa là “bãi đá”, nên không có vùng đặc quyền kinh tế. 

Tòa trọng tài cũng cho rằng Bắc Kinh đã làm tổn hại lâu dài và không thể bù đắp được hệ sinh thái san hô ở quần đảo Trường Sa. Hoạt động xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc sau khi Philippines nộp đơn khởi kiện đã làm trầm trọng thêm những tranh cãi pháp lý đối với yêu sách biển và bảo vệ môi trường biển.

Ngay sau khi Philippines đệ đơn kiện, ngày 19/02/2013, Trung Quốc gửi Công hàm về “Quan điểm của Trung Quốc đối với các vấn đề ở Biển Nam Trung Hoa”, khẳng định nước này từ chối tham gia vụ kiện và trả lại bản Thông báo của Philippines.

Ngày 7/12/2014, Bộ Ngoại giao Trung Quốc được ủy quyền công bố Tài liệu “Lập trường của Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về Thẩm quyền trong Vụ kiện do Cộng hòa Philippines khởi xướng”.

Tuy nhiên sau đó, ngày 31/3/2014, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tuyên bố rằng Trung Quốc không chấp nhận và sẽ không tham gia vào vụ kiện. Văn kiện này của Trung Quốc đã lý giải rằng:

1.Vụ kiện không hợp pháp vì đã vi phạm “Tuyên bố ứng xử các bên ở Biển Đông” (DOC);

2. Cốt lõi của vụ kiện liên quan đến vấn đề chủ quyền đối với một số đảo và đá ở Biển Đông và do đó nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của Công ước và không thể áp dụng Công ước để xử lý vụ kiện.

3. Vụ kiện không hợp lý vì đã vi phạm một thỏa thuận song phương giữa Trung Quốc và Philippines không đơn phương kiện đối phương ra Tòa trọng tài trong khi vẫn còn những kênh giải quyết tranh chấp hiệu quả khác.

4. Philippines biết rằng Trung Quốc sẽ không chấp nhận phán quyết của một Tòa trọng tài quốc tế, nhưng vẫn lựa chọn biện pháp này.

5. Vào năm 2006, Trung Quốc đã tuyên bố không chấp nhận bất kỳ thủ tục bắt buộc nào của Tòa đối với cả việc phân định biên giới biển cũng như giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ.

GS.TS Carl Thayer – Học viện quốc phòng Australia
 GS.TS Carl Thayer – Học viện quốc phòng Australia

Tài liệu của Trung Quốc kết thúc với lập luận rằng: Tòa trọng tài không có thẩm quyền đối với vụ kiện; cách đúng đắn để giải quyết tranh chấp là thông qua tham vấn và đàm phán; Trung Quốc sẽ không thay đổi quan điểm hay chính sách hiện hành về vụ kiện.

Sau phán quyết 12/07 của Tòa trọng tài, Trung Quốc đã đăng tải một tuyên bố trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc.Trong đó, Trung Quốc gọi quyết định của tòa án là “vô hiệu" và Bắc Kinh không chấp nhận hay thừa nhận nó. Đồng thời, nước này cũng gọi phán quyết của tòa là bất hợp pháp và không có cơ sở, theo BBC.

Trong một cuộc họp với Chủ tịch Hội đồng châu Âu và Chủ tịch Ủy ban châu Âu ở Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết nước này sẽ không chấp nhận bất kỳ đề xuất hay hành động nào dựa trên phán quyết của tòa án. Ngoài ra, ông Tập cho rằng, chủ quyền và lợi ích của Trung Quốc trong vùng biển sẽ không bị ảnh hưởng bởi phán quyết trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

"Chúng tôi kiên quyết kêu gọi duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông, đàm phán trực tiếp để có một giải pháp hòa bình với các quốc gia có liên quan trực tiếp, dựa trên sự tôn trọng lịch sử và phù hợp với luật pháp quốc tế”, ông Tập Cận Bình nói.

Cùng với đó, Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc tiếp tục chỉ trích Philippines khi khởi kiện lên Tòa trọng tài thường trực. Đặc biệt, Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn chỉ trích đích danh cả Tòa trọng tài thường trực, ngang ngược cho rằng phán quyết của Tòa là “không công bằng” và “không hợp pháp”.

Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc tiếp tục nêu lại chủ trương của nước này không chấp nhận bất cứ bên thứ 3 nào tham gia giải quyết tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, kêu gọi thông qua đàm phán hiệp thương để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc thể hiện “thái độ phớt lờ” khi từ chối giải thích tòa đưa ra phán quyết như thế nào. Xinhua là hãng thông tấn chính thống đầu tiên của Trung Quốc lên tiếng về vụ việc, bác bỏ phán quyết từ Tòa Trọng tài. Hãng này nhấn mạnh Trung Quốc “không chấp nhận và không công nhận phán quyết yếu kém” của tòa về “đường lưỡi bò”.

Vị thế pháp lý của Tòa trọng tài 

Trước những khẳng định liên tục của Trung Quốc cho rằng họ không chịu sự ràng buộc bởi các phán quyết của Tòa trọng tài và những phán quyết này là “vô hiệu”, để làm rõ hơn thông tin cần thiết xem lại quá trình tham gia đàm phán của Trung  Quốc dẫn đến sự ra đời của UNCLOS vào năm 1982.

Theo quy định tại Phần XV, Mục I của UNCLOS về giải quyết các tranh chấp bằng các thủ tục bắt buộc dẫn đến các quyết định bắt buộc, thủ tục Trọng tài sẽ được sử dụng nếu các bên tranh chấp đã tìm kiếm giải pháp giải quyết tranh chấp và đã tiến hành trao đổi quan điểm, thương lượng hay bằng các biện pháp hòa bình khác nhưng tranh chấp vẫn không được giải quyết.

Thực tế cho thấy, sau nhiều lần giữa Philippines và Trung Quốc đã đàm phán, thương lượng nhưng không tìm được tiếng nói chung, Philippines mới đệ đơn kiện Trung Quốc ra Tòa trọng tài. 

Hai chuyên gia pháp lý nổi danh, James Kraska (Giáo sư Luật và chính sách tại Trung tâm nghiên cứu Luật quốc tế Stockton, Trường Kỹ thuật Hải quân Hoa Kỳ) và Erik Franckx (Thành viên Tòa Trọng tài thường trực; Trưởng khoa Pháp luật châu Âu và quốc tế Đại học Vrije, Bỉ) đã nêu ra vấn đề này tại Hội nghị thường niên về biển Đông lần thứ 6 được tổ chức bởi Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và Chiến lược vào ngày 12/07 – ngay ngày Tòa trọng tài tuyên án. 

Giáo sư Franckx chỉ ra rằng, vòng đàm phán về UNCLOS năm 1982 mà Trung Quốc đóng vai trò tích cực, đã đưa cơ chế giải quyết tranh chấp vào trọng tâm của Công ước. UNCLOS là “thỏa thuận trọn gói” và các quốc gia phê chuẩn nó như Trung Quốc bị ràng buộc bởi tất cả các quy định của Công ước. Họ không được phép “kén chọn” những quy định mà họ muốn tuân thủ.

Giáo sư luật Kraska thì lưu ý rằng, Hội nghị của Liên hợp quốc lần thứ III về Luật biển đã từ chối đưa quyền lịch sử hay quyền tiên hữu vào công ước. Đây chính là cơ sở cho phán quyết của Tòa trọng tài tuyên rằng UNCLOS loại bỏ yêu sách của Trung Quốc về “quyền lịch sử” ra khỏi những gì Công ước mô tả.

UNCLOS cũng đưa ra 4 cơ chế giải quyết tranh chấp. Các quốc gia có thể chỉ định tòa án hay tòa trọng tài nào mà họ muốn. Nếu các bên tranh chấp không thể quyết định lựa chọn tòa án hay tòa trọng tài nào xét xử của họ, hay nếu các bên không thể xác định cơ quan ưu tiên lựa chọn – như trường hợp của Trung Quốc và Philippines – thì Tòa trọng tài theo Phụ lục VII của UNCLOS sẽ có thẩm quyền bắt buộc.

UNCLOS cũng quy định cho trường hợp một bên tranh chấp không xuất hiện, như Trung Quốc trong vụ kiện hiện tại. Tòa trọng tài vẫn có thể xét xử các yêu cầu liên quan đến tranh chấp nếu được bên kia đề xuất, trường hợp này là Philippines.

Hội thảo cũng kết luận: Trung Quốc là cường quốc, là thành viên của Liên Hiệp Quốc và thành viên của UNCLOS nên Trung Quốc phải có nghĩa vụ ràng buộc tuân thủ những phán quyết của tòa trọng tài. Hội thảo cũng nêu ra dẫn chứng nhiều vụ kiện đơn phương, nhưng cuối cùng được cả hai bên thực thi và cùng tuân thủ, và Trung Quốc cũng không phải là ngoại lệ.

Trung Quốc rút tên lửa khỏi đảo Phú Lâm?

Theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) của Hong Kong ngày 23/7, hình ảnh vệ tinh ngày 10/7 cho thấy các hệ thống HQ-9 đã biến mất khỏi Phú Lâm - đảo lớn nhất thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp.

Hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 do Trung Quốc nghiên cứu và sao chép từ hệ thống S-300 của Nga. HQ-9 có tầm bắn 200km, được Trung Quốc quảng cáo có thể đánh chặn nhiều mục tiêu khác nhau, như máy bay chiến đấu và tên lửa. Các hệ thống phòng không này được Trung Quốc triển khai bất hợp pháp tại đảo Phú Lâm và trực chiến ở đó từ tháng 2/2016.

Việc rút HQ-9 được tiến hành chỉ hai ngày trước khi Tòa trọng tài thường trực quốc tế ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc. Không rõ việc Bắc Kinh rút các hệ thống HQ-9 lần này là gì, nhưng theo SCMP là để bảo trì. 

Nhà quan sát quân sự Antony Wong Dong tại Macau phỏng đoán rất có thể HQ-9 cần được bảo trì sau khi tham gia hai cuộc tập trận hải quân bất hợp pháp gần đây của Trung Quốc ở quần đảo Hoàng Sa.

Trong khi đó, giới chuyên gia quân sự Trung Quốc nhận định có thể việc Mỹ rút tàu sân bay khỏi Biển Đông ngày 5-7 là nguyên nhân khiến Bắc Kinh rút HQ-9 về đất liền. Bắc Kinh và Washington muốn giảm nguy cơ đối đầu quân sự.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.